Dịch sốt xuất huyết dự báo còn tiếp tục tăng
Trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội tăng so với tuần trước đó. CDC Hà Nội dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới.
Chiều 22/7, theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 12 đến 19/7), trên địa bàn thành phố ghi nhận 118 trường hợp mắc sốt xuất huyết (tăng 9 trường hợp so với tuần trước đó).
Trong tuần qua, số ca mắc sốt xuất huyết trên địa bàn Hà Nội đều gia tăng so với tuần trước đó.
Bệnh nhân phân bố tại 21 quận, huyện. Trong đó, huyện Đan Phượng ghi nhận nhiều bệnh nhân nhất với 50 ca, tiếp đến là quận Hà Đông và huyện Phúc Thọ – mỗi nơi có 10 ca; huyện Quốc Oai có 6 ca; các quận, huyện Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thạch Thất – mỗi nơi có 5 ca.
Ngoài ra, tuần qua có thêm 9 ổ dịch số xuất huyết tại 5 quận, huyện: Nam Từ Liêm, Hà Đông, Đan Phượng, Quốc Oai và Phúc Thọ.
Như vậy, từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội ghi nhận 1.283 trường hợp mắc sốt xuất huyết và 39 ổ dịch. Hiện còn 20 ổ dịch đang hoạt động.
CDC Hà Nội dự báo, số ca mắc sốt xuất huyết sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Ngoài ra, sẽ tiếp tục xuất hiện rải rác các ca ho gà, chủ yếu ở trẻ nhỏ chưa đến tuổi tiêm vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ.
Trước tình hình trên, Sở Y tế Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã tiếp tục tổ chức đợt cao điểm ra quân tổng vệ sinh môi trường, diệt bọ gậy và truyền thông về phòng, chống sốt xuất huyết theo chỉ đạo của UBND thành phố.
Đồng thời, tiếp tục tổ chức kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch bệnh tại các khu vực có nhiều ca bệnh, ổ dịch phức tạp, khu vực nguy cơ cao. Qua đó, nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh, triển khai các hoạt động đáp ứng phù hợp và kịp thời.
Về sốt xuất huyết, các bác sỹ khuyến cáo một số sai lầm khiến sốt xuất huyết trở nặng, như chủ quan không đi khám bệnh, tự ý dùng kháng sinh điều trị, nghĩ hết sốt là khỏi bệnh.
Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu sốt xuất huyết, chủ yếu chữa triệu chứng và theo dõi dấu hiệu cảnh báo. Bệnh nhân cần nhập viện khi có một trong các dấu hiệu như xuất huyết niêm mạc, chảy máu răng, mũi, tiêu hóa; đau bụng vùng gan; nôn nhiều; xét nghiệm tiểu cầu giảm nhanh và máu cô đặc; nước tiểu ít.
Với sốt xuất huyết, có những sai lầm khi điều trị khiến bệnh trở nặng mà người dân cần hết sức tránh. Theo đó, triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết dễ nhầm với sốt virus thông thường, khiến người bệnh chủ quan và bệnh dễ trở nặng, gây nhiều biến chứng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Sốt xuất huyết được chia thành 3 mức độ: Nhẹ, có dấu hiệu cảnh báo và nặng. Người bệnh thường chủ quan không đi khám mà tự điều trị.
Mức độ nhẹ, người bệnh có thể được chỉ định theo dõi tại nhà nhưng vẫn cần đi khám để được chẩn đoán, điều trị và theo dõi sát sao.
Mức độ nặng, người bệnh có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như xuất huyết nội tạng, tổn thương não, tổn thương gan thận, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện kịp thời.
Video đang HOT
Hầu hết người bệnh đều lầm tưởng hết sốt là khỏi bệnh vì hạ sốt nên cơ thể cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trên thực tế sau giai đoạn sốt cao mới chính là giai đoạn nguy hiểm nhất.
