Dịch thuật Game và những vấn đề cần nhớ
Dịch thuật game (Việt hóa) là một trong những công đoạn đầu tiên trong quy trình ra mắt game tại Việt Nam.
Việt hóa không chỉ là một trong những công đoạn đầu tiên trong quy trình ra mắt game tại Việt Nam, nó còn là điều kiện tiên quyết ảnh hưởng đến sự thành công của mỗi sản phẩm game. Một game được Việt hóa tốt không chỉ thể hiện sự chuyên nghiệp của NPH, nó còn ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của mỗi người chơi. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về những kỹ năng cần phải có của dịch thuật viên để có thể thực hiện Việt hóa tốt một sản phẩm game tiếng Trung.
1. Tăng lượng vốn từ
Đây là vấn đề cơ bản của bất kỳ một dịch thuật viên nào. Việc gia tăng vốn từ cũng như tìm hiểu về các kho từ mới sẽ hỗ trợ rất tốt cho quá trình dịch. Sản phẩm được dịch ra sẽ giữ nguyên được nghĩa chính xác đồng thời cũng thân thiện với tiếng Việt hơn.
Theo quy luật phát triển của cuộc sống và xã hội, số lượng từ mới cũng tăng lên rất nhanh. Việc cập nhật từ mới của cả ngôn ngữ nguồn (Tiếng Trung) và ngôn ngữ đích ( Tiếng Việt) là một việc làm rất cần thiết. Bằng cách này, dịch thuật viên sẽ truyền tải được ý nghĩa một cách đầy đủ, chính xác nhất. Đồng thời cũng mang tính thời sự và hơi thở của cuộc sống hiện đại vào mỗi sản phẩm game.
Việc dịch thuật game khác hẳn với dịch tài liệu khoa học ở tính giải trí. Người dịch hoàn toàn có thể sử dụng những từ lóng vui vẻ khi dịch game để tăng sự gần gũi của ngôn ngữ game và ngôn ngữ đời sống. Đây cũng là một trải nghiệm người dùng quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến thành công của một sản phẩm game.
2. Phải tìm hiểu về game
Tương tự như khi dịch bất kỳ một chủ đề nào khác, dịch thuật viên game cũng phải tìm hiểu về game đó để có thể hiểu được cách sử dụng ngôn ngữ, các thuật ngữ đặc thù của game như: Đồ sát, bạo kích, cường hóa, ngoại trang, ks (kill stealing)… Khi hiểu về game càng sâu sắc, dịch thuật càng dễ dàng truyền tải những nội dung đó đến người chơi.
Video đang HOT
Game Tam Quốc là dễ dịch nhất
Theo ý kiến của rất nhiều dịch thuật viên, các sản phẩm game mang đề tài Tam Quốc là dễ dịch nhất vì từ ngữ không quá trừu tượng và sự quen thuộc của Tam Quốc Diễn Nghĩa đối với người Việt nói chung và gamer Việt nói riêng. Ngược lại, các sản phẩm game mang bối cảnh châu Âu là khó dịch nhất. Lý do vì các tên tiếng Anh trong game Trung Quốc đều được phiên âm ra Tiếng Trung nên rất khó để tìm từ dịch lại một cách chuẩn xác.
Một số cái tên Tiếng Anh khó dịch: Luffy (Lộ Phi), Roronoa Zoro ( La La Nặc Á Tác Long), Usopp (Điểu Nhĩ Cơ), Trafalgar Law (Đa Lạp Pháp Nhĩ Gia La)…
3. Tránh word by word và phụ thuộc vào google translate
Đây là những vấn đề thường gặp của những dịch thuật viên mới vào nghề. Cách dịch phụ thuộc vào google translate hay word by word sẽ làm các câu dịch bị tối nghĩa, rời rạc. Và tất nhiên với những sản phẩm game online có cốt truyện liền mạch thì phương pháp dịch này hoàn toàn không phù hợp.
Chưa hết, sử dụng google trans quá nhiều sẽ làm dịch thuật viên rất mất thời gian: Vừa phải dịch, vừa phải viết lại nội dung cần dịch.
4. Sử dụng các công cụ hỗ trợ
Hiện tại, công cụ mà đa phần dịch thuật viên yêu thích là Notepad . Đây là một bản nâng cấp hoàn hảo của Notepad cổ xưa. Phần mềm này hỗ trợ rất nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau cũng như nhiều ngôn ngữ của các quốc gia (Trung Quốc, Nhật Bản…). Việc sử dụng thành thạo công cụ hỗ trợ sẽ đẩy nhanh tốc độ dịch cũng như nâng cao chất lượng của sản phẩm.
