Dịch tả lợn châu Phi: Tự “xử lý” lợn bệnh, dân sẽ không được hỗ trợ

Theo dõi VGT trên

Ngày 14/3, Trung tâm Khuyến nông quốc gia đã phối hợp Sở NNPTNT Hà Nội tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp chủ đề “Giải pháp phòng chống dịch bệnh trong chăn nuôi lợn” cho cán bộ khuyến nông của 10 tỉnh phía Bắc và bà con nông dân.

17 tỉnh có dịch tả lợn châu Phi

Phát biểu tại diễn đàn, bà Hạ Thuý Hạnh – Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết, chăn nuôi lợn ở Việt Nam đang có bước chuyển dịch mạnh mẽ từ chăn nuôi quy mô nhỏ, phân tán sang chăn nuôi trang trại, tập trung và hình thành chuỗi giá trị.

Tuy nhiên, số lượng chăn nuôi nông hộ vẫn còn cao, tính đến năm 2018 còn tới 2,5 triệu hộ nuôi với tổng đàn 13,8 triệu con, chiếm gần 50% tổng đàn và chiếm khoảng 22,8% giá trị ngành chăn nuôi.

Dịch tả lợn châu Phi: Tự xử lý lợn bệnh, dân sẽ không được hỗ trợ - Hình 1

Ban Chủ tọa, Ban cố vấn trả lời câu hỏi của nông dân và các đại biểu tại diễn đàn sáng 14.3. Ảnh: T.H

“Đây chính là một trong những hạn chế lớn khiến giá thành sản phẩm thịt lợn nước ta cao, sức cạnh tranh thấp. Thêm vào đó, do khí hậu nước ta nóng ẩm, nên các loại dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Chăn nuôi nhỏ lẻ, xen kẽ trong khu dân cư dẫn tới việc phòng chống, kiểm soát dịch bệnh càng thêm khó khăn. “Nóng” nhất hiện nay là dịch tả lợn châu Phi, đến ngày 14.3 đã có 17 tỉnh xuất hiện ổ dịch, số lượng lợn phải tiêu hủy rất lớn, chưa kể các dịch bệnh khác như lở mồm long móng, tai xanh…” – bà Hạnh cho biết.

Theo ông Ngô Văn Bắc – Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán Thú y trung ương, bệnh dịch tả lợn châu Phi (African swine fever-ASF) đang lây lan nhanh và xảy ra ở mọi loài lợn, mọi lứa t.uổi. Lợn bị bệnh có triệu chứng sốt cao, ủ rũ, bỏ ăn; bệnh tích viêm, xuất huyết ở nhiều phủ tạng và ở vùng da mỏng. Bệnh ASF có triệu chứng, bệnh tích giống với bệnh dịch tả lợn cổ điển nên rất khó phân định.

“Bệnh này chỉ xét nghiệm được trong phòng thí nghiệm, không dự đoán được qua triệu chứng lâm sàng, vì thế khi thấy lợn có dấu hiệu ốm, c.hết, bà con đừng chủ quan tiếc rẻ đàn lợn, cố tìm cách chăm sóc cứu chữa mà nên báo ngay cho cơ quan thú y để xét nghiệm ngay. Và đã bị bệnh thì chỉ có tiêu hủy, cố chăm sóc chỉ tốn thức ăn vì đàn lợn sẽ c.hết 100%” – ông Bắc cho hay.

Không được sử dụng thức ăn thừa

Là một trong những địa phương xuất hiện ổ dịch tả ASF, ông Nguyễn Huy Đăng – Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội cho biết: Công tác phòng chống dịch của Hà Nội đang gặp rất nhiều khó khăn do địa bàn tiếp giáp với 8 tỉnh, đường giao thông chằng chịt, lập chốt chỗ này, người ta sẽ đi chỗ khác. Trên địa bàn có tới 988 cơ sở, điểm g.iết, mổ. Việc g.iết, mổ hầu như về đêm, nên lực lượng chức năng kiểm tra không xuể.