Lúc này, người bệnh cần được bác sĩ theo dõi sát sao và nghỉ ngơi tuyệt đối, hạn chế vận động nặng, đi lại nhiều bởi sau 2-7 ngày, lúc này tiểu cầu có thể giảm nặng và thoát huyết tương, người bệnh có thể gặp các triệu chứng xuất huyết dưới da, chảy máu cam,…
Tùy vào mức độ cũng như biến chứng của bệnh có thể dẫn đến chảy máu nội tạng, tràn dịch màng phổi, xuất huyết tiêu hóa, sốc dengue, thậm chí tử vong.
Người bệnh sốt xuất huyết thường sốt cao liên tục, vì vậy muốn hạ sốt nhanh nên uống thuốc hạ sốt không tuân thủ đúng liều lượng được hướng dẫn.
Thậm chí, có rất nhiều trường hợp dùng sai thuốc hạ sốt như sử dụng aspirin và ibuprofen thay thế cho paracetamol dẫn đến tình trạng chảy máu ở người bệnh trầm trọng hơn, có thể xuất huyết dạ dày dữ dội, nguy hiểm đến tính mạng.
Nhiều người cho rằng muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết chỉ ở ao tù nước đọng công cộng, cống rãnh…
Tuy nhiên, muỗi vằn cư trú ở những nơi nước trong để lâu ngày như bể nước cá cảnh, bình cắm lọ hoa lưu nước, hòn non bộ, nước mưa đọng tại những mảnh bát vỡ trong vườn nhà, xóm ngõ hoặc sân thượng, công trình xây dựng… Vì vậy, cần loại bỏ những vật chứa nước tồn đọng là nơi cho muỗi vằn sinh sản và phát triển.
Để không bị muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết, nhiều người cho rằng phun thuốc diệt muỗi vào giờ nào cũng được. Tuy nhiên, việc diệt muỗi đầu tiên là vệ sinh nhà cửa, lật úp hết nơi muỗi trú ẩn, để diệt bọ gậy, sau đó mới tiến hành phun thuốc diệt muỗi trưởng thành.
ể diệt muỗi này có hiệu quả nên phun thuốc vào buổi sáng. Vì loài muỗi sốt xuất huyết hoạt động vào ban ngày, mạnh nhất vào những giờ đầu buổi sáng và thời gian trước lúc mặt trời lặn. Điều cần lưu ý, các loại thuốc phun diệt côn trùng có thời gian hiệu lực tốt trong 6 tháng kể từ khi phun.
Nhiều người cho rằng, vừa mắc sốt xuất huyết xong sẽ không mắc lại bệnh. Đây là quan niệm chưa hẳn đúng. Vì sốt xuất huyết do virus Dengue gây ra có 4 chủng là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Cả 4 chủng virus này đều có khả năng gây bệnh.
Vì vậy, nếu người từng mắc sốt xuất huyết, trong thời gian mắc bệnh cơ thể có thể tạo ra kháng thể. Tuy nhiên, miễn dịch được tạo thành chỉ đặc hiệu đối với từng chủng riêng lẻ. Người bệnh có thể sẽ không nhiễm lại chủng virus cũ nhưng vẫn có thể nhiễm chủng mới nên có thể tái mắc sốt xuất huyết.
Nhiều người cho rằng khi sốt xuất huyết chỉ uống bù điện giải không nên uống nước dừa vì không có tác dụng bù nước và khó nhận biết biến chứng.
Điều này là hoàn toàn sai lầm, trong sốt xuất huyết, việc sốt cao mấy ngày liên tục sẽ khiến bệnh nhân bị mất nước, mất dịch. Việc bù dịch đơn giản nhất là cho bệnh nhân uống Oresol.
Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân khó uống Oresol. Việc này có thể thay thế bằng uống nước dừa, nước cam, nước bưởi, nước chanh để bù lại lượng dịch đã mất. Hơn nữa, các loại quả trên chứa nhiều khoáng chất và vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng và tăng sự vững bền của thành mạch.
Nhiều bố mẹ có những xử trí không đúng khi con bị sốt xuất huyết. Khi thấy bé có nốt xuất huyết bầm tím thì cho rằng phải cắt lễ để lấy bớt máu độc sẽ nhanh khỏi.
