Dịch tay chân miệng tăng đột biến: Căng tin biến thành phòng bệnh
Để kịp thời cấp cứu cho trẻ nhập viện vì tay chân miệng, căng tin cũng trở thành nơi các bác sĩ tận dụng làm phòng bệnh.
Tới hôm nay, khoa Nhiễm – thần kinh bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM) đang chữa trị cho 180 trẻ mắc tay chân miệng. Trong 2 trẻ độ 4, độ 3 có 17 trẻ, độ 2B có 15 trẻ. 28 trẻ đang nằm trong phòng cấp cứu của khoa. Trung bình 1 giờ có thêm 7 ca mới nhập viện.
Với những ca bệnh mới, y bác sĩ phải chăm sóc, khám kỹ để phát hiện sớm nếu có dấu hiệu chuyển nặng, sớm xử trí kịp thời nhất.
Theo bác sĩ Dư Tuấn Quy, mấy tuần qua, nhân viên y tế khoa, từ bác sĩ, y tá tới điều dưỡng đều tập trung cao độ cứu chữa các trẻ mắc bệnh tây chân miệng.
Trẻ đang cấp cứu ở khoa Nhiễm – thần kinh vì tay chân miệng
Khoa có 2 bác sĩ đang đi học cũng được vận động về, hay cả những bác sĩ đang học cao học, chuyên khoa 1, bác sĩ nội trú…ở tại bệnh viện Nhi đồng 1 cũng được vận động phụ giúp chống dịch tay chân miệng.
“Khoa phải mượn khu vực căng tin của bệnh viện rồi sửa chữa thành 3 phòng bệnh cho trẻ nằm. 3 phòng này có thể chứa được 100 trẻ. Trường hợp dịch tay chân miệng tiếp tục tăng cao, bệnh viện vẫn có thể đáp ứng được” – BS Quy cho biết.
Theo số liệu thống kê từ trung tâm y tế dự phòng TP.HCM, tuần qua (từ 21-19/9), TP có 347 ca nhập viện vì bệnh tay chân miệng, tăng 47% so với trung bình của 4 tuần trước. Tính tới thời điểm này, TP có 3568 ca nhập viện vì căn bệnh truyền nhiễm này.
Video đang HOT
Bộ y tế ghi nhận đến 1/10, cả nước đã có hơn 53.000 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 tỉnh, thành phổ, trong đó có 25.845 trường hợp nhập viện và hiện đã có 6 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố ở khu vực phía Nam.
Các chuyên gia y tế khẳng định, nguyên nhân khiến số trẻ mắc tay chân miệng tăng cao, nhiều ca nặng là do sự trở lại của chủng virus Enterovirus 71 (EV71) với thứ nhóm gien C4. Đây là chủng virus đã gây dịch tay chân miệng lớn trên cả nước những năm 2011, khiến 70.000 người mắc và 145 người tử vong.
Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc tay chân miệng
BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – thần kinh bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, các bậc phụ huynh phải nhớ rằng đây đang là cao điểm của dịch tay chân miệng, nên phải chuẩn bị tâm thế trẻ có thể mắc bệnh, dù có đi học ở nhà trẻ hay không. Đặc biệt chú ý với trẻ dưới 3 tuổi.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh thăm khám cho bệnh nhi mắc tay chân miệng ở phòng cấp cứu
Nếu bé sốt nhẹ 1-2 ngày, sau đó nổi bóng nước, thì phải để ý. Còn nếu trước đó trẻ không sốt, nhưng ại bị chảy nước miếng, bỏ ăn, thì phải quan sát kỹ xem trẻ có lở miệng, có nổi nổi đỏ ở lòng bàn tay, bàn tay hay không.
Hoặc khi thấy trẻ sốt cao, khó hạ và cứ hết thuốc hạ sốt lại tiếp tục bị sốt, hay như trẻ sốt 2 ngày, có biểu hiện ói, thì chắc chắn phải đưa trẻ đi khám vì khi đó có thể trẻ đã mắc bệnh.
Ngoài ra, phụ huynh cũng phải nhớ, khi trẻ thiu thiu ngủ mà bị giật mình chới với, đặc biệt trong 30 phút mà giật mình 2 lần trở lên, thì chắc chắn đã bị biến chứng tay chân miệng.
Một số biểu hiện khác của trẻ mắc tay chân miệng, là trẻ yếu tay yếu chân, đi đứng loạng choạng, nổi mụn đỏ, thở khó, thở mệt, mạch nhanh, huyết áp cao…thì phải đưa tới BV thăm khám.
“Nếu phụ huynh nhận biết được các dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng sớm, và đưa tới cơ sở y tế điều trị kịp thời thì trẻ sẽ tránh được các biến chứng nặng, dễ khỏi bệnh hơn” – BS Trương Hữu Khanh khẳng định.
