Dịch tả lợn châu Phi: Sơn La tức tốc lập 2 chốt kiểm dịch lưu động
Trước thông tin diễn biến phức tạp của dịch tả lợn châu Phi, nhất là dịch đã bùng phát tại 2 tỉnh Hòa Bình và Điện Biên. Dịch tả lợn châu Phi đang có nguy cơ lan rộng ra các tỉnh Tây Bắc.
Trước tình hình đó, UBND tỉnh Sơn La vừa tức tốc ban hành quyết định thành lập 2 chốt kiểm dịch liên ngành tạm thời tại bản Nghĩa Hưng, xã Mường Cơi và bản Bãi Đu, xã Tân Lang, huyện Phù Yên để kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển lợn và sản phẩm của lợn vào địa bàn tỉnh Sơn La.
Thời gian hoạt động của chốt từ ngày 1/3 đến khi có chỉ đạo mới của Chủ tịch UBND tỉnh. Chốt thực hiện trực 24/24 giờ trong ngày, kể cả thứ 7, chủ nhật và ngày lễ. Mỗi chốt kiểm dịch có 5 người, gồm cán bộ Công an tỉnh, Cục quản lý thị trường, Chi cục chăn nuôi và thú y – Sở NN&PTNT, Cán bộ thú y thuộc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện Phù Yên.
Dịch tả lợn châu Phi đang có nguy cơ lây lan ra các tỉnh Tây Bắc. Ảnh minh họa
Chốt kiểm dịch liên ngành có nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật, sản phẩm động vật vào địa bàn tỉnh Sơn La. Xử lý các trường hợp vận chuyển động vật, sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan thú y có thẩm quyền vào địa bàn tỉnh.
Cùng với việc lập chốt kiểm dịch, tỉnh Sơn La còn tổ chức khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển động vật và sản phẩm động vật đi qua chốt kiểm dịch theo quy định. Chốt còn hướng dẫn, giám sát việc xử lý tiêu hủy khi phát hiện lợn mắc bệnh và các sản phẩm từ lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi và các dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác theo quy định.
Video đang HOT
Văn bản quyết định thành lập chốt kiểm liên ngành của tỉnh Sơn La
UBND tỉnh Sơn La giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp các đơn vị liên quan cử cán bộ tham gia chốt kiểm dịch. Xây dựng quy chế hoạt động và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia hoạt động tại chốt; triển khai hoạt động liên ngành của chốt; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ của các lực lượng tham gia chốt kiểm dịch và báo cáo kết quả hoạt động với Chủ tịch UBND tỉnh.
Theo Danviet
Thanh Hóa chốt chặn mọi ngả ngăn dịch tả lợn châu Phi
Nhằm ngăn chặn, phòng chống bệnh dịch tả lợn châu Phi phát sinh và lây lan, các huyện, thị trong tỉnh Thanh Hóa đã giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chủ động tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi, tại các chợ, điểm giết mổ và các sản phẩm có nguồn gốc từ lợn.
Huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) giáp ranh với huyện Yên Định, nơi phát hiện ra ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại Thanh Hóa. Chính vì vậy, lãnh đạo huyện đã chủ động cấp 500 lít hóa chất cho các xã, thị trấn tiến hành phun tiêu độc, khử trùng toàn bộ khu chăn nuôi, đường làng ngõ xóm, nhất là những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.
Các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa đã chủ động phun hóa chất tiêu độc khử trùng để phòng chống, ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi.
Huyện Thạch Thành có tổng đàn lợn hơn 33.000 con, với hơn 3.600 hộ chăn nuôi, trong đó có gần 100 trang trại chăn nuôi tập trung. Với phương châm "ngăn từ trong, phòng dịch từ xa" huyện đã thành lập các đoàn kiểm tra để hướng dẫn người chăn nuôi vệ sinh chuồng trại, áp dụng các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, vệ sinh tiêu độc khủ trùng bằng hóa chất và vôi bột.
