Dịch sốt xuất huyết hoành hành, Hà Nội tung “vũ khí mật”
Dịch sốt xuất huyết tại Hà Nội đang tăng với tốc độ chóng mặt, Hà Nội đã tung “vũ khí mật” để khống chế, ngăn chặn dịch hoành hành.
Phòng bệnh quá tải vì bệnh nhân sốt xuất huyết tăng cao
Trước tình hình dịch sốt xuất huyết (SXH) tại Hà Nội đang diễn biến ngày càng phức tạp, chiều muộn ngày 10/8, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp.
Tại Hà Nội, theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội, toàn thành phố ghi nhận 13.982 ca mắc, trong đó 7 trường hợp tử vong.
Lý giải nguyên nhân khiến SXH gia tăng, ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, dù Hà Nội đã và đang áp dụng các biện pháp diệt muỗi, bọ gậy nhưng do yếu tố khách quan về thời tiết mưa nhiều, môi trường ẩm ướt, đặc biệt vấn đề di cư của người dân gia tăng, nên khiến số ca mắc cũng tăng.
Video đang HOT
Ngoài ra, những năm trước Hà Nội chỉ ghi nhận số ca mắc ở tuýp D 1, 2 nhưng năm nay ghi nhận thêm ca mắc tuýp D4.
Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội
Cũng theo ông Hạnh, biện pháp phòng SXH hiện nay là dựa vào cộng đồng để diệt muỗi, bọ gậy. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa triệt để, do người dân vẫn chưa ý thức dọn vệ sinh các dụng cụ chứa nước có bọ gậy sinh nở và phối hợp với ngành y tế khi phun hóa chất diệt muỗi.
Để khống chế dịch SXH, ông Hạnh cho biết, ngành y tế Hà Nội đã tung vũ khí mật.
Cụ thể: Thành lập các đội xung kích diệt bọ gậy chống dịch SXH. Các đội xung kích này gồm thanh niên địa phương có sức khỏe, được tập huấn kỹ thuật, thông thạo địa hình đến các gia đình để tuyên truyền, diệt bọ gậy. Mỗi đội xung kích chỉ quản lý từ 30 đến 50 hộ gia đình, mỗi tuần đều đến các hộ gia đình để kiểm tra, xử lý.
Ngoài ra, các quận/huyện cũng đã thành lập Tổ giám sát phòng, chống dịch SXH để kiểm soát tình hình dịch bệnh trên toàn địa bàn thành phố, Hà Nội.
Theo nhận định của ông Hạnh, trong một vài tuần tới, số ca mắc SXH chắc chắn vẫn gia tăng chứ chưa thể giảm.
Ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 80.555 trường hợp SXH, trong đó 22 ca tử vong. Trong đó bệnh nhân bị SXH, có 69.085 trường hợp phải nhập viện, tăng 33,5% so với cùng kỳ năm 2016. Cũng theo ông Phu, số ca mắc SXH chủ yếu tập trung ở miền Nam (55% số trường hợp bệnh nhân) còn miền Bắc 21%. Các tỉnh, thành có số ca mắc SXH cao gồm: TP HCM, Hà Nội, Bình Dương, Đà Nẵng, Đồng Nai, An Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, Khánh Hòa và Tiền Giang,… Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, hiện dịch bệnh tăng nhanh, gây quá tải tại các BV. Vì vậy, người dân nên diệt lăng quăng, bọ gậy nhằm hạn chế sự phát triển của trung gian truyền bệnh. Ngoài ra, người dân cũng không nên cứ bị SXH là đến bệnh viện, chỉ nhập viện khi có chỉ định của bác sĩ.
Theo Danviet
Hòa Bình: Bệnh nhân sốt xuất huyết gia tăng nhanh chóng
Theo tin từ Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình, đến ngày 8.8.2017 toàn tỉnh Hòa Bình có 82 trường hợp bệnh nhân mắc/nghi mắc sốt xuất huyết tại 09/11 huyện.
Kết quả xét nghiệm của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, trên tổng số 82 trường hợp ở Hòa Bình, có 14 người dương tính với sốt xuất huyết.
Số người mắc và nghi mắc sốt xuất huyết ở tỉnh Hòa Bình đang gia tăng nhanh chóng (Ảnh Thùy Dung).
Huyện Kim Bôi có nhiều người bị mắc sốt xuất huyết nhất là 42 trường hợp, TP.Hòa Bình 15 trường hợp, Lương Sơn 7 trường hợp... Riêng trong ngày 8.8, tỉnh Hòa Bình ghi nhận 5 trường hợp mắc/nghi mắc sốt xuất huyết mới. Như vậy, chỉ trong vòng 4 ngày (ngày 6.8 mới có 60 trường hợp), tỉnh Hòa Bình có thêm 22 trường hợp mắc và nghi mắc sốt xuất huyết.
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hòa Bình đã thông báo tới các địa phương để nâng cao phòng bệnh sốt xuất huyết. Các trường hợp sốt xuất huyết điều khởi đầu bằng triệu chứng sốt cao, do vậy nếu không có sốt thì không phải bệnh sốt xuất huyết. Sốt cao đột ngột, liên tục từ 2-7 ngày và có ít nhất 2 trong các dấu hiệu sau: Biểu hiện xuất huyết có thể như chấm xuất huyết ở dưới da, chảy máu chân răng hoặc chảy máu cam, nhức đầu, chán ăn, buồn nôn, da xung huyết, phát ban, đau cơ, đau khớp, nhức hai hố mắt. Khi phát hiện các thành viên trong gia đình có triệu chứng trên cần đưa đi viện khám và điều trị.
Theo Danviet
Đau lòng người phụ nữ trẻ tử vong vì sốt xuất huyết bỏ lại con thơ Nhập viện ngày 23/7 trong tình trạng sốt cao, đau tức hạ sườn và được khẳng định sốt xuất huyết (SXH), bệnh nhân nữ N.T.N (36 tuổi, Hoàng Mai, Hà Nội) trải qua hơn 18 ngày điều trị tích cực vẫn rơi vào hôn mê, tử vong. 5 dấu hiệu sốt xuất huyết trở nặng bạn cần đi khám ngay Mỗi ngày các...