Dịch sởi tồi tệ nhất trong 20 năm bùng phát tại Mỹ
Mỹ đang trải qua dịch sởi tồi tệ nhất trong vòng 20 năm qua, khi tính đến thời điểm hiện tại đã có 593 người mắc bệnh ở 21 bang nước này.
CNN đưa tin, gần đây nhất Mỹ đã phát hiện một trường hợp mới ở bang Ohio, nơi đã có 377 ca mắc bệnh. Cho đến nay, Mỹ đã ghi nhận 593 ca sởi ở 21 bang. Trước khi có vacxin phòng sởi, mỗi năm tại Mỹ, gần 500 nghìn người đã mắc phải căn bệnh này và 500 người tử vong. Kể từ khi vacxin sởi được sử dụng rộng rãi vào năm 1994, mỗi năm có khoảng 60 người mắc sởi.
Virus gây bệnh sởi.
Chương trình vacxin dành cho trẻ em được thực hiện năm 1994 đã giúp xóa sổ bệnh sởi vào khoảng năm 2000. Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính, trong vòng 20 năm qua, vacxin đã góp phần phòng ngừa 322 triệu người mắc bệnh và 732 nghìn ca tử vong, tiết kiệm 295 triệu USD.
Video đang HOT
Tuy nhiên, số lượng người mắc bệnh sởi đã gia tăng kể từ năm 2010 và trung bình mỗi giờ trên thế giới, 14 người chết vì bệnh sởi.
CDC thông báo, đa số người mắc bệnh sởi không được tiêm vacxin. Một số lần dịch bệnh bùng phát là do các công dân Mỹ chưa được tiêm vacxin đã bị mắc bệnh sởi khi ở nước ngoài và sau đó trở về Mỹ mang theo virus gây bệnh lây truyền cho mọi người.
Vacxin làm giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc tử vong của một tác nhân gây bệnh cụ thể. Trẻ em chưa được tiêm phòng vacxin sẽ gặp phải những khó khăn trong việc điều trị. Trong thời gian mang thai, phụ nữ chưa được tiêm phòng dễ mắc phải các bệnh có thể gây ra biến chứng cho thai nhi. Nếu thai phụ mắc bệnh rubella, em bé sinh ra có thể bị hội chứng rubella bẩm sinh, bệnh về tim, chậm phát triển và điếc.
Do vậy, việc tiêm vacxin phòng bệnh là rất cần thiết để bảo vệ tính mạng và sức khỏe cho trẻ nhỏ cũng như sức khỏe của mọi người.
(Theo Jennifer Shih, một bác sĩ chuyên khoa dị ứng và miễn dịch tại Đại học Emory)
Theo Đời Sống Pháp Luật
Thuốc mới phòng bệnh sởi cho người chưa được tiêm phòng
Các nhà nghiên cứu của Đại học Georgia, Mỹ vừa sáng chế ra một loại thuốc có khả năng bảo vệ những người chưa tiêm vaccin, có nguy cơ cao do tiếp xúc với virus gây bệnh sởi.
Loại thuốc ERDRP-0519 có dạng uống dễ dùng, được sử dụng trong giai đoạn cửa sổ. Theo các nhà nghiên cứu sởi có cơ chế lây bệnh giống cúm, qua đường hô hấp, khi người bệnh ho, hắt hơi, virus phát tán ra môi trường. Nếu không may hít phải gặp trường hợp cơ thể người bệnh yếu, virus sẽ phát triển và gây bệnh. Tuy nhiên trong thời gian từ khi nhiễm virus đến khi phát ra các triệu chứng như nổi ban trên da, sốt, chảy nước mũi, giai đoạn này được gọi là giai đoạn cửa sổ.
Thuốc ERDRP-0519 có tác dụng phòng ngừa mạnh ở giai đoạn cửa sổ, nó giúp ngăn chặn các enzym RNA polymerase của virus sởi. Bởi virus này cần các enzym để nhân đôi và tăng trưởng.
Các cuộc thử nghiệm trên chồn đã cho kết quả khả quan, các con chồn được cho lây nhiễm loại virus gần với virus sởi, cũng cho tỷ lệ tử vong cao. Tất cả các con chồn đều sống sót sau khi được điều trị bằng thuốc ERDRP-0519, nó không xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng của bệnh sởi và hệ miễn dịch của chúng được bảo vệ rất mạnh. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Translational Medicine của Mỹ.
Các nhà khoa học hy vọng loại thuốc mới này sẽ được sử dụng cho những người có tiếp xúc gần với những bệnh nhân sởi, như gia đình, bạn bè... để phòng ngừa bệnh tật bất kể người đó có được tiêm vaccin hay chưa.
Thuốc không thể thay thế vaccin phòng bệnh.
Vấn đề đặt ra là liệu loại thuốc này có thể thay thế cho tiêm chủng. Tác giả của nghiên cứu này cho biết, mặc dù thuốc có khả năng làm tăng miễn dịch mạnh để chống virus sởi nhưng không được khuyến khích thay thế vaccin phòng bệnh. Nó chỉ được công nhận là một "vũ khí" bổ sung trong nỗ lực loại bỏ bệnh sởi .
Các nhà nghiên cứu đang tiếp tục nghiên cứu loại thuốc này, thử nghiệm trên động vật gần gũi với con người trước khi đưa vào thử nghiệm lâm sàng trên người.
Trí Thức Trẻ
Hà Nội: Kéo dài thời gian tiêm vét vắc xin sởi Để đạt được mục tiêu tiêm vét vắc xin sởi cho đối tượng trẻ từ 2 đến dưới 10 tuổi, thành phố Hà Nội đồng ý cho kéo dài thời gian tiêm chủng đến hết ngày 20/5. Đặc biệt, để tạo điều kiện cho trẻ đi tiêm đầy đủ trong những ngày nắng nóng và trùng thời điểm học sinh tiểu học thi...