Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục diễn biến phức tạp, nguy cơ lan rộng
Tại tỉnh Cà Mau, Bà Rịa-Vũng Tàu, dịch tả lợn châu Phi ngày càng diễn biến phức tạp, có chiều hướng lây lan thêm trên diện rộng.
Ông Lê Xuân Trung, Chi cục Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, sau gần 3 tháng xuất hiện dịch tả lợn châu Phi, đến nay trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện 666 ổ dịch tả tại 55 địa bàn cấp xã, phường của 7 cấp huyện, buộc phải tiêu hủy 15.321 con.
Đàn lợn của gia đình bà Nông Thị Phùng, xã Suối Rao, huyện Châu Đức, đã đến kỳ xuất chuồng nhưng không bán được khi có thông tin dịch tả lợn Châu Phi, ảnh chụp tháng 6/2019. Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN
Theo nhận định của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hiện nay dịch bệnh đang ngày càng diễn biến phức tạp, có chiều hướng lây lan thêm trên diện rộng, đặc biệt phần lớn lợn nái và lợn đực giống là đối tượng phát bệnh và chết đầu tiên trong ổ dịch.
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cũng dự báo, hiện nay đang là cao điểm của mùa mưa, do đó trong thời gian tới nguy cơ dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh tiếp tục lây lan theo 3 hướng sau: Dịch bệnh phát tán, lây lan sang các xã chưa có dịch; Dịch bệnh đã xâm nhập vào các trang trại chăn nuôi lớn; Tái phát tại các ổ dịch cũ dù đã qua 30 ngày. Trong khi đó, hiện giá lợn thịt đang giữ ở mức giá từ (34.000 – 36.000 đồng/kg).
Tuy nhiên, giá lợn con và lợn nái loại thải hiện còn quá thấp và tiêu thụ rất chậm. Dẫn đến người chăn nuôi rất khó khăn trong tiêu thụ để giảm đàn nhằm giảm khả năng lây lan dịch bệnh.
Video đang HOT
Trước tình hình dịch bệnh đã lây lan trên 7/8 huyện, thị, thành phố trên địa bàn tỉnh (trừ huyện Côn Đảo) chưa có dịch nên hiện nay Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã đề xuất UBND tỉnh và các địa phương rút bỏ 8/10 chốt kiểm dịch tạm thời, nhằm tập trung lực lượng trong công tác xử lý dịch bệnh tại các ổ dịch.
Trong khi đó, tại tỉnh Cà Mau, tính đến đầu tháng 9/2019, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện trên địa bàn 66 xã của tỉnh Cà Mau, với tổng lượng lợn của toàn tỉnh bị nhiễm bệnh buộc phải tiêu hủy là gần 2.900 con, tương đương với hơn 193 tấn thịt lợn.
Ngành thú y tỉnh Cà Mau nhận định, tình hình bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Cà Mau vẫn còn diễn biến hết sức phức tạp, chưa có dấu dừng lại và có nguy cơ phát tán, lây lan sang những địa phương chưa có dịch, có khả năng tái phát ở các ổ dịch đã qua 30 ngày. Đơn cử, trên địa bàn tỉnh đã có 3 xã gồm: Hàm Rồng, Hiệp Tùng (huyện Năm Căn) và xã Tân Hải (huyện Phú Tân) đã qua 30 ngày lại phát sinh thêm ổ dịch mới.
Trước tình hình trên, UBND tỉnh Cà Mau chỉ đạo ngành thú y phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân trên địa bàn tích cực tham gia phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi. Đặc biệt là các hộ chăn nuôi chấp hành tốt chủ trương của UBND tỉnh về thực hiện giảm tổng đàn lợn trên địa bàn.
Cơ quan chức năng tỉnh cũng khuyến cáo người dân thực hiện giảm tổng đàn đối với lợn hơi; bảo vệ đàn lợn nái, lợn đực và lợn con. Về lâu dài, các địa phương chủ động sản xuất những thực phẩm khác thay thế thịt lợn như: tăng cường quản lý đàn gia cầm hiện có trên địa bàn, nâng cao sản lượng, chất lượng trong chăn nuôi, quy hoạch lại vùng nuôi cá đồng để đảm bảo cung ứng thực phẩm cho người dân thời gian tới. Đây là một trong những giải pháp vừa góp phần ngăn chặn có hiệu quả bệnh dịch phát sinh, bùng phát ra diện rộng, vừa làm giảm thấp nhất về thiệt hại đối với ngành chăn nuôi.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các các cấp, các ngành, chính quyền địa phương, hộ chăn nuôi không được chủ quan, lơ là mà cần phải tiếp tục chủ động làm tốt phòng chống, ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Đặc biệt là duy trì một số chốt kiểm dịch, bố trí đủ lực lượng, phương tiện cần thiết để hỗ trợ hiệu quả cho công tác phòng, chống dịch bệnh ở các địa phương; tổ chức quản lý, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh, kiên quyết không để bệnh dịch lây lan ra diện rộng.
