Dịch TP.HCM lan quá nhanh do xuất hiện biến chủng nCoV mới?
TP.HCM phát hiện hàng loạt chuỗi lây nhiễm với tốc độ lan rất nhanh và có thông tin cho rằng chủng SARS-CoV-2 tại đây là biến thể mới.
Tính đến chiều 16/6, sau 22 ngày bùng dịch, TP.HCM đã ghi nhận 1.015 ca mắc Covid-19, trong đó có nhiều trường hợp chưa điều tra được nguồn lây.
Do tốc độ lây lan quá nhanh, có thông tin cho rằng chủng SARS-CoV-2 lây truyền tại TP.HCM là biến chủng mới.
Tuy nhiên Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định, thông tin này không chính xác. Bộ Y tế đã kiểm tra lại thông tin từ viện Pasteur cho thấy các kết quả giải trình tự gene ca bệnh trên địa bàn đều là chủng B.1617.2 nguồn gốc từ Ấn Độ (có tên gọi mới là chủng Delta).
“Chủng này có khả năng phát tán nhanh hơn chủng Anh và độc lực có xu hướng tăng lên”, Thứ trưởng thông tin.
Video đang HOT
Nhân viên xét nghiệm làm việc xuyên đêm để phục vụ truy vết các ca bệnh Covid-19. Ảnh: Bộ Y tế
Theo Thứ trưởng Sơn, đợt dịch lần này tại TP.HCM có rất nhiều chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng, không tập trung vào một nguồn duy nhất mà từ nhiều nguồn khác nhau. Do đó việc dập dịch thời gian tới phải hết sức tích cực bao gồm phát hiện sớm các trường hợp mắc, truy vết nhanh, khoanh vùng gọn.
Một số trường hợp mất dấu F0 nên cũng gây khó khăn cho các nhà dịch tễ, trong các trường hợp này, ngoài tích cực truy tìm nguồn gốc phải rà soát theo các dấu vết đã phát hiện được để truy vết càng thần tốc càng tốt, giảm mức độ lây lan. Đây là vấn đề cần ưu tiên trong đợt dịch lần này tại TP.HCM.
“Chúng tôi đồng thuận với các chỉ đạo của thành phố về giãn cách, việc khoanh vùng phải càng nhỏ càng tốt nhưng phải hết sức nghiêm theo chỉ thị 16, 15, thậm chí 15 để vừa đảm bảo phòng chống dịch, hạn chế tụ tập đông người vừa tạo lưu thông sản xuất. Trong bối cảnh hiện nay, 5K vẫn còn nguyên giá trị”, Thứ trưởng nói.
TP.HCM quá ít vắc xin
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định trong thời gian tới khi lượng vắc xin về nhiều, Bộ Y tế sẽ ưu tiên điều tiết cho TP.HCM và Hà Nội để tăng cường độ bao phủ.
Tiêm vắc xin AstraZeneca cho cán bộ chiến sĩ Bệnh viện Quân y 175 (TP.HCM) - Ảnh: BÁ ĐOÀN
Các thông số từ ngành y tế TP.HCM cho thấy tỉ lệ người dân của TP được tiêm ngừa vắc xin vẫn còn quá thấp, trong khi TP.HCM đang là một trong những tỉnh thành có số ca nhiễm COVID-19 nhiều nhất cả nước ở thời điểm hiện tại với hàng chục ca mắc mới mỗi ngày.
Một chuyên gia nghiên cứu dịch tễ tại TP.HCM cho biết ngoài việc được chủ động tìm nguồn vắc xin tiêm cho người dân thì các địa phương, doanh nghiệp cần đáp ứng các yêu cầu về năng lực tự đánh giá vắc xin, bảo quản vắc xin, phân phối tiêm chủng, nhân lực tiêm ngừa và đủ nguồn kinh phí. "Nếu xét các yếu tố trên thì TP.HCM hoàn toàn đủ điều kiện để đáp ứng" - vị này khẳng định.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định trong thời gian tới khi lượng vắc xin về nhiều, Bộ Y tế sẽ ưu tiên điều tiết cho TP.HCM và Hà Nội để tăng cường độ bao phủ.
Ngoài ra, theo ông Sơn, chủ trương chung của ngành y tế cũng như Chính phủ hiện nay là cố gắng làm sao mang vắc xin đến cho toàn dân một cách càng nhanh càng tốt.
Tuy vậy khi Nhà nước chưa lo đủ lượng vắc xin, cần có Quỹ vắc xin và sự chủ động từ các địa phương. "Việc chủ động này không phải là mua từ nguồn nhập vắc xin của Nhà nước, mà các địa phương phải tự chủ động liên hệ nhập về, sau đó hòa vào nguồn vắc xin trong cả nước để tiêm cho người dân địa phương" - Thứ trưởng Sơn giải thích.
Theo ông Sơn, trong bối cảnh khan hiếm vắc xin như hiện nay, việc sử dụng vắc xin phải đảm bảo an toàn, công bằng và hiệu quả.
Khẳng định chủ trương mọi người dân đều có quyền sử dụng vắc xin, tuy nhiên ông Sơn cho rằng khi Nhà nước chưa thể mua, bao phủ tiêm cho tất cả người dân thì những địa phương nào có thể chủ động tìm kiếm nguồn vắc xin cũng là rất đáng hoan nghênh.
TP.HCM đang trong giai đoạn tổ chức tiêm vắc xin đợt 3 cho 10 nhóm đối tượng với tổng số lượng khoảng 72.000 liều (hiện tiêm được hơn 10.000 liều). Đây là lượng vắc xin được phân bổ mới nhất mà TP.HCM nhận được.
Tuy vậy, cũng như hai đợt trước, số lượng vắc xin "khiêm tốn" lần này cũng chỉ dùng tiêm cho 10 nhóm đối tượng (có cả lượng người tiêm mũi thứ hai), có nguy cơ cao mắc COVID-19 như làm việc tại cơ sở y tế; người trực tiếp tham gia tổ chức cách ly; sinh viên tình nguyện hỗ trợ ngành y tế; nhóm người cung cấp dịch vụ thiết yếu; các thành viên chỉ đạo phòng chống dịch.
Ngoài ra còn phải dành một lượng để tiêm cho nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền đang điều trị nội trú dưới 65 tuổi (bệnh thận mãn tính, đái tháo đường...).
90 Đó là số ca nhiễm mới trong ngày 15-6 ở TP.HCM được Bộ Y tế xác nhận. Trong ngày, Việt Nam ghi nhận thêm 402 ca mắc mới (gồm cả 4 ca nhập cảnh), nhiều nhất tại tỉnh Bắc Giang (235), Bắc Ninh (55), kế đến là Bình Dương (12), Hà Tĩnh (3), Lạng Sơn (2), Hà Nội (1). Trong số 398 ca ghi nhận trong nước có 204 ca trong khu cách ly hoặc khu đã được phong tỏa.
Bắc Giang 'quyết tâm hai tuần nữa không còn F0' Lãnh đạo Bắc Giang quyết định mở cuộc tổng tiến công, mục tiêu hết ngày 21/6 cơ bản ổn định tình hình dịch, không còn F0 hoặc lác đác 1-2 ca. Chủ tịch UBND tỉnh Lê Ánh Dương nếu quyết tâm trên trong cuộc làm việc với Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn ngày 10/6, trước khi Bộ phận thường trực...