Video đang HOT

Dịch tả lợn châu Phi: Tự xử lý lợn bệnh, dân sẽ không được hỗ trợ - Hình 2

Cơ quan chức năng Hà Nội thành lập tổ kiểm soát dịch bệnh tại các tuyến phố trên địa bàn quận Long Biên.

Theo ông Đăng, qua thực tế kiểm tra tại các vùng chăn nuôi và hộ gia đình, thấy có những làng chuyên đi lấy nước gạo, thức ăn thừa từ quán ăn, nhà hàng về nuôi lợn, dẫn đến dịch bệnh lây lan nhanh. Các hộ cho biết, thức ăn này đều được nấu chín, nhưng quan sát cho thấy quanh khu vực để thức ăn, ruồi nhặng, chuột nhiều và đây cũng chính là những vật trung gian truyền bệnh.

“Do đó, chúng tôi đã chỉ đạo các địa phương quản lý chặt việc sử dụng thức ăn thừa. Yêu cầu các huyện thực hiện 4 tại chỗ: Chỉ huy tại chỗ, chủ tịch xã, phường là trưởng ban chỉ huy phòng chống dịch; nhân lực tại chỗ; phương tiện tại chỗ; chôn tại chỗ, tránh vận chuyển xa làm lây lan thêm” – ông Đăng nhấn mạnh.

Đại diện Sở NNPTNT Hải Phòng chia sẻ, ngay khi xuất hiện ổ dịch trên địa bàn, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật thành phố đã lập và tổ chức triển khai 5 chốt kiểm dịch động vật liên ngành tại các đầu mối giao thông chính vào thành phố, trên các trục đường 5, đường 10 và đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long…

Ngoài việc cung ứng hàng chục nghìn tấn hóa chất để các địa phương và người dân tổng vệ sinh khử trùng tiêu độc, TP.Hải Phòng đã tổ chức rất sớm việc hỗ trợ cho các hộ chăn nuôi có lợn phải tiêu hủy do dịch. Theo đó, UBND huyện Thuỷ Nguyên đã chi trả cho 5 hộ/56 hộ với tổng số t.iền hơn 118 triệu đồng.

Tại diễn đàn, trả lời câu hỏi của anh Nguyễn Văn Tùng – nông dân huyện Ba Vì (Hà Nội) về thủ tục hỗ trợ tiêu hủy lợn bị dịch tả, bà Phạm Thị Kim Dung (Cục Chăn nuôi) cho biết, khi lợn có dấu hiệu ốm c.hết, bà con bắt buộc phải báo cho xã, cơ quan thú y địa phương. Nếu giấu dịch, tự đem tiêu hủy thì sẽ không được hỗ trợ. Theo Nghị định 02 của Chính phủ, hiện mức hỗ trợ tiêu huỷ lợn bệnh là 38.000 đồng/kg lợn hơi. Bộ NNPTNT và các bộ, ngành liên quan vẫn đang nghiên cứu, trình Chính phủ phương án tăng hỗ trợ tiêu hủy.

Trong khi đó, ông Lê Văn Tư ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) kiến nghị: “Hiện các địa phương đang tổng vệ sinh tiêu độc, khử trùng từ đầu ngõ, xóm, nhưng tôi nhận thấy hiệu quả không lớn bằng việc cấp thuốc sát trùng trực tiếp cho các hộ chăn nuôi để họ tiến hành làm kĩ trong trang trại. Bên cạnh đó, đề nghị Nhà nước thực hiện hỗ trợ tiêu hủy nhanh gọn, t.iền hỗ trợ phải sớm đến tay người dân để bà con kịp thời khắc phục khó khăn, sớm tái đàn”.

Về câu hỏi tái đàn sau dịch, ông Nguyễn Ngọc Sơn – Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội nhấn mạnh: Sau 30 ngày, nếu địa phương không phát hiện ổ dịch mới thì vùng đó được công nhận hết dịch bệnh. Tuy nhiên bà con nên tạm ngừng chăn nuôi một thời gian và tập trung phun thuốc khử trùng chuồng trại, rắc vôi bột hoặc quét nước vôi toàn bộ xung quanh chuồng trại, vật dụng chăn nuôi và triệt để áp dụng các phương pháp chăn nuôi an toàn sinh học.