Thời gian qua, UBND tỉnh Cà Mau cũng đã chi hơn 20 tỷ đồng cho phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi ở đia phương; trong đó, hỗ trợ gần 5,5 tỷ đồng để thực hiện chính sách cho người chăn nuôi có đàn lợn bị nhiễm bệnh buộc phải tiêu hủy theo quy định.
Theo Hoàng Nhị – Kim Há (TTXVN)
Hà Nội: Bệnh dịch tả lợn châu Phi tiếp tục phát sinh tại 152 hộ, cơ sở chăn nuôi
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội vừa ban hành Báo cáo số 496/BC-SNN, về diễn biến và kết quả công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn thành phố.
Ảnh minh họa
Sở NN&PTNT cho biết, trong 3 ngày (từ 3-9 đến 5-9), bệnh DTLCP đã phát sinh tại 152 hộ, cơ sở chăn nuôi thuộc 12 quận, huyện, thị xã; làm mắc bệnh, tiêu hủy 1.293 con lợn với trọng lượng 71.910kg. Đến nay, bệnh DTLCP đã xảy ra tại 29.680 hộ chăn nuôi (chiếm 36,8% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi) ở 2.329 thôn, tổ dân phố của 447 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã; làm mắc bệnh và tiêu hủy 511.866 con lợn (chiếm 27,3% tổng đàn) với trọng lượng 35.131 tấn. Tổng số lợn nái, đực giống phải tiêu hủy là 67.098 con, chiếm 13% tổng số lợn phải tiêu hủy trên địa bàn thành phố. Tổng số cơ sở, hộ chăn nuôi có từ 200 con trở lên phải tiêu hủy là 177 với tổng số lợn phải tiêu hủy là 73.358 con (trong đó có 7 hộ, cơ sở có chăn nuôi từ 1.000 con trở lên phải tiêu hủy với số lợn 15.023 con).
Công tác phòng, chống bệnh DTLCP được Thành ủy, UBND thành phố đặc biệt quan tâm, chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương tập trung triển khai nhiều giải pháp phòng, chống ngay từ khi có thông tin về dịch bệnh đến nay. Các ổ dịch được giám sát, phát hiện kịp thời, khoanh vùng và xử lý dứt điểm; số lợn tại hộ có dịch cơ bản được tiêu hủy kịp thời, đúng quy định và áp dụng đồng bộ, nghiêm túc các giải pháp phòng, chống dịch.
Sở NN&PTNT chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã, ngành liên quan: Tập trung hướng dẫn các địa phương thực hiện văn bản số 5169/BNN-TY ngày 22-7-2019 của Bộ NN&PTNT về hướng dẫn bổ sung một số biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP. Triển khai có hiệu quả 4 đợt tiêu độc, khử trùng đại trà trên địa bàn toàn thành phố, với tổng số hóa chất đã cấp, sử dụng là 216 tấn. Ngoài các đợt vệ sinh, khử trùng tiêu độc đại trà; thành phố và chính quyền địa phương đã cấp bổ sung 250 tấn hóa chất và 8.414 tấn vôi bột để khử trùng, tiêu độc ổ dịch và nơi nguy cơ cao.
Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT chuẩn bị đầy đủ vật tư, trang thiết bị phục vụ phòng, chống dịch bệnh sẵn sàng đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch bệnh. Giám sát chặt chẽ diễn biến dịch bệnh tới từng hộ, thôn, xóm, cụm dân cư đảm bảo phát hiện, báo cáo kịp thời, khoanh vùng, khống chế không để dịch bệnh lây lan. Duy trì trực 24/24 giờ tiếp nhận thông tin về dịch bệnh và an toàn thực phẩm phản ánh qua đường dây nóng.
Thường xuyên cập nhật thông tin, diễn biến, biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên thế giới, cả nước để kịp thời cung cấp thông tin nâng cao năng lực hệ thống ngành, hướng dẫn người chăn nuôi. Thường xuyên chia sẻ thông tin, kinh nghiệm phòng, chống dịch bệnh với các tỉnh trên địa bàn cả nước, đặc biệt chú trọng 24 tỉnh phía Bắc đã ký cam kết cùng Hà Nội. Tiếp tục lấy mẫu ngẫu nhiên để test nhanh với DTLCP tại các cơ sở giết mổ, nơi nguy cơ cao.
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, đến nay, có 246 xã, phường (chiếm 55% tổng số xã, phường có dịch) và 3 quận (Nam Từ Liêm, Tây Hồ, Long Biên) đã qua 30 ngày không phát sinh bệnh DTLCP.
T.Quang
Theo ĐS&PL
Hà Nội: 50% số xã, phường, thị trấn đã qua 30 ngày không phát sinh bệnh dịch tả lợn châu Phi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội vừa ban hành Báo cáo số 443/BC-SNN, về diễn biến và kết quả công tác phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) trên địa bàn thành phố. Ảnh minh họa Theo Sở NN&PTNT, trong ngày 14-8, bệnh DTLCP tiếp tục phát sinh tại 31 hộ chăn nuôi thuộc 8 quận, huyện,...