Dịch “tôm bay” tàn phá cây trồng: FAO hỗ trợ diệt trừ nạn châu chấu
Trong những tháng gần đây, tại các tỉnh miền núi phía Bắc như Sơn La, Cao Bằng, Bắc Kạn đã liên tục xảy ra hiện tượng châu chấu (bà con thường gọi là “tôm bay”) phá hoại mùa màng. Vì sao có tình trạng này, giải pháp để xử lý là gì? Phóng viên NTNN đã trao đổi với các cơ quan bảo vệ thực vật (BVTV) .
Bộ NNPTNT vào cuộc khống chế châu chấu…
Người dân phun thuốc diệt trừ châu chấu ở huyện Nguyên Bình (Cao Bằng). Ảnh: I.T
Báo NTNN ra ngày 9.7 phản ánh, từ cuối năm 2015 đến nay tại địa bàn xã Mường Lạn, huyện Sốp Cộp (Sơn La) xuất hiện hàng triệu con châu chấu phá hại diện tích cây nông – lâm nghiệp, trở thành cơn ác mộng cho người dân và chính quyền ở đây.
Trao đổi với NTNN, ông Hoàng Trung – Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NNPTNT) cho rằng: “Đây không phải là hiện tượng bất thường, mà trong những năm gần đây “tôm bay” đã xuất hiện ở một số vùng của huyện biên giới Sốp Cộp (Sơn La) và một số vùng ở tỉnh Bắc Kạn, Cao Bằng…”.
Ông Trung cho biết, theo báo cáo từ tỉnh Sơn La, địa phương chịu ảnh hưởng nặng nhất từ nạn “tôm bay” gửi về Cục, tính đến tháng 6.2016 tổng diện tích thiệt hại hàng nghìn ha, trong đó chủ yếu là cây lâm nghiệp chiếm trên dưới 90% còn lại khoảng 10% là cây nông nghiệp. “Tuy nhiên, đến nay diện tích cây nông nghiệp bị thiệt hại chỉ còn khoảng 137ha. Đặc biệt là nạn “tôm bay” đã được khống chế hoàn toàn” – ông Trung khẳng định.
Theo ông Trung, ngay từ đầu tháng 4, khi có thông tin báo cáo từ địa phương, Cục BVTV đã thành lập Ban chỉ đạo và cử một đoàn công tác gồm đầy đủ các thành phần từ lãnh đạo Cục, các phòng, ban chuyên môn và các chuyên gia, nhà khoa học về côn trùng lên thực tế địa phương tìm hiểu nguyên nhân đồng thời hướng dẫn, hỗ trợ bà con và chính quyền sở tại diệt trừ “tôm bay”. Trong các tháng xảy ra dịch vừa qua, Cục đã phối hợp với địa phương tổ chức nhiều đợt phun thuốc diệt trừ hàng triệu con châu chấu.
Châu chấu – côn trùng nguy hiểm
Hiện tượng “tôm bay” đã gây hại cho hàng trăm ha diện tích cây nông – lâm nghiệp của nông dân ở huyện Sốp Cộp (Sơn La). Ảnh: T.L
Video đang HOT
Lý giải nguyên nhân xảy ra hiện tượng “tôm bay”, ông Trung cho rằng: Do nhiều năm nay bên nước bạn Lào chưa chú trọng, quan tâm lắm đến vấn đề diệt châu chấu khiến cho “tôm bay” ngày càng phát triển mạnh, đặc biệt cứ vào thời kỳ di cư châu chấu lại lan sang các địa phương vùng biên giới Việt Nam phá hoại cây lâm nghiệp rồi sang cả cây nông nghiệp khiến bà con ở đây rất lo lắng và bất an.
“Do thời điểm nay châu chấu đang trưởng thành di cư nhiều về các diện tích có cây lâm nghiệp và chỉ lây lan một số ít sang cây hoa màu nên thiệt hại về nông nghiệp không lớn lắm, hiện Cục vẫn phối hợp với các địa phương trên để theo dõi và không chế dịch không để đàn châu chấu phát triển gây hại cho mùa màng” – ông Trung cho biết.
Theo ông Trung, về biện pháp lâu dài, Cục BVTV đang phối hợp với Dự án tài trợ của Tổ chức FAO (Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc) trong việc diệt trừ loài côn trùng nguy hiểm trên tại Lào và Việt Nam. Đặc biệt Cục đang tiếp tục hỗ trợ cho nước bạn Lào tích cực, nhanh chóng có biện pháp mạnh để phòng trừ nạn châu chấu tránh gây thiệt hại lớn cho nền nông nghiệp của 2 nước.
Ông Trung cũng khuyến cáo bà con và chính quyền vùng có dịch cần chủ động theo dõi để có biện pháp phòng trừ kịp thời, tránh xảy ra thiệt hại nặng.
