Dịch Ebola: WHO kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc tế
WHO tuyên bố kéo dài tình trạng khẩn cấp của dịch Ebola tại Cộng hòa Dân chủ Congo, mặc dù số trường hợp nhiễm bệnh được coi là “cực kỳ tích cực” và đã điều chỉnh giảm mức độ đe dọa.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm Ebola tại Butembo, Cộng hòa Dân chủ Congo. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Ngày 12/2, Tổ chức Y tế Thế giới ( WHO) tuyên bố kéo dài tình trạng khẩn cấp của dịch Ebola tại Cộng hòa Dân chủ Congo, mặc dù số trường hợp nhiễm bệnh được coi là “cực kỳ tích cực” và đã điều chỉnh giảm mức độ đe dọa trong thời gian gần đây.
Theo phóng viên TTXVN tại khu vực châu Phi, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Gebreyesus khẳng định dịch bệnh Ebola phải tiếp tục đặt trong trường hợp khẩn cấp vì sức khỏe cộng đồng quốc tế, và ngay cả trong trường hợp chỉ có một trường hợp mắc bệnh Ebola ở khu vực nguy hiểm và không ổn định như phía Đông Cộng hòa Dân chủ Congo, khả năng tồn tại dịch bệnh lớn hơn nhiều vẫn còn.
Ông Tedros hy vọng rằng tình trạng khẩn cấp này có thể được gỡ bỏ trong 3 tháng tới.
Video đang HOT
Trước đó, WHO đã ban bố tình trạng khẩn cấp trên phạm vi quốc tế vào tháng 7/2019 đối với dịch bệnh này. Điều đó cho phép WHO thực hiện các biện pháp tăng cường liên quan đến việc hạn chế đi lại hoặc gây quỹ.
Dịch Ebola bùng phát vào tháng 8/2018 tại Mangina và đang hoành hành ở các khu vực Bắc Kivu và Ituri, khiến khoảng 2.300 người thiệt mạng.
Ông Tedros khẳng định nếu không có trường hợp nào ghi nhận trong 42 ngày, thì dịch bệnh sẽ kết thúc, khi đề cập đến thời gian an toàn tương ứng với 2 lần của