Dịch tả lợn châu Phi tái bùng phát tại nhiều địa phương
Theo Bộ NN&PTNT, từ tháng 2/2019 đến nay, bệnh Dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) đã cơ bản được khống chế và giảm thiểu thiệt hại ở mức thấp nhất.
Dịch tả lợn châu Phi bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, trong đó có Hà Nội
Thống kê đến nay, cả nước đã có trên 99% số xã có bệnh DTLCP đã qua 30 ngày. Nhiều địa phương đã có văn bản công bố, thông báo hết bệnh DTLCP. Mặc dù vậy, theo báo cáo của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các tỉnh, TP, trong thời gian qua, bệnh DTLCP tiếp tục xảy ra tại một số địa phương.
Trong đó, có hiện tượng bệnh DTLCP tái phát một hoặc nhiều lần tại các xã đã qua 30 ngày của nhiều tỉnh, TP như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Hà Nội, Hà Tĩnh, Quảng Nam…).
Theo Bộ NN&PTNT, nguy cơ bệnh DTLCP tiếp tục tái phát và lây lan diện rộng trong thời gian tới là rất cao, đặc biệt trong điều kiện nuôi tái đàn lợn, tăng đàn lợn ngày càng gia tăng. Việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học còn hạn chế ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ.
Để khẩn trương kiểm soát tốt các ổ dịch đang xảy ra, đồng thời chủ động phòng, chống bệnh tái phát và lây lan diện rộng, chiều 5/5, Bộ NN&PTTN đã có công văn đề nghị UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở, ngành và chính quyền các cấp tập trung triển khai thực hiện quyết liệt và đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh DTLCP theo đúng chỉ đạo của Ban Bí thư, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; tránh tình trạng chủ quan, lơ là để dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là tăng cường thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống đài truyền thanh cơ sở về tính chất nguy hiểm của bệnh DTLCP đối với lợn, nguy cơ dịch bệnh tái phát, lây lan diện rộng; các biện pháp phòng dịch như vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất, chăn nuôi an toàn sinh học.
Chủ động triển khai giám sát để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm ngay khi phát hiện bệnh DTLCP. Xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các địa phương thành lập các đoàn công tác đi kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các biện pháp phòng, chống dịch; cử các tổ công tác kỹ thuật trực tiếp đến các địa phương có bệnh DLTCP nhưng chưa qua 30 ngày để xử lý dứt điểm các ổ dịch, không để dây dưa kéo dài.
Giá heo hơi hôm nay 27/4: Dịch tả lợn châu Phi trở lại, ngại tái đàn
Giá heo hơi hôm nay 27/4 đã ghi nhận có sự hạ nhiệt so với vài ngày trước, nhiều địa phương, giá heo hơi ở mức 86.000 - 87.000 đồng/kg. Dù giá heo hơi giảm nhẹ so với vài ngày trước nhưng nhìn chung vẫn đứng ở mức khá cao, thúc đẩy nông dân tái đàn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là những ổ dịch tả lợn châu Phi nhỏ lẻ lại xuất hiện.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc: Đỉnh nhất cả nước
Giá heo hơi hôm nay 27/4 ở miền Bắc ghi nhận sự giảm nhẹ ở vài địa phương, theo đó, giá heo hơi phổ biến ở mức 87.000 - 90.000 đồng/kg.
Cá biệt một số nơi ở Thái Nguyên, giá heo hơi giảm xuống còn 84.000 - 85.000 đồng/kg; trong khi đó, giá heo hơi tại Thái Bình và Hưng Yên vẫn tốt nhất vùng, trên 90.000 đồng/kg.
Giá heo hơi tại Hà Nội, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Nam Định, Thái Nguyên và Hà Nam dao động trong khoảng 88.000 - 90.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên: Ổn định
So với miền Bắc, giá heo hơi hôm nay 27/4 ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên vẫn khá ổn định quanh mức 82.000 - 88.000 đồng/kg.
Theo đó, giá heo hơi tại Thanh Hóa, Nghệ An đạt bình quân 88.000 - 90.000 đồng/kg; trong khi giá heo hơi tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa và Ninh Thuận hiện ở mức 88.000 đồng/kg
Bình Thuận vẫn là tỉnh có giá heo hơi cao nhất vùng, trên 92.000 đồng/kg; giá heo hơi tại Đăk Lăk dao động trong khoảng 87.000 - 88.000 đồng/kg.