Nói về hiện tượng “tôm bay”, TS Nguyễn Văn Liêm – Viện trưởng Viện BVTV (Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam, Bộ NNPTNT) cho biết: Hiện tượng châu chấu trên đã từng xuất hiện ở một số vùng ở Sơn La, Bắc Kạn, Hòa Bình. “Viện đã nhiều lần đề nghị với Bộ cho triển khai dự án nghiên cứu về hiện tượng này. Đây là hiện tượng rất nguy hiểm, nguyên nhân bắt nguồn từ quá trình lâu dài chứ không phải tự nhiên mà xảy ra nên cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng thì mới diệt trừ tận gốc được” – TS Liêm cho hay.
Trong khi đó, theo thông tin từ Sở NNPTNT Sơn La, đến thời điểm hiện tại dịch châu chấu vẫn đang hoành hành tại xã Mường Lạn và có thể sẽ di cư, chuyển đàn sang các vùng khác thuộc địa phận các xã biên giới Nặm Lạnh, Mường Và, Mường Cai thuộc địa phận huyện Sốp Cộp để tìm thức ăn. Hơn nữa do địa bàn rừng núi, vùng biên giới, nên việc diệt trừ châu chấu phá hoại mùa màng, bảo vệ cây rừng là rất khó khăn.
Biện pháp phòng trừ châu chấu hại mùa màng – Phát quang đồi rừng, diện tích lúa, ngô ven rừng bị châu chấu gây hại. – Phát hiện sớm ổ châu chấu mới nở, còn co cụm mật độ thấp thì dùng vợt bắt thủ công đem tiêu hủy. – Khi mật độ châu chấu cao hoặc có nguy cơ di chuyển xuống gây hại ruộng lúa, ngô cần tiến hành phun trừ bằng một trong các loại thuốc sau: Gà nòi 95SP, Patox 95SP, Wavotox 585 EC, Sherpa 25EC… Nên tổ chức thành các tổ, đội dịch vụ phun tập trung, dùng bình phun ắc quy hoặc máy động cơ phun bao vây xung quanh ổ dịch, phun cuốn chiếu từng khu vực để tiêu diệt tránh để chúng phát tán gây hại trên diện rộng rất khó kiểm soát. Chú ý: Phun thuốc theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc và tuân thủ “kỹ thuật 4 đúng”.
Nguồn: Cục BVTV
teo Danviet
Nông dân khốn khổ vì hoa cúc tết bị "điếc"
Những ngày qua, hàng chục hộ dân ở huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế đang đứng ngồi không yên, khi mà vụ hoa Tết Bính Thân đang thời kỳ cho nụ thì phần lớn nụ hoa đều bị tử cành, lá xuất hiện hiện tượng xoắn lá, đùn đọt sau khi sử dụng thuốc diệt rầy có tên là Penalty 40WP
Tại làng hoa truyền thống Lại Thế, xã Phú Thượng, huyện Phú Vang-vụ hoa Tết Bính Thân năm nay, không ít hộ trồng hoa rơi vào cảnh lao đao, nợ nần chồng chất.
Bà Phạm Thị Thanh Nga than phiền: "Khoảng 20 ngày trước vườn hoa cúc, với 400 chậu đã xuất hiện rầy lưng trắng. Để chủ động phòng chống bệnh rầy, bà đã đến đại lý bán vật tư nông nghiệp của ông Phan Hiền (thôn Trung Đông, xã Phú Thượng) mua thuốc Penalty 40WP loại 25gram, do công ty TNHH TM SX Khánh Phong, TP Hồ Chí Minh phân phối, với giá 10 nghìn đồng/1 bao về phun để phòng trừ.
Tuy nhiên, sau khi phun 3 ngày thì lá, cành hoa cúc bắt đầu chuyển màu vàng. Vài ngày sau thì lá xuất hiện hiện tượng xoắn lá, đùn đọt, nụ cúc bị quắn lại. Gần 400 chậu cúc chuẩn bị cung cấp cho thị trường hoa tết Bính Thân coi như mất trắng, ước thiệt hại trên dưới 100 triệu đồng.
Là làng quê có truyền thống và kinh nghiệm về trồng hoa cúc bán Tết, thế nhưng đây là lần đầu tiên hàng chục hộ gia đình lâm vào tình cảnh khó khăn, bế tắc.
Loại thuốc Penalty 40WP không chỉ được bà Nga mà nhiều hộ trồng hoa trên địa bàn xã trước đây đã từng mua về sử dụng, nhưng không xảy ra hiện tượng bất thường này.
Một số hộ dân trồng hoa khác mua thuốc Penalty 40WP tại đại lý vật tư nông nghiệp ông Đặng Duy Anh (thôn Lưu Khánh, xã Phú Dương) cũng bị thiệt hại nặng nề do hiện tượng tương tự.