Theo vietnamnet
Bệnh tay chân miệng: Chủng virus EV 71 có thể gây chết người
Bệnh tay chân miệng do tác nhân Enterovirus 71 (EV71) thật sự nguy hiểm vì bệnh thường gây ra biến chứng nặng ảnh hưởng đến thần kinh và có thể dẫn đến tử vong ở trẻ em. Bệnh này hiện không có thuốc đặc trị còn vắc-Xin EV71... thì vẫn còn chờ tiếp tục nghiên cứu.
Bệnh tay, chân và miệng (TCM) đã được xem là bệnh thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới. Bệnh có biểu hiện khá đặc trưng với sốt, phát ban sần sùi hoặc mụn nước ở lòng bàn tay, bàn chân, mông và tổn thương loét ở miệng. Bệnh thường tự giới hạn nhưng rất dễ lây. Bệnh TCM thường xảy ra với những dịch nhỏ ở các trường mẫu giáo hoặc trung tâm chăm sóc trẻ em vì siêu vi này rất dễ lây nhiễm.
Hai tác nhân chính của bệnh TCM là coxsackievirus A16 (CVA16) và EV71. Tỷ lệ mắc TCM gây ra bởi EV71 thấp hơn tỷ lệ gây ra bởi CVA16. Tuy nhiên, EV71 còn được biết đến như là một loại virus có vai trò gây viêm não và các hội chứng não cấp, có xu hướng gây bệnh nặng hơn và nhiều khả năng gây các biến chứng thần kinh và viêm cơ tim thậm chí có thể gây tử vong.
Dấu hiệu nhận biết bệnh tay chân miệng ở trẻ em. Ảnh: IT
Theo Sở Y tế TP.HCM, hiện nay đã có 2 loại vắc-xin EV71 của Viện Sinh học Y khoa tại Học viện Khoa học Y khoa Trung Quốc và Sinovac Biotech đã được phê chuẩn và lưu hành trên thị trường ở Trung Quốc. Tuy nhiên, để sử dụng vắc-xin EV71 trên toàn thế giới, cần phải chứng minh khả năng ứng dụng đối với các chủng EV71 gây đại dịch khác nhau. Vì vậy, cần phải có thêm một thời gian sau khi các loại vắc-xin EV71 gia nhập thị trường. Mặt khác, vắc-xin EV71 bất hoạt hiện tại có thể bảo vệ chống lại EV71 nhưng không chống lại chủng CVA16, nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh TCM. Do đó, cần nghiên cứu phát triển vắc-xin đa kháng hoặc vắc-xin EV71/CVA16 bao gồm cả các enterovirus gây bệnh phổ biến khác nên là bước nghiên cứu tiếp theo.
Tiêm chủng Vac-Xin là một trong những giải pháp phòng ngừa các bệnh nguy hiểm, tuy nhiên đến nay Vắc-Xin phòng bệnh TCM vẫn phải chờ. Ảnh: IT
Liên quan đến diễn biến tình hình bệnh TCM trên địa bàn TP.HCM, sáng 28.9, Sở Y tế TP.HCM đã tiến hành kiểm tra đột xuất công tác vệ sinh, phòng chống dịch tại Trường Mầm non phường 1 (Quận 10), nơi đã có 2 trẻ bị mắc tay chân miệng.
Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM kiểm tra công tác vệ sinh tại trường Mầm non tại phường 1, Quận 10 sáng 28.9. Ảnh: Văn Đức
Kiểm tra các lớp học, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nhắc nhở các cô giáo đặc biệt lưu ý việc cho trẻ rửa tay thường xuyên trước mỗi bữa ăn và sau khi đi vệ sinh cũng như việc khử khuẩn đồ chơi, đồ dùng cho trẻ, nhất là giường cá nhân cho bé ngủ trưa, bởi đây cũng là một trong những vật dụng dễ lây bệnh cho trẻ.
Các bé ở trường Mầm non tại phường 1, Quận 10 được hướng dẫn vệ sinh tay chân, phòng tránh nhiễm bệnh. Ảnh: Văn Đức
Cũng tại Quận 10, sáng cùng ngày Sở Y tế TP.HCM cũng đã kiểm tra một điểm trông giữ trẻ gia đình trên địa bàn phường 1. Điểm giữ trẻ này hiện đang trông giữ 6 trẻ từ 24 - 26 tháng tuổi. Chủ nhóm trẻ cho biết, hàng tháng, phường đều xuống kiểm tra, nhắc nhở cơ sở thực hiện đúng các yêu cầu về vệ sinh, đảm bảo an toàn cho trẻ.
Theo danviet.vn
Chống dịch tay chân miệng: Trọng điểm là các nhà trẻ Bệnh tay chân miệng bùng phát trên cả nước khiến hơn 53 nghìn trẻ mắc, trong đó có 6 ca tử vong. Trước tình hình bệnh diễn biến khó lường, nguy cơ tiếp tục lây lan, Bộ Y tế yêu cầu các địa phương củng cố các đội cơ động chống dịch tay chân miệng. Bệnh tay chân miệng đang tiềm ẩn nhiều...