Dịch tả lợn châu Phi đã lan sang tỉnh thứ 10 tại Thái Nguyên
Ngày 6.3, tỉnh Thái Nguyên phát hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên tại một hộ gia đình thuộc xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình. Hiện địa phương đã khoanh vùng và thành lập chốt kiểm dịch để ngăn ngừa, phòng chống dịch bệnh lây lan rộng.
Theo ông Dương Văn Giảng – Chủ tịch UBND xã Úc Kỳ cho biết: Ngày 6.3, UBND huyện Phú Bình đã phối hợp với Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh kiểm tra thực tế và lấy mẫu bệnh phẩm tại hộ gia đình ông Nguyễn Văn Thạo, xóm Giữa, xã Úc Kỳ với trọng lượng 1366kg trên tổng số đàn lợn 52 con. Trong đó có 5 con lợn nái (1 con đã chết), 1 con lợn thịt (đã chết) và 46 con lợn con (32 con đã chết).
Sau khi kiểm tra, UBND huyện Phú Bình đã tiến hành tiêu hủy 52 con lợn nói trên, đồng thời lấy mẫu xét nghiệm xác định nguyên nhân gây bệnh. Kết quả xét nghiệm từ trung tâm Chuẩn đoán Thú y Trung ương đã xác định 8/10 mẫu dương tính với dịch tả lợn Châu Phi.
Cơ quan chức năng đang tiến hành tiêu hủy số lợn bị dịch tả lợn châu Phi tại xóm Giữa, xã Úc Kỳ, huyện Phú Bình.
Ngay khi xuất hiện ổ dịch tả lợn châu Phi đầu tiên, ngày 7.3, UBND huyện Phú Bình, Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật huyện đã tổ chức Hội nghị triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống dịch tả lợn Châu Phi. Đồng thời công bố ổ dịch tả lợn Châu Phi tại xóm Giữa, xã Úc Kỳ; tiến hành thành lập 2 chốt kiểm dịch, tổ chức phun khử trùng, tiêu độc tại vùng có nguy cơ cao và báo cáo tình hình dịch bệnh lên UBND tỉnh Thái Nguyên.
Cùng ngày, sau khi nhận được báo cáo từ UBND huyện Phú Bình, ông Trần Quốc Tỏ – Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên cùng một số lãnh đạo của tỉnh đã về kiểm tra công tác phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tại huyện Phú Bình và tại hộ gia đình phát sinh ổ dịch.
Sau khi nghe địa phương báo cáo, Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên đề nghị huyện Phú Bình thực hiện đồng bộ, quyết liệt các giải pháp để từng bước khống chế dịch bệnh lây lan. Trong đó yêu cầu các chốt kiểm dịch cần thực hiện nghiêm túc việc kiểm soát, vận chuyển động vật ra khỏi vùng dịch; định kỳ thực hiện tiêu độc khử trùng tại vùng dịch và vùng có nguy cơ cao.
Video đang HOT
Đồng thời tích cực tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức trong phòng chống dịch bệnh bằng các giải pháp như: không buôn bán, vận chuyển, tiêu thụ lợn ốm, chết…; tăng cường tiêu trùng khử độc chuồng trại chăn nuôi và môi trường xung quanh, ký cam kết 5 không trong công tác phòng chống dịch.
Theo Danviet
Heo vào Nam, TP.HCM đề xuất nhiều phương án chống dịch tả châu Phi
Dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát mạnh ở các tỉnh phía Bắc, trong khi đó, TP.HCM là nơi tiếp nhận khá lớn nguồn thịt heo từ các tỉnh khác đổ về, trong đó có không ít lượng thịt heo từ các tỉnh phía Bắc. Điều này đang khiến cho TP.HCM trở thành địa phương có nguy cơ cao đối diện với dịch bệnh tả lợn châu Phi bùng phát.
Một cơ sở chăn nuôi heo tại TP.HCM - Ảnh minh họa
Nguy cơ bị dịch tả lợn châu Phi là rất cao
Theo thống kê mới nhất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tính đến nay dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 202 hộ ở 7 tỉnh, thành (Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nội, Hà Nam và Hải Dương) với 4.231 con heo mắc bệnh phải tiêu hủy.
Dù hiện tại TP.HCM chưa phát hiện đàn heo nào bị dịch tả lợn châu Phi, nhưng theo Chi cục Thú y và chăn nuôi TP.HCM thì thành phố đang đối diện với rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn bùng phát dịch bệnh tả lợn châu Phi.
Trung bình mỗi ngày TP.HCM tiêu thụ khoảng 800 tấn thịt heo, trong số đó thành phố chỉ chiếm khoảng 20%, còn lại khoảng 80% là nhập từ các tỉnh thành khác, trong đó có một lượng lớn từ các tỉnh phía Bắc, có cả những tỉnh, thành đang xuất hiện dịch tả lợn châu Phi như: Hà Nội, Thái Bình...
Chỉ tính riêng từ nửa cuối tháng 2.2019, lượng heo mà TP.HCM nhập từ các tỉnh phía Bắc đã lên đến 1.500 con, tập trung chủ yếu là Hà Nội, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc...