Giá heo hơi hôm nay 27/4 vẫn đứng ở mức cao, tuy nhiên, việc dịch tả lợn châu Phi xuất hiện ở một vài địa phương có thể ảnh hưởng đến việc tái đàn của nông dân. Ảnh: I.T
Giá heo hơi hôm nay 27/4 ở miền Nam: Giảm nhẹ
Trái với xu hướng tăng giá của tuần trước, giá heo hơi hôm nay 27/4 ở các tỉnh phía Nam lại giảm nhẹ ở một vài địa phương. Tuy nhiên, mức giá heo hơi trong khu vực vẫn dao động quanh mức 85.000 - 92.000 đồng/kg.
Theo đó, Long An hiện là tỉnh có giá cao nhất vùng ở mức 92.000 đồng/kg. Tiếp theo là Bà Rịa - Vũng Tàu và Bến Tre, ở mức 91.000 đồng/kg.
Các địa phương như Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Tháp, Kiên Giang, Hậu Giang, Tiền Giang và Trà Vinh đang dừng ở mức 90.000 đồng/kg.Giá heo hơi tại An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Cà Mau, Bạc Liêu và Sóc Trăng đang dao động quanh mức 85.000 - 89.000 đồng/kg.
Nguy cơ dịch tả lợn châu Phi bùng phát
Trong khi giá heo hơi đang ở mức cao, thúc đẩy nông dân tái đàn thì những ổ dịch tả lợn châu Phi nhỏ lẻ lại xuất hiện. Tại Bắc Kạn, ngày 6/4, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Ngân Sơn và Chợ Mới đã báo cáo đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y về tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Theo đó, từ này 3 - 6/4, đã xuất hiện tình trạng lợn ốm, chết tại 4 hộ gia đình trên địa bàn hai huyện này.
Thống kê của Sở NNPTNT tỉnh Bắc Kạn, tính đến giữa tháng 4/2020, đã có 47 con lợn của người dân các huyện Ngân Sơn, Chợ Mới, Chợ Đồn bị ốm, chết, mẫu bệnh phẩm ở các hộ gửi xét nghiệm đều cho kết quả dương tính với bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Tính đến ngày 26/4, trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có 7 xã thuộc 5 huyện bị tái xuất hiện bệnh Dịch tả lợn châu Phi
Trước đó, dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện ở Bắc Kạn từ tháng 3/2019 tại 703 thôn, bản thuộc 116 xã, phường, thị trấn trên đàn lợn của 4.270 hộ dân. Số lượng lợn phải tiêu hủy là hơn 27.000 con, tương đương 1.200 tấn, gây thiệt hại nặng cho người chăn nuôi.
Theo thông tin mới nhất từ Bộ NNPTNT, những tháng đầu năm 2010, lượng thịt lợn nhập khẩu về Việt Nam tăng mạnh. Cụ thể, chỉ tính từ đầu năm 2020 đến ngày 13/4, Việt Nam đã nhập khẩu hơn 46.402 tấn, tăng hơn 300% so với cùng kỳ năm 2019.
Trong đó, lượng thịt lợn và sản phẩm thịt lợn được nhập khẩu từ Canada chiếm 24,59%, Đức chiếm 19,32%, Ba Lan 14,14%, Brazil 9,50%, Hoa Kỳ 8,39%, Tây Ban Nha 6,72%, LB Nga 4,04%...
Ngoài thịt lợn, đầu năm nay nước ta còn nhập khẩu hơn 1.800 con lợn giống. Chủ yếu là lợn giống cụ kỵ và ông bà từ Mỹ, Canada, Đài Loan.
Khánh Nguyên
Khôi phục sản xuất sau hạn mặn Tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở ĐBSCL đang bước vào giai đoạn cuối. Cùng với việc tiếp tục ứng phó để giảm thiểu thiệt hại, các địa phương trong vùng đang khẩn trương triển khai những phương án khôi phục sản xuất, ổn định cuộc sống... Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp để chủ...