Dịch Thuật Game
Không chỉ có vậy, với những mẹo nhỏ (như Replace All trong Excel chẳng hạn), dịch thuật viên cũng sẽ dễ dàng kiểm soát tiến độ của công việc, dẫn đến gia tăng được hiệu quả và chất lượng của công việc dịch game.
Thêm một ý nữa, nếu có những hiểu biết cơ bản về lập trình sẽ hỗ trợ rất nhiều cho công việc dịch thuật game.
5. Cân nhắc dịch bao nhiêu là đủ?
Thường thì các dịch thuật viên không bao giờ dịch toàn bộ câu chữ của ngôn ngữ nguồn. Việc chỉ dịch ý chính có nhiều lợi thế hơn hẳn: Tăng tốc độ dịch, đảm bảo không bị tràn chữ, giảm thời gian hiệu đính khi up lên server…
Và đặc biệt, hãy chỉ dịch ngôn ngữ nguồn (Tiếng Trung) và không đụng vào bất kỳ một dòng code nào.
Tạm kết
Bất kỳ một công việc nào cũng cần những sự đầu tư và tìm hiểu nếu muốn hoàn thành tốt. Trên đây là 5 trong số rất nhiều những điểm mà một dịch thuật viên cẩn nhớ nếu muốn có một sản phẩm game dịch tốt. Theo bạn, còn yếu tố nào ảnh hưởng tới chất lượng dịch của game? Hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!
Theo Game4v
Làm game lậu tại Việt Nam nhưng vẫn than bị đối thủ DDOS!?
Một số ý kiến cho rằng đại đa số các game lậu hiện nay đều có chất lượng rất thấp, chụp giật người chơi để kiếm lời, vì thế sẽ chẳng có ai bênh vực cho hành động này.
Mới đây, một chủ server private đã lên tiếng phàn nàn về việc server game của mình bất ngờ bị DDOS và không hoạt động được trên diễn đàn game lớn nhất Việt Nam. Đây có thể nói là sự việc hy hữu hiếm khi xảy ra trong làng trò chơi trực tuyến nước nhà.
Chủ server private phàn nàn vì bị đối thủ DDOS trên diễn đàn GameVN.
Chủ topic này phản ánh: "Hiện nay server private không còn lạ lẫm đối với chúng ta, nhưng có những đội làm việc tốt và được người chơi hưởng ứng, cũng có những đội chỉ mãi đi thu tiền mà bỏ mặc người chơi, khiến người chơi bỏ đi.
Cũng có những đôi cạnh tranh một cách thật tệ hại bằng cách DDoS vào máy chủ của người khác.
Chúng tôi sẽ không có hành động đáp trả dù chúng tôi có thể, nếu đáp trả thực sự tôi nghĩ các bạn không đủ khả năng chống lại, vì thật sự các bạn chỉ là những máy chủ nhỏ lẻ, đánh 1 lần cao lắm cũng chỉ làm cái login nó nghẽn chừng 1 vài phút rồi lại đâu vào đó, người chơi vẫn đổ dồn về những nơi đem lại cho họ niềm vui, càng bị tấn công chứng tỏ chúng tôi có sức hút người chơi, thì càng có lý do để họ đổ thêm về".
Qua phản ánh được đăng tải, chúng ta có thể dễ thấy đây có thể là việc nhiều server lậu của cùng một tựa game cạnh tranh lẫn nhau, dẫn đến việc cố ý DDOS server đối thủ để kéo người chơi lại. Từ đây, có thể thấy rằng giữa các server private cũng có sự cạnh tranh gay gắt.
Trên thực tế, việc mở cửa các server game private vốn là hình thức kinh doanh không hợp pháp, và những người vận hành các server lậu này nếu bị các cơ quan chức năng phát hiện sẽ bị xử lý. Điển hình như mới đây là vụ chủ server lậu Gunny bị bắt.
Ở phần bình luận trong topic, chúng ta cũng có thể dễ thấy những comment với đại ý cho rằng "Đã mở server private còn đòi kêu bị người khác DDOS". Thậm chí một số ý kiến còn cho rằng đại đa số các máy chủ private hiện nay đều có chất lượng rất thấp, chụp giật người chơi để kiếm lời, vì thế sẽ chẳng có ai bênh vực cho hành động trên.
Theo Gamek
Bắt một đối tượng kinh doanh game lậu tại Việt Nam Ngày 5-10, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) cho biết vừa phát hiện và bắt giữ đối tượng Nguyễn Trần Nhật Hào (sinh năm 1996) trú tại TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng về tội kinh doanh trái phép trò chơi điện tử trực tuyến. Tại cơ quan điều tra, Nguyễn Trần Nhật Hào khai, khi...