Tính đến 14/3, dịch tả lợn ASF đã lan ra 17 tỉnh, thành phố gồm: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hải Dương, Hà Nam, Hòa Bình, Điện Biên, Thái Nguyên, Quảng Ninh, Ninh Bình, Nam Định, Lạng Sơn, Bắc Kạn và Nghệ An.

Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi lưu ý, song song với tuyên truyền phòng chống dịch, cần đẩy mạnh tuyên truyền tiêu thụ sản phẩm thịt lợn đảm bảo an toàn để bảo vệ sản xuất. Nếu để xảy ra tình trạng tẩy chay thịt lợn, sẽ khiến ngành chăn nuôi và người nông dân bị thiệt hại rất lớn.

Đến thời điểm này, chăn nuôi theo chuỗi, chăn nuôi trang trại chưa xuất hiện dịch mà chủ yếu ở hộ nhỏ lẻ. Do đó, cần phải quyết liệt ngăn chặn, quan trọng nhất hiện nay là áp dụng đồng bộ các giải pháp tổng hợp, với phương châm “phòng là chính”.

Theo Danviet

Dịch tả lợn châu Phi - ẩn họa từ sự thiếu ý thức

Nếu vẫn còn những chuyến xe nhập lậu hàng gia súc tuồn sâu vào nội địa, vẫn còn những xác lợn c.hết vứt ngoài môi trường, vẫn còn những con lợn được bán ra ngoài vùng dịch, thì chắc chắn cơn bão dịch tả lợn châu Phi sẽ không chỉ quét qua 9 tỉnh, thành phố như hiện nay.

Khi dịch tả lợn châu Phi đang có những diễn biến phức tạp và nguy cơ lây lan rộng ở nhiều tỉnh phía Bắc, thì hình ảnh những con lợn c.hết không rõ nguyên nhân bị vứt ngay dưới sông thuộc địa bàn huyện Cam Lâm (tỉnh Khánh Hòa) đủ khiến người ta lo ngại về mầm bệnh sẽ theo dòng nước phát tán đi muôn ngả.

Rõ ràng, mọi quy định, mọi chính sách sẽ không hiệu quả nếu người dân không nâng cao ý thức phòng chống dịch, và hiểm họa đôi khi lại đến từ những hành động vô tình.

Sau gần 1 tháng ngành chức năng chính thức công bố đã xuất hiện những ổ dịch tả lợn châu Phi tại Việt Nam, tính đến thời điểm ngày 6/3, dịch tả lợn châu Phi đã lây lan tới 9 tỉnh, thành phố, gồm Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Điện Biên và Hòa Bình. Đã có 331 hộ, 49 xã, 20 huyện của 9 tỉnh, thành phố xuất hiện ổ dịch; tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là 6.471 con.

Dịch tả lợn châu Phi - ẩn họa từ sự thiếu ý thức - Hình 1

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường kiểm tra công tác phòng chống dịch tả lợn châu Phi tại Hải Phòng.

Điều người ta không khỏi băn khoăn, thắc mắc là, tại sao ở những địa phương giáp biên giới Trung Quốc - nơi dịch tả lợn châu Phi đã hoành hành tại 28 tỉnh với 110 ổ dịch và gần 1 triệu con lợn bị tiêu hủy - ổ dịch không xuất hiện mà dịch lại vào sâu trong nội địa. Thực tế này cho thấy, đường đi của virus dịch tả lợn châu Phi là rất khó lường và những loài chim di cư không phải là thủ phạm chính mang mầm bệnh phát tán khắp nơi.

Mầm bệnh có thể theo bàn chân của những khách du lịch, của những chuyến hàng ngược xuôi hai bên biên giới, đặc biệt trong cả những thùng hàng gia súc, sản phẩm gia súc nhập lậu bằng cách nào đó vẫn được tuồn sâu vào nội địa. Ngay từ cuối tháng 12/2018, khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở Trung Quốc, Chính phủ, ngành chức năng đã nghiêm cấm tuyệt đối việc vận chuyển, kinh doanh lợn và các sản phẩm từ lợn qua biên giới. Vậy nhưng vẫn có những vụ vận chuyển sản phẩm từ lợn (nầm, nội tạng) được phát hiện trên đường đưa đi tiêu thụ.