Việc này có thể dẫn đến hiện tượng chảy máu không cầm. Đây là đường vào cho vi trùng xâm nhập, có thể gây rối loạn đông máu nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Hậu quả của thiếu vitamin K ở trẻ em
Vitamin K là một nhóm các vitamin hòa tan trong chất béo, giống nhau về cấu trúc và có vai trò quan trọng trong quá trình điều chỉnh sự đông đặc của máu, cần thiết cho sự hỗ trợ đông máu.
Vitamin K còn hỗ trợ sự trao đổi chất của xương và trao đổi chất của calci trong hệ thống mạch máu.
Theo các nghiên cứu gần đây cho thấy 90% trẻ xuất huyết não thường xảy ra vào lúc 30 - 40 ngày tuổi, mà nguyên nhân là do thiếu vitamin K. Nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Nguyên nhân gây thiếu vitamin K ở trẻ
Có 2 loại vitamin K dạng tự nhiên
Vitamin K1: Có nhiều trong các loại rau xanh (cải, bông cải...), dầu thực vật (dầu đậu nành), trái cây (bơ, kiwi, nho...). Tuy nhiên, chỉ 5 - 10% lượng vitamin K1 được hấp thu ở đường tiêu hóa từ nguồn thực phẩm. Vitamin K1 giữ vai trò hoạt hóa yếu tố đông máu ở gan.
Vitamin K2: Được tạo ra bởi các loại vi khuẩn có ích ở trong ruột. Tăng cường chức năng của tế bào nội mô mạch máu, chống xơ vữa động mạch, chống tắc nghẽn mạch, tránh nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực.
Nguyên nhân gây thiếu vitamin K ở trẻ nhỏ có nhiều, trong đó do nguồn cung cấp từ chế độ ăn thiếu vitamin K. Trẻ sơ sinh không có dự trữ đủ vitamin K, vì lượng vitamin K chuyển từ mẹ qua rau thai sang thai nhi rất ít, lượng vitamin K có trong sữa mẹ chỉ từ 2 - 15 microgam/ lít. Trẻ bú mẹ, nhất là trẻ sinh non có tỷ lệ xuất huyết do thiếu vitamin K nhiều hơn. Trẻ được nuôi bằng sữa mẹ của người ăn uống kiêng khem cũng dễ bị thiếu vitamin K, một chế độ ăn không hợp lý, thiếu thành phần dinh dưỡng giàu vitamin K cũng là một nguyên nhân.
Vitamin K được tổng hợp nhiều từ vi khuẩn đường ruột, trẻ sơ sinh vi khuẩn của đường ruột chưa đầy đủ và trẻ nhỏ sử dụng nhiều kháng sinh phổ rộng cũng là một trong những nguyên nhân gây thiếu vitamin K nội sinh.
Vitamin K được hấp thu ở đường ruột, các tình trạng kém hấp thu, tiêu chảy kéo dài, tắc mật, xơ hóa nang tụy, bệnh chảy máu đường tiêu hóa... đều làm giảm hấp thu vitamin K.
Mẹ dùng một số thuốc có tác dụng kháng đông và chống co giật như phenytoin, primidon, phenobarbital có thể gây giảm protheomnin máu và giảm các yếu tố đông máu VII, IX, và X ở huyết tương của trẻ sơ sinh.
Thiếu vitamin K nếu không được phát hiện và xử trí kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
Thiếu vitamin K ở trẻ sẽ gây hệ lụy gì?
Theo nghiên cứu có đến 90% trẻ xuất huyết não do thiếu vitamin K thường xảy ra vào lúc 30 - 40 ngày tuổi, mà nguyên nhân là do thiếu vitamin K. Các trẻ bị xuất huyết não dù được điều trị tích cực nhưng tỉ lệ tử vong hoặc để lại di chứng vẫn còn cao (tỉ lệ tử vong là 25 - 40%, di chứng là 40 - 50%). Các di chứng hay gặp nhất gồm có: Teo não, não úng thủy, não bé, động kinh, bại não hoặc dị tật về phát triển tâm thần vận động.
