Dịch TCM chưa lắng, sốt xuất huyết bùng lên
Trong khi dịch tay chân miệng (TCM) vẫn diễn biến phức tạp thì số bệnh nhân mắc sốt xuất huyết (SXH) cũng không ngừng gia tăng khiến cho các BV quá tải. Đáng lo ngại, việc chẩn đoán SXH rất dễ gặp những sai lầm khiến bệnh tình nặng thêm.
Dịch chồng dịch
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong tháng 10, trên địa bàn cả nước đã có thêm 7.500 trường hợp bệnh nhân mắc SXH, trong đó có 6 ca tử vong. Bệnh TCM có thêm 19.200 trường hợp mắc, 21 ca tử vong.
Như vậy, tính chung 10 tháng năm nay, cả nước có 42.200 bệnh nhân SXH, 44 ca tử vong và gần 78.000 bệnh nhân mắc TCM, 137 ca tử vong tại 27 tỉnh thành.
Tại BV Nhiệt đới T.Ư, những ngày gần đây thường xuyên tiếp nhận bệnh nhân nhập viện vì SXH, tái diễn tình trạng nằm ghép, nằm ngoài hành lang BV do quá tải. Đáng chú ý, do chủ quan nhiều bệnh nhân đến viện trong tình trạng bệnh nặng, có hiện tượng xuất huyết do giảm tiểu cầu gây tốn kém và mất thời gian điều trị.
Video đang HOT
TS. Nguyễn Văn Kính, Giám đốc BV Nhiệt đới T.Ư cho biết, hiện ở nước ta, SXH đã trở thành bệnh dịch lưu hành hàng năm do thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện rất thuận lợi cho virus sinh sôi, phát triển. Với nhiều bệnh do virus đã tìm ra vaccine phòng bệnh nhưng riêng TCM và SXH chưa có thuốc đặc trị và vaccine phòng bệnh mà mới chủ yếu dừng lại ở việc chữa triệu chứng và dự phòng.
“Việc điều trị SXH chủ yếu “nhắm” đến chữa những trường hợp nặng, còn các trường hợp nhẹ có đến 80-90% sẽ tự khỏi bệnh. Thời gian ủ bệnh, khởi bệnh, toàn phát hết các triệu chứng kéo dài trong vòng 1 tuần, vượt qua được ngưỡng đó thì lập tức cơ thể sẽ có kháng thể chống lại bệnh”- TS. Kính nói thêm.
Bệnh nhân mắc SXH rất dễ nhầm lẫn với sốt virus do chúng có biểu hiện khá giống nhau. (Ảnh minh họa).
Coi chừng mắc lỗi chẩn đoán
Theo các bác sĩ, chẩn đoán bệnh nhân mắc SXH rất dễ nhầm lẫn với sốt virus do chúng có biểu hiện khá giống nhau, trong khi đó người bệnh lại thường chủ quan khi có biểu hiện sốt chỉ đến khi cơ thể mỏi mệt, chán ăn, nổi ban đỏ trên da mới nhập viện.
Các lỗi thường gặp nhất trong chẩn đoán bệnh nhân SXH là không nghĩ đến SXH ở trẻ nhũ nhi (1-12 tháng tuổi) nên bỏ sót hoặc chẩn đoán muộn. Trẻ có triệu chứng ho, sổ mũi, tiêu chảy, co giật sốt cao hoặc có biểu hiện thần kinh bị chẩn đoán nhầm với nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương do vi trùng. Bệnh nhân gan to, đau bụng trong SXH cũng dễ nhầm với viêm loét dạ dày, tá tràng, viêm đường mật, viêm ruột thừa…
Ngoài ra, việc chậm trễ nhận biết các trường hợp người bệnh tiền sốc hoặc đã vào sốc vì hầu hết người bệnh vẫn còn rất tỉnh táo cũng diễn ra khá phổ biến tại các cơ sở tuyến dưới.
Các bác sĩ khuyến cáo, hiện đang là thời điểm SXH gia tăng nhanh chóng. Vì vậy người dân khi có biểu hiện sốt cao đột ngột 39-40 độ – nhất là ở trong vùng có người bị SXH, người bệnh cần nghĩ đến nguy cơ mắc SXH để tự theo dõi tại nhà bằng cách uống Paracetamol hạ sốt, nghỉ ngơi, tránh vận động nặng, cho ăn cháo, súp, sữa, uống nhiều nước… Nếu tình trạng bệnh nhân không đỡ sốt cần nhập viện điều trị, tránh tình trạng bệnh trầm trọng mới đến viện. Sốt cao đột ngột ở trẻ nhỏ cần nghĩ đến SXH từ ngày sốt thứ 2 trở đi để có hướng điều trị kịp thời…
Theo Dương Hải (Lao động)
Dễ tử vong vì lỗi chẩn đoán, điều trị tay chân miệng!
Đánh giángngcnga trẻ là mt trongng "lỗi" trongn, thng.
"Thách thức cho ngành y tế làến nay cha thucặc hiệu, cha vắc-xin phòngnh nên c bángc chủ quan, cn cập nhật phác vì dch sẽn diễnn phứcp", TS Lng Ngọc Khuê, Cụcng Cục Khám chữanh (B) nhấn mạnh.
Hng Hải
Theo dân trí
Rửa mặt - Chớ nghĩ đơn giản! Tắm gội, giặt giũ tạo sự sạch sẽ, vừa nhằm tự trọng bản thân, vừa nhằm tôn trọng người xung quanh. Những việc đó giúp sạch sẽ và nếu thiếu nó chúng ta dễ mắc bệnh như đau mắt, chốc đầu, nấm da, lở loét da, ghẻ... Những việc đó trôi đi hằng ngày, tưởng như không có vấn đề gì. Thực ra...