Dịch sốt xuất huyết: Cảnh báo nguy hiểm khi tự điều trị, truyền dịch chưa đúng cách
Người dân khi bị sốt ngày thứ 2 thì nên đến cơ sở y tế để được khám, điều trị sốt xuất huyết kịp thời.
Đặc biệt, không được tự ý dùng thuốc, truyền dịch chưa đúng phác đồ điều trị của Bộ Y tế.
Ngày 9.8, trao đổi với PV Thanh Niên, bác sĩ Đồng Minh Hùng, Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện đa khoa Đồng Nai, cho biết trong thời gian qua, bệnh viện tiếp nhận một số trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết (SXH) tự điều trị tại nhà, truyền dịch chưa đúng phác đồ của Bộ Y tế.
Một trường hợp bệnh nhân nhiễm SXH truyền dịch tại phòng khám tư, sau đó bệnh trở nặng được chuyển đến Trung tâm y tế H.Nhơn Trạch. Ảnh LÊ LÂM
Theo bác sĩ Hùng, bệnh nhân bị SXH chỉ truyền dịch trong trường hợp bị sốc, khi đó cần truyền một lượng dịch lớn, khoảng 3.000 – 4.000 ml/ngày, thậm chí có trường hợp truyền nhiều hơn nữa.
“Chúng ta cần hiểu một điều, bệnh nhân SXH khi cần thiết truyền dịch thì bác sĩ mới chỉ định truyền, không nên tự động đi các phòng khám truyền dịch trước, vì sẽ gây hậu quả khó lường”, bác sĩ Hùng nói.
Cụ thể, nếu bệnh nhân đã truyền dịch khi nhập viện bị sốc, bắt buộc các bác sĩ phải truyền dịch để chống sốc. Lúc này dịch quá nhiều thì có thể làm quá tải tuần hoàn, gây phù phổi cấp, suy tim cấp…
Cũng theo bác sĩ Hùng, ngoài việc bệnh nhân tự ý truyền dịch tại phòng khám, cũng có trường hợp một số cơ sở y tế không có bác sĩ chuyên khoa nên điều trị chưa đúng phác đồ của Bộ Y tế, truyền dịch cho bệnh nhân khi chưa cần thiết.
Video đang HOT
Các bệnh nhân nhiễm SXH đang được điều trị tại Trung tâm y tế H.Thống Nhất. Ảnh LÊ LÂM
Dịch bùng phát mạnh một phần do thời tiết
Theo báo cáo ngày của Sở Y tế Đồng Nai, tính đến ngày 9.8, Đồng Nai ghi nhận hơn 17.000 ca SXH (trẻ em dưới 15 tuổi chiếm gần 58%), tăng 261% so với cùng kỳ. Tổng số ca tử vong là 15, trong khi cùng kỳ năm 2021 chỉ có 1 ca.
Trả lời PV Thanh Niên, bác sĩ Lê Quang Trung, Phó giám đốc phụ trách Sở Y tế Đồng Nai, cho biết dịch SXH năm nay bùng phát mạnh ở Đồng Nai do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân thời tiết diễn biến bất thường, mưa nhiều khiến việc dọn dẹp vệ sinh, nước tù đọng gặp nhiều khó khăn.
“Hiện Đồng Nai đang song hành 2 chủng SXH là D1 và D2. Trong đó chủng D2 khá phổ biển, mà độc lực chủng này mạnh nên nguy cơ tử vong cao hơn, người dân hết sức cảnh giác. Khi có triệu chứng bệnh thì nên đi khám sớm, không được chủ quan”, bác sĩ Trung cảnh báo.
Mới đây, Bệnh viện đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) ghi nhận một bệnh nhân nữ tử vong do SXH. Bệnh nhân tên M.K.D (25 tuổi, ngụ H.Trảng Bom, Đồng Nai), bệnh nhân nhập viện vào sáng 6.8 trong tình trạng ngưng hô hấp tuần hoàn đã hồi sinh, SXH nặng thể sốc ngày 4, suy đa cơ quan, rối loạn đông máu. Đến chiều cùng ngày thì tử vong.
Theo báo cáo, bệnh nhân sốt từ 2.8 và tự mua thuốc uống. Đến 5.8 thì giảm sốt, khỏe hơn nhưng xuất hiện đau lưng nên đi khám tại phòng khám tư, lấy thuốc về nhà uống. Đến tối 5.8 thì bệnh nhân mệt, đau bụng tăng dần, nôn ói. Sáng 6.8, người nhà thấy bệnh nhân mệt nhiều, khó thở, tím tái nên chở đến Bệnh viện đa khoa Thống Nhất nhập viện.
Mất cảnh giác với sốt xuất huyết sau 2 năm chống dịch COVID-19
5 tháng đầu năm, TP.HCM ghi nhận 11.722 trường hợp mắc sốt xuất huyết với 209 ca nặng (tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2021) và 7 ca tử vong.
Mới đây, Bệnh viện Quân y 175 cho biết vừa thay thế 56 lít huyết tương, cứu sống một bệnh nhân sốt xuất huyết. Thời điểm nhập viện, bệnh nhân bị sốc nặng, suy hô hấp, gan, thận, rối loạn đông máu, dấu hiệu nhiễm khuẩn huyết từ đường tiêu hóa... Đây là một huấn luyện viên thể hình, sinh năm 1986, thể trạng khỏe mạnh.