Bà Phan Thị Kim Chi (thôn Lại Thế) xã Phú Thương cho biết: để có số tiền đầu tư trồng 1.000 chậu cúc, đã phải cắm sổ đỏ vào ngân hàng vay 100 triệu đồng và vay nóng nhiều nơi.
Nếu mọi chuyện suôn sẻ, vụ hoa này bà sẽ thu về hơn 200 triệu đồng. Nhưng sau khi phun thuốc Penalty 40WP, vườn hoa bị thiệt hại đến 80%. "Bây giờ hoa không có nụ, lá quắn có chăm kiểu gì cũng không thể nở kịp tết, mà nếu kịp thì hoa lèo tèo vài cọng cũng chẳng ai thèm ngó ngàng đến. Rồi đây ngân hàng, nợ nóng, lại đến đòi tiền không biết lấy chi để trả đây nữa. Trắng tay thiệt rồi", bà Chi mếu máo nói.
Một cái tết thật buồn đang đến với gia đình chị Phạm Thị Thanh Nga thôn Lại Thế xã Phú Thượng
Theo UBND xã Phú Thượng, trên địa bàn xã hiện có khoảng 50 hộ trồng hoa có quy mô lớn, hộ nhiều nhất 1.000 chậu, hộ ít nhất 200 chậu.
Trong đó, vụ hoa tết Bính Thân năm nay có 16 hộ bị thiệt hại, với số lượng 5.700 chậu hoa cúc. Ngoài một số hộ gần như mất trắng, số còn lại mất từ 75-80%.Đây là một thiệt hại và thất thu lớn cho người trồng hoa ở Phú Thượng.
Điều đáng nói là có không ít hộ gia đình đến vụ hoa tết không có vốn phải đi vay nóng về để sản xuất. UBND xã Phú Thượng cũng đã nhận nhiều đơn kiến nghị của các hộ trồng hoa về tình trạng hoa không ra bông sau khi phun thuốc diệt rầy.
Cũng theo ý kiến một số nông dân, không những địa bàn Phú Thượng mà ở các vùng như La Ỷ, Phú Dương, Vỹ Dạ (huyện Phú Vang) cũng có nhiều người trồng hoa cúc bị "ngộ độc thuốc" do dùng phải cùng loại thuốc xịt rầy nêu trên.
Trong những ngày qua, đại diện Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Thừa Thiên Huế, Phòng Nông nghiệp phát triển nông thôn, Phòng Bảo vệ thực vật huyện Phú Vang, lãnh đạo xã Phú Thượng đã đến các chủ hộ trồng hoa để nắm tình hình. Đoàn đã lập biên bản, ghi nhận những phản ánh của bà con là đúng.
Triệu chứng hoa cúc vàng gặp phải là xoắn lá, chùn đọt, nụ không phát triển. Tuy nhiên, đoàn ghi nhận các hộ dân khi phun thuốc trừ rầy hiệu PANELTY 40 WP có thêm hỗn hợp thuốc Dylan 2EC là không đúng và đại lý bán thuốc không hướng dẫn cụ thể cho người sử dụng khi bán.
Biên bản cho biết thêm, thuốc diệt rầy lưng trắng nhãn hiệu PANELTY 40 WP theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật năm 2015 của Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn được đăng ký phun trừ rầy trên cây lúa và được lưu thông trên địa bàn.
Đoàn đã đề xuất hướng khắc phục là các hộ trồng hoa tiếp tục chăm sóc để cây phát triển và ra hoa, đồng thời chủ đại lý và nông dân tự thỏa thuận hỗ trợ hợp lý để có hướng tái sản xuất.
Tuy nhiên, nhiều nông dân cho biết đã từng sử dụng loại hỗn hợp thuốc này trên hoa cúc vàng tết trong nhiều năm trước nhưng không có triệu chứng như trên.
Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Thanh - Chủ tịch Hội nông dân xã Phú Thượng - cho biết: Hiện có hơn 20 hộ trồng hoa tết trên địa bàn bị tình trạng hoa không ra nụ, đơm bông, với trên 5.700 chậu, trong đó hộ nhiều nhất là hơn 800 chậu (400 cặp), hộ ít nhất là 100 chậu (50 cặp).
Hiện nay, một số hộ chưa muốn phá bỏ vườn hoa mà muốn "giữ nguyên hiện trường" diện tích hoa bị thiệt hại để chờ cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ nguyên nhân dẫn đến thiệt hại đối với trồng hoa.
Minh Ngọc
Theo_Giáo dục thời đại
16% mẫu thịt có chất tăng trọng Theo báo cáo 9 tháng đầu năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT), đến thời điểm này, đã xây dựng thí điểm 74 mô hình chuỗi cung ứng rau, thịt và thủy sản an toàn từ 43 tỉnh, thành có cung cấp sản phẩm cho Hà Nội và TPHCM. Việc tổ chức thanh, kiểm tra và xử lý vi...