Gần đây nhất, ngày 18/1/2019, một chiếc xe ô tô vận chuyển nầm lợn nhập lậu bốc mùi hôi thối từ Lạng Sơn về Bắc Giang đã bị lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ, hơn 1 tấn nầm lợn bị tiêu hủy. Trong những tháng cuối năm 2018, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Lạng Sơn cũng đã bắt giữ nhiều vụ vận chuyển nầm lợn trên địa bàn. Và mầm bệnh rất có thể đã theo những chuyến xe này phát tán.

Dịch tả lợn châu Phi - ẩn họa từ sự thiếu ý thức - Hình 2

Cán bộ thú y Thái Bình chuẩn bị tiêu hủy lợn bị bệnh dịch tả lợn châu Phi. Ảnh: Trần Quang.

Bài học nhãn t.iền về sự lây lan quá nhanh của dịch lở mồm long móng trên đàn lợn cuối năm 2018 bắt nguồn từ sự vô ý thức của một số người vẫn còn nóng hổi. Chỉ bắt đầu từ một ổ dịch nhỏ ở xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội), người dân vì ham lợi, tiếc của, đã cố tình tuồn lợn bệnh, lợn mang mầm dịch ra ngoài, một số người khác thì vứt thẳng lợn c.hết ra ngoài môi trường một cách không thương tiếc. Vậy là mầm bệnh theo gió, theo nguồn nước, theo những bàn chân vô tình gieo đi khắp nơi. Đã có hàng trăm con lợn buộc phải tiêu hủy.

Hẳn nhiều người sẽ lý giải cho hành động bán tháo lợn ốm ra ngoài bằng lập luận phí hỗ trợ tiêu hủy lợn bị bệnh hiện nay quá thấp (38.000 đồng/kg lợn hơi), quy trình, thu tục nhận được t.iền lại quá rườm rà mà lại không hiểu (hoặc cố tình không hiểu) những hành vi đó đã vi phạm quy định của Luật Thú y.

Không phải là điều đơn giản khi đích thân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải chủ trì hội nghị bàn giải pháp cấp bách phòng chống dịch tả lợn châu Phi. Những chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi để giảm thiệt hại và chủ động khai báo dịch cũng đã được bàn thảo và sắp triển khai. Nhưng điều cần thực hiện là làm sao để người dân hiểu việc khai báo khi có dịch, tiêu hủy động vật bị bệnh là một yêu cầu bắt buộc, là trách nhiệm của người chăn nuôi theo quy định của pháp luật thì chưa mấy ai tính đến. Ở nhiều địa phương, người dân vẫn nghĩ, việc phòng chống dịch là của cán bộ thú y.

Thực tế, ngay khi có dự thảo chính sách mới, nhiều người đã lo ngại, mức phí hỗ trợ mới có thể khiến nông dân thiệt thòi hơn so với kiểu cào bằng đang áp dụng. Vậy thì ai dám đảm bảo những con lợn bệnh sẽ không bị tuồn ra ngoài, ai dám đảm bảo người dân cố tình che giấu dịch để tiêu thụ lợn nhằm thu hồi vốn?

Câu chuyện hỗ trợ sẽ không mang lại hiệu quả thiết thực khi tự bản thân người chăn nuôi không nhận thức được rằng, khai báo dịch, áp dụng các biện pháp phòng chống dịch (gồm cả tiêu hủy động vật bị bệnh) là việc bắt buộc phải làm, đã được quy định cụ thể theo điều, khoản trong Luật Thú y.

Dịch tả lợn châu Phi - ẩn họa từ sự thiếu ý thức - Hình 3

Chốt kiểm dịch động vật được lập ở xã Liên Khê, Thủy Nguyên, Hải Phòng.