Nhiều xe chở heo không thực hiện che chắn, gây rơi vãi chất thải trong quá trình vận chuyển. Từ ngày 15.2 đến nay, các đoàn kiểm tra liên ngành đã lập biên bản xử phạt 3 trường hợp chở lợn từ Thanh hóa, Nghệ An, Thái Bình về các tỉnh phía Nam với các hành vi trốn tránh kiểm dịch tại các trạm kiểm dịch động vật, phương tiện vận chuyển không đảm bảo... Đặc biệt có một trường hợp vận chuyển heo từ Thái Bình về vựa heo tại tỉnh Vĩnh Long nhưng không nhập vựa, có nguy cơ "bán chạy" vào các điểm giết mổ trái phép, gây khó khăn cho công tác kiểm soát dịch bệnh.
Theo nhận định của Chi cục Thú y và chăn nuôi TP.HCM, trong lúc dịch tả lợn châu Phi đang bùng phát ở các tỉnh phía Bắc khiến giá thịt heo ở đây giảm xuống, nhiều khả năng trong những ngày tới nguồn heo từ các tỉnh phía Bắc sẽ đổ về TP.HCM và các tỉnh phía Nam rất lớn. Do đó, nguy cơ bùng phát dịch tả lợn châu Phi xảy ra ở TP.HCM là rất cao, nếu không có biện pháp kiểm soát chặt chẽ.
Trong khi đó, theo bà Phạm Khánh Phong Lan - Trưởng Ban quản lý an toàn thực phẩm TP.HCM tuy bệnh tả lợn châu Phi không lây cho người nhưng làm ảnh hưởng đến vấn đề an toàn thực phẩm khi nhiều người "tiếc của" vẫn mang ra thị trường tiêu thụ những con heo đã bị dịch tả lợn châu Phi.
Bà Lan cho biết, hiện nguồn thịt heo đang tiêu thụ tại TP không phải hoàn toàn là do các lò giết mổ tại TP xẻ thịt mà còn từ nhiều nơi khác giết mổ vận chuyển vào TP tiêu thụ ở các điểm bán thịt heo trái phép.
Đề xuất cấm vận chuyển heo từ phía Bắc vào
Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết lãnh đạo UBND TP.HCM đã kiến nghị với Chính phủ cũng như Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấm vận chuyển heo từ vùng có dịch sang vùng chưa có dịch, lập chốt chặn để kiểm soát heo từ vùng có dịch ở phía Bắc vào khu vực phía Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.
Riêng tại TP.HCM, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh động vật các quận, huyện sẽ lập các chốt chặn, tăng cường kiểm tra các tuyến giao thông giáp ranh khu vực các tỉnh để xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển heo sống và sản phẩm thịt heo không rõ nguồn gốc, không qua kiểm dịch.
Đối với các phương tiện vận tải có biển số các tỉnh phía Bắc sẽ cho dừng kiểm tra, nếu có nghi vấn vận chuyển heo từ các tỉnh phía Bắc để tiến hành kiểm tra. Các lực lượng chức năng cũng sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, nếu phát hiện những hộ kinh doanh giết mổ heo trái phép sẽ xử lý nghiêm.
Bên cạnh đó, Chi Cục thú y và chăn nuôi TP.HCM cho biết hiện đơn vị đã in sẵn trên 4.000 tờ rơi hướng dẫn phòng chống dịch tả lợn châu Phi để phát cho các hộ nông dân, người chăn nuôi... và để người chăn nuôi thực hiện "5 không" (không giấu dịch; không mua bán vận chuyển heo bệnh, heo chết; không giết mổ, tiêu thụ heo bệnh cũng như thịt heo chết; không vứt xác heo bệnh, chết ra môi trường để làm phán tán dịch bệnh rộng hơn; không sử dụng thức ăn thừa để nuôi heo mà không qua xử lý nhiệt).
Bà Lan cho biết hiện đơn vị đang bố trí các đội thanh tra liên quận - huyện tổ chức các chốt chặn để kiểm tra nguồn gốc thịt heo. Lực lượng kiểm tra, ngoài kiểm tra các giấy tờ chứng minh nguồn gốc của heo còn sử dụng cả kinh nghiệm của mình để có thể phát hiện heo đang mắc bệnh hay không.
"Chúng tôi sẽ phối hợp với thú y để trong công tác kiểm soát dịch bệnh, kiểm tra cơ sở, chốt trạm... Đối với thịt heo được bán tại các chợ đầu mối, chợ truyền thống cũng sẽ tăng cường kiểm tra, nếu phát hiện thịt heo nào không có nguồn gốc sẽ bị tịch thu, tiêu hủy tại chỗ và phối hợp với các ngành để kiểm soát ngược lại", bà Lan cho biết.
Dù vậy, TP.HCM cũng đặt ra tình huống xấu nhất khi có dịch tả lợn xuất hiện nên đã yêu cầu 3 nhà cung cấp thịt heo lớn (VISSAN, CP và Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn) chuẩn bị đủ nguồn thịt heo sạch để cung cấp cho người dân TP.
Ngoài ra, TP cũng chuẩn bị một lượng lớn nguồn hàng thịt gà, thịt vịt để phòng ngừa trường hợp người dân lo sợ thịt heo bị dịch tả lợn châu Phi không dùng chuyển sang dùng thịt gia cầm.
Theo Motthegioi.vn
Hồ Quang
Tương nếp đựng chum sành, thơm ngon nức tiếng xứ chè Thái Nguyên Tương ngon là tương khi mang ra nếm thử có vị ngọt, thơm, màu đỏ đều màu và đẹp. Tương để thời gian càng lâu sẽ càng ngon, đậm và ngọt. Từ bao đời nay, người dân ở xã Úc Kỳ (Thái Nguyên) đã gắn bó với nghề làm tương nếp. Nếu như trước đây, người dân làm tương nếp chỉ để ăn...