Khoảng 50% trẻ sơ sinh lúc 5 ngày tuổi có thiếu vitamin K qua phát hiện xét nghiệm thời gian prothrombin kéo dài.
Tùy theo từng nguyên nhân gây thiếu vitamin K có thể dẫn đến những biểu hiện lâm sàng khác nhau như:
Bệnh xuất huyết sớm ở trẻ sơ sinh (0 - 24 giờ tuổi): Xuất huyết phổi, xuất huyết nội sọ, xuất huyết tiêu hóa.
Bệnh xuất huyết sơ sinh kinh điển (1 - 7 ngày tuổi): Xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết dưới da...
Bệnh xuất huyết muộn (ở trẻ nhỏ 7 ngày - 3 tháng, kinh điển là 30 - 45 ngày, có thể muộn hơn đến 12 tháng); Xuất huyết nội sọ, xuất huyết dưới da, xuất huyết tiêu hóa...
Chẩn đoán và điều trị thiếu vitamin K
Nếu trẻ có các biểu hiện lâm sàng như: Trẻ sơ sinh có thể bỏ bú, tình trạng lơ mơ hoặc kích thích, khóc thét, co giật, có thể có xuất huyết dưới da, chảy máu rốn, da xanh, nhợt nhạt, thóp phồng... Các bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm đông máu. Từ đó xác định chẩn đoán thiếu vitamin K.
Tùy từng trường hợp các bác sĩ sẽ chỉ định thích hợp, trong đó có thể là tiêm vitamin K trong những trường hợp trẻ có thiếu vitamin K đơn thuần.
Truyền huyết tương tươi đông lạnh trong những trường hợp nặng hoặc trẻ cần phẫu thuật mà có rối loạn đông máu do thiếu vitamin K.
Lời khuyên dành cho cha mẹ
Để dự phòng thiếu hụt vitamin K cho trẻ, trong thời gian mang thai và cho con bú, bà mẹ nên được ăn uống đầy đủ: Thịt, cá, tôm, cua, ốc, ếch, hoa quả, rau xanh các loại... Đối với trẻ trong giai đoạn ăn dặm cũng cần có chế độ ăn cân bằng dinh dưỡng, giàu vitamin K.
Tóm lại: Bệnh xuất huyết do thiếu vitamin K phổ biến ở trẻ sơ sinh và có thể gây hậu quả nghiêm trọng như xuất huyết não. Các trẻ bị xuất huyết não dù được điều trị tích cực nhưng tỉ lệ tử vong hoặc để lại di chứng vẫn còn cao (tỉ lệ tử vong là 25 - 40%, di chứng là 40 - 50%). Vì vậy, ngay sau khi sinh trẻ thường được dự phòng xuất huyết não ở trẻ sơ sinh theo đúng Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản ban hành tại Quyết định số 4128/QĐ-BYT ngày 29/7/2016 của Bộ Y tế.
Khuyến cáo thực hành tốt nhất là tất cả trẻ sơ sinh nhận được một liều vitamin K tiêm bắp thường quy trong vòng 6 giờ đầu sau khi sinh với liều lượng như sau:
Đối với trẻ> 1.500 gram: Tiêm bắp 1 mg vitamin K1.
Đối với trẻ 1.500 gram: Tiêm bắp 0,5 mg vitamin K1.
Trong quá trình nuôi và chăm sóc trẻ, nếu thấy trẻ có biểu hiện nghi ngờ thiếu vitamin K, gia đình không được tự ý bổ sung vitamin K cho trẻ, mà cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Nhiều bệnh gia tăng khi thời tiết nồm ẩm Giai đoạn chuyển từ mùa Đông sang mùa Xuân, có mưa phùn kèm theo nồm ẩm tạo điều kiện thuận lợi cho sự xuất hiện của các bệnh truyền nhiễm. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, từ ngày 9 đến 16/2, TP ghi nhận 8 ca mắc sốt xuất huyết, không có ổ dịch mới. Cộng dồn từ...