Suýt tử vong vì bệnh muỗi truyền
Các bác sĩ cho bệnh nhân thở máy, kiểm soát dịch, chống sốc, lọc máu liên tục, thay huyết tương, điều trị gan. Tuy nhiên, tình trạng không cải thiện. Lúc này, bác sĩ tính đến phương án chạy ECMO - kỹ thuật đã cứu sống rất nhiều bệnh nhân COVID-19 nguy kịch trước đó.
Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết.
Với bệnh nhân sốt xuất huyết, bác sĩ phải vừa chạy ECMO vừa thay máu, lọc máu liên tục, kiểm soát về đông máu hàng giờ. Bệnh nhân được lọc máu liên tục 12 lần, thay huyết tương cấp cứu 14 lần với tổng thể tích huyết tương thay thế là 56 lít, tương đương 280 đơn vị máu tươi.
Đồng thời, phải mất đến 47 ngày chăm sóc, điều trị tích cực, bệnh nhân mới có thể thoát khỏi "cửa tử" sốt xuất huyết.
Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cũng thông tin về một bệnh nhi tái mắc sốt xuất huyết khiến men gan tăng lên 100 lần. Đó là một bé gái tại tỉnh Cà Mau chuyển lên TP.HCM sau 4 ngày điều trị tại địa phương. Bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia và đã từng mắc sốt xuất huyết Dengue vào năm 2018.
Sau khi nhập viện, xét nghiệm cho thấy men gan của bệnh nhi tăng cao hơn 10 lần. Bé dần rơi vào hôn mê, vàng da, gan to kèm men gan tiếp tục tăng cao hơn 100 lần so với bình thường.
Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc đã hỗ trợ hô hấp cho trẻ, chống phù não, điều trị suy gan cấp, lọc máu liên tục, truyền máu và chế phẩm máu. Tuy nhiên, diễn biến vẫn xấu đi, các bác sĩ quyết định thay huyết tương thể tích lớn kết hợp với lọc máu liên tục để thay thế chức năng gan và ổn định chức năng đông máu.
Khi đó, tình hình mới được cải thiện, bé thoát chết ngoạn mục.
PGS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 cảnh báo, nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết nặng đã nhập viện vì trụy tim mạch, suy đa tạng. Trong đó, suy gan cấp nặng gây hôn mê gan, xuất huyết nặng có thể dẫn đến tử vong.
Nguy cơ bùng dịch lớn trong năm 2022
Bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM nhận định, bệnh sốt xuất huyết hiện đang tăng không chỉ ở TP.HCM mà còn ở nhiều tỉnh, thành phía Nam. Một số quốc gia trên thế giới cũng đang cảnh báo về bệnh này. Từ nay đến cuối năm có thể xảy ra dịch lớn nếu không có giải pháp ngăn chặn.
Trong 5 tháng đầu năm 2022, TP.HCM ghi nhận 11.722 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 66,5% với cùng kỳ năm 2021. Số ca nặng là 209 ca, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Thông thường chu kỳ của một đợt dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh là từ 3-4 năm. Lần gần đây nhất, năm 2019, Việt Nam có hơn 300.000 ca bệnh, riêng TP.HCM có khoảng 65.000 ca.
Lật úp các lu vại chứa nước không sử dụng để lăng quăng không sinh sôi.
Ngay từ đầu năm 2022, các chuyên gia Viện Pasteur TP.HCM đã cảnh báo về nguy cơ bùng dịch. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM lý giải, trong 2 năm qua cộng đồng không có miễn dịch. Ngoài ra, do tập trung chống dịch COVID-19, người dân và các cấp chính quyền có sự lơ là với phòng sốt xuất huyết.
"Nhiều tình huống trẻ tử vong không kịp trở tay. Do đó, khi trẻ sốt liên tục 48 giờ phải đưa đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm", bác sĩ Khanh nói.
Ông cảnh báo, bệnh cũng đang có khuynh hướng chuyển dịch tỷ lệ mắc từ trẻ em sang người lớn, trẻ lớn. Trong đó, tỷ lệ người lớn bị sốt xuất huyết khá cao, chuyển biến nặng. Mỗi người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần do virus Dengue gây bệnh có 4 type cùng lưu hành tại Việt Nam.
Cũng trong đầu năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lưu ý số ca bệnh sốt xuất huyết đã tăng "30 lần trong vòng 50 năm qua" và cảnh báo dịch bùng phát ở những khu vực mới. Thời điểm này, Singapore, Indonesia, Malaysia và các quốc gia châu Mỹ cũng đang đối mặt với tình hình dịch ngày một căng thẳng. Năm 2019, thế giới đã trải qua một mùa sốt xuất huyết kỷ lục với 5,2 triệu ca bệnh.
Biện pháp phòng bệnh truyền thống và hiệu quả nhất hiện vẫn là lật úp các vật dụng chứa nước không sử dụng, không để lăng quăng sinh sôi sẽ không có sốt xuất huyết.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Nữ công nhân tử vong do sốt xuất huyết Nữ công nhân bị sốt, xin nghỉ làm việc để đi truyền dịch, mua thuốc về nhà điều trị, sau đó được đưa đến bệnh viện cấp cứu thì tử vong do sốt xuất huyết. Ngày 9.8, Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cho biết địa phương này có thêm trường hợp tử vong do sốt xuất huyết. Nạn...