Hiện, Trạm Thú y huyện Thạch Thành đã cấp cho người dân hơn 1.000 lít hóa chất, giám sát 24/24h tại các chợ và điểm giết mổ tập trung ... Ngoài ra, huyện cũng đã lập chốt kiểm soát các điểm giáp ranh với tỉnh khác để kiểm tra việc vận chuyển vật nuôi từ tỉnh ngoài vào.
Các chốt kiểm dịch thực hiện việc kiểm soát 24/24 để phun hóa chất tiêu độc khử trùng đối với việc vận chuyển động vật ra vào tỉnh Thanh Hóa.
Trước nguy cơ dịch tả lợn châu Phi có thể xâm nhập và xảy ra trên địa bàn, huyện Lang Chánh đã tăng cường các lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát việc vận chuyển động vật ra vào huyện, giám sát chặt chẽ việc giết mổ, lưu thông gia súc trong huyện.
Hiện, toàn huyện Lang Chánh có hơn 1.000 hộ chăn nuôi với hơn 12.500 con lợn, 41 hộ kinh doanh giết mổ. Trước nguy cơ bệnh dịch tả lợn châu Phi có thể xâm nhập, huyện đã thành lập hai chốt kiểm dịch ở điểm đầu và cuối tuyến Quốc lộ 15A qua địa bàn huyện, hướng dẫn các hộ chăn nuôi tiêu độc khử trùng, tiêm phòng định kỳ cho đàn vật nuôi, xây dựng phương án đối phó kịp thời khi có dịch xảy ra...
Các địa phương trong tỉnh Thanh Hóa chủ động phun tiêu độc khử trùng.
Tại các huyện đầu và cuối Quốc lộ 1A như Tĩnh Gia và TX. Bỉm Sơn cũng đã lập chốt kiểm soát, có cán bộ trực 24/24h để tiến hành phun hóa chất, tiêu độc khử trùng đối với những xe vận chuyển vật nuôi ra vào tỉnh.
Để nâng cao thêm nhận thức của người dân về mức độ nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn châu Phi và công tác phòng chống, Chi cục Thú y Thanh Hóa đã cấp phát đầy đủ hóa chất cho các địa phương trong tỉnh, tiến hành phun tiêu độc khử trùng lần 1 năm 2019. Đồng thời chuẩn bị đầy đủ nguồn hóa chất, vôi bột, phương tiện, vật tư phục vụ cho công tác phòng chống dịch.
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Quyết định số 724/QĐ-UBND tỉnh về việc thành lập 4 chốt kiểm dịch liên ngành tạm thời tại các điểm đầu mối giao thông gồm: Chốt tại xã Thành Vân, huyện Thạch Thành (tiếp giáp với tỉnh Ninh Bình); chốt tại xã Bãi Trành, huyện Như Xuân (tiếp giáp với tỉnh Nghệ An); chốt tại xã Nga Phú, huyện Nga Sơn (giáp với tỉnh Ninh Bình) và chốt tại xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành (giáp với tỉnh Hòa Bình) thực hiện 24/24 giờ. Ngoài ra, Thanh Hóa còn tăng cường cho 2 trạm kiểm dịch động vật trên Quốc lộ 1A, nhằm thực hiện các giải pháp cấp bách trong chăn ngặn và phòng chống dịch tả lợn châu Phi.
Theo Danviet
Giá heo hơi hôm nay 23/2: Công ty lớn giữ giá, thị trường tiêu thụ tốt đừng bán tháo Cập nhật giá heo hơi hôm nay 23/2: Theo ghi nhận của PV Dân Việt, do ảnh hưởng của dịch tả lợn Châu Phi, giá heo hơi (lợn hơi) tại một số địa phương thuộc khu vực miền Bắc, miền Trung giảm nhẹ từ 1.000 - 2.000 đồng/kg, dao động từ 46.000 - 50.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay 23/2: Miền Bắc...