Cho đến thời điểm này, không ai dám chắc bao giờ cơn bão dịch tả lợn châu Phi sẽ qua, trả lại sự bình yên cho những chuồng trại chăn nuôi vốn đã chịu khá nhiều sóng gió bởi dịch bệnh và thị trường trong suốt 2-3 năm qua, cũng không ai dám đảm bảo địa phương mình sẽ an toàn trong vùng dịch.

Nhưng có thể khẳng định, nếu vẫn còn những chuyến xe hàng nhập lậu bằng cách nào đó tuồn sâu vào nội địa, vẫn còn những xác lợn c.hết vứt ngoài môi trường, vẫn còn những con lợn được bán ra ngoài vùng dịch, thì chắc chắn cơn bão đó sẽ không chỉ quét qua 9 tỉnh, thành phố, mà có thể sẽ khiến ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam thêm nhiều bất ổn, lao đao.

Rõ ràng, bên cạnh những giải pháp cấp bách trước mắt, về lâu dài, việc quy hoạch một ngành chăn nuôi quy mô lớn, có hệ thống và tập trung, thay vì những hộ nhỏ lẻ, cá thể hiện nay là điều cần phải tính đến. Việc chấp hành nghiêm pháp luật về chăn nuôi, thú y phải được thực hiện mạnh mẽ hơn. Hãy nhớ, sự thiếu ý thức của con người có thể là bắt đầu cho nhiều ẩn họa.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Phu nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời
17:13:14 17/09/2024
Áp thấp nhiệt đới cách Hoàng Sa 250km, sắp mạnh thành bão số 4 giật cấp 10
05:56:39 18/09/2024
Bão số 4 sắp hình thành, hướng vào Quảng Bình - Quảng Ngãi
20:57:09 17/09/2024
Xuất hiện tin giả bão số 4 đã vào miền Trung, Trung tâm khí tượng cảnh báo khẩn
20:11:35 18/09/2024
Bão số 4 sắp hình thành trên Biển Đông, khả năng hướng vào miền Trung
14:22:02 17/09/2024
Tin bão số 4 khẩn cấp: Gió giật cấp 10, cách Đà Nẵng hơn 200km
06:28:53 19/09/2024
Miền Trung lên phương án ứng phó với áp thấp nhiệt đới sắp mạnh thành bão số 4
14:37:58 17/09/2024
Bão số 4 có thể gây mưa lớn từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, như năm 2020
17:15:31 18/09/2024

Tin đang nóng

Nhặt được phong bì ghi "ủng hộ bão lụt 20 triệu", người đàn ông nộp cho công an, mở ra thì ngỡ ngàng
07:02:40 19/09/2024
Ngày thôi nôi con trai, tôi c.hết điếng khi biết chồng n.goại t.ình nhờ vào phong bì của cô đồng nghiệp
05:14:34 19/09/2024
Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án và ra tù vào hôm nay
09:24:13 19/09/2024
1 "Anh trai say Hi" gây bão khi công bố hình ảnh xấu xí 9 năm về trước
07:26:04 19/09/2024
Nam ca sĩ bỏ 2 căn nhà làm nhạc: "Tôi bị lừa gạt, mất t.iền rất nhiều, phải gánh nợ hộ người khác"
06:01:37 19/09/2024
Diện mạo gây bất ngờ của tỷ phú Johnathan Hạnh Nguyễn khi xuất hiện chớp nhoáng tại 1 bệnh viện
07:03:45 19/09/2024
Sen Vàng lại dính thị phi: Cuộc thi mới của "bà trùm hoa hậu" Phạm Kim Dung bị Á hậu Thúy Vân "réo tên"
06:22:57 19/09/2024
Bị nói ngăn cản mẹ chồng sang Mỹ nhìn con trai lần cuối, một Hoa hậu nói gì?
06:13:48 19/09/2024

Tin mới nhất

Quảng Trị: Truy xét tài xế tăng ga bỏ chạy, vứt t.huốc l.á lậu bên lề đường

09:02:14 19/09/2024
Ngày 18/9, Trung tá Tạ Quang Dung, Trưởng Công an huyện Đakrông (tỉnh Quảng Trị) cho biết, đơn vị vừa truy xét, làm rõ một vụ vận chuyển hàng cấm.

Sập cầu dân sinh ở Hòa Bình

08:48:46 19/09/2024
Rạng sáng 19/9, đầu cầu Ngòi Móng ở TP Hòa Bình bị đổ sập, đường nối vào cầu nứt toác, rất may không có thiệt hại về người.

Bão số 4 áp sát miền Trung, sắp đổ bộ Quảng Bình - Quảng Trị

08:32:54 19/09/2024
Theo dự báo, hôm nay, bão số 4 sẽ đổ bộ vào khu vực từ tỉnh Quảng Bình - Quảng Trị với sức gió cấp 8, giật cấp 10.

Thủ tướng: Tập trung ứng phó bão, chủ động xử lý các tình huống xấu nhất

07:36:17 19/09/2024
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển và đất liền từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam. Đây là cơn bão số 4, xảy ra ngay khi bão số 3 vừa gây thiệt hại nặng nề ở các tỉnh miền Bắc.

Khoảnh khắc cảnh sát ứng cứu 8 thuyền viên bị chìm tàu giữa biển

06:43:55 19/09/2024
Tàu hàng chở 4.000 tấn đá bột chìm trên vùng biển Quảng Nam, 8 thuyền viên trên tàu lên bè cứu sinh. Cảnh sát biển đã ứng cứu thành công trong điều kiện xấu do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới.

Cụ bà 80 t.uổi suýt bị kẻ giả danh công an lừa 800 triệu

06:34:00 19/09/2024
Theo Công an huyện Đức Cơ, vào ngày 12/9 bà C. (80 t.uổi, trú tại địa phương) đến cơ quan công an trình báo về việc nhận được một cuộc gọi lạ. Người này tự xưng là cán bộ của Công an huyện Đức Cơ, thông báo bà C. có liên quan đến một vụ ...

Bão không quá mạnh nhưng có thể gây lụt

06:03:39 19/09/2024
Theo Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp, cơn bão số 4 hình thành ngay sát bờ. Đặc biệt quan ngại là đợt mưa khá lớn tập trung từ Quảng Trị đến Đà Nẵng, không loại trừ tương tự như đợt mưa gây ra trận lụt tồi tệ năm 2020.

Vụ tàu hàng chìm trên biển Quảng Nam: 8 thuyền viên gặp nạn vào bờ an toàn

22:49:05 18/09/2024
8 thuyền viên gặp nạn trên tàu hàng bị chìm ở vùng biển Quảng Nam đã được cơ quan chức năng cứu hộ đưa vào bờ an toàn.

Áp thấp mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới, tăng tốc vào miền Trung

20:49:22 18/09/2024
Áp thấp nhiệt đới còn cách Đà Nẵng hơn 400 km và sẽ mạnh lên thành bão trong 12 giờ tới và tăng tốc di chuyển từ khoảng 15 km/giờ lên 20 km/giờ, hướng vào các tỉnh từ Quảng Trị đến Quảng Nam

Quảng Nam mưa không ngớt, nhiều tuyến đường ngập sâu, học sinh được nghỉ học

20:42:17 18/09/2024
Do ảnh hưởng của bão số 4, từ sáng 18-9, nhiều nơi ở Quảng Nam mưa không ngớt. Cơn mưa kéo dài cả ngày, khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn TP Tam Kỳ ngập cục bộ, gây ách tắc giao thông.

Đà Nẵng: Chốt chặn, cấm lưu thông trên đường ven biển Hoàng Sa từ chiều nay 18.9

20:39:52 18/09/2024
Lãnh đạo UBND Q.Sơn Trà (TP.Đà Nẵng) yêu cầu cấm phương tiện lưu thông trên đường Hoàng Sa; lập chốt ngăn không cho người dân vào vùng nguy hiểm trên bán đảo Sơn Trà.

Quyết định bất ngờ về số phận 'biệt thự đẹp nhất Cà Mau'

20:34:23 18/09/2024
Hôm nay (18/9), tại cuộc họp giao ban báo chí định kỳ, ông Tăng Vũ Em - Phó Chủ tịch UBND TP Cà Mau - cho biết địa phương đã có quyết định cuối cùng về căn biệt thự xây trái phép trên đất nuôi trồng thủy sản.

Có thể bạn quan tâm

8 cách để làm mờ nếp nhăn sống mũi

Làm đẹp

11:33:29 19/09/2024
Tia cực tím là một trong những nguyên nhân chính khiến da bị lão hóa nhanh. Các biện pháp chống nắng đúng cách giúp ngăn ngừa tia cực tím gây tổn hại cho da một cách hiệu quả, đặc biệt là ngăn ngừa nếp nhăn sống mũi hằn sâu.

Ancelotti hết lời ca ngợi thần đồng 18 t.uổi Endrick

Sao thể thao

11:28:39 19/09/2024
Huấn luyện viên Real Madrid, Carlo Ancelotti ca ngợi thần đồng 18 t.uổi - Endrick sở hữu tài năng đặc biệt khiến anh trở nên khác biệt.

Những đồ ăn vặt tốt cho người tiểu đường, không làm tăng huyết áp

Sức khỏe

11:28:07 19/09/2024
Không chỉ có hương vị béo ngậy và dễ ăn, hạt óc chó còn hỗ trợ cơ thể của người bị tiểu đường trong việc sản xuất insulin, đồng thời là nguồn bổ sung omega3 và nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Ra mắt hơn 1 thập kỷ, game giả lập nuôi thú vẫn thu hút 10 triệu người chơi khi phát hành phiên bản mới

Mọt game

11:07:01 19/09/2024
Các series game có t.uổi đời lớn vốn đã không nhiều, thế nhưng vẫn duy trì được một lượng fan trung thành tới tận thời điểm hiện tại thì càng hiếm gặp hơn.

Quốc hội Pháp chấp nhận khởi động thủ tục luận tội Tổng thống

Thế giới

10:59:49 19/09/2024
Theo truyền thông Pháp, nếu nghị quyết này được đưa vào chương trình nghị sự của Quốc hội, đây sẽ là lần đầu tiên trong lịch sử nền Cộng hòa thứ năm, Quốc hội thảo luận về việc bãi nhiệm nguyên thủ quốc gia.

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa - Tập 23: Đào làm móng được khách sộp trả tập t.iền

Phim việt

10:57:34 19/09/2024
Vì kinh doanh ế ẩm nên Đào quyết định mở dịch vụ làm móng tại nhà. Ngay ngày đầu đi làm cô đã gặp được khách sộp nhưng tính tình hơi đồng bóng.

Cận cảnh biệt thự từng bị rao bán rẻ bèo của Lệ Quyên

Sao việt

10:44:11 19/09/2024
Quang Lê cũng đã đến thăm biệt thự của Lệ Quyên và quay lại clip từng ngóc ngách căn nhà. Nam ca sĩ liên tục xuýt xoa trước sự giàu có của cô.

Sao Hoa ngữ 19/9: Huỳnh Hiểu Minh tái hôn, Đường Yên đọ sắc Song Hye Kyo

Sao châu á

10:33:04 19/09/2024
Rộ tin Huỳnh Hiểu Minh đã đăng ký kết hôn với Diệp Kha; Đường Yên đứng chung khung hình với Song Hye Kyo tại buổi ra mắt bộ sưu tập xuân hè 2025 của Fendi.

Dùng kéo đ.âm bạn nhậu trọng thương vì xưng 'mày, tao'

Pháp luật

09:29:46 19/09/2024
Ngày 18/9, TAND tỉnh Gia Lai mở phiên xét xử sơ thẩm đối với Lê Thanh Hoàng (SN 1985, trú tại thị trấn Phú Túc, huyện Krông Pa, Gia Lai) về tội G.iết n.gười .

4 mẫu chân váy tôn dáng nhất dành cho độ t.uổi ngoài 40

Thời trang

09:21:46 19/09/2024
Chân váy chữ A tiếp tục được yêu thích trong mùa thu năm nay. Mẫu chân váy này diện lên rất nhẹ nhàng, thoải mái. Với phom dáng xòe nhẹ, chân váy chữ A giúp che nhược điểm, tạo cảm giác chân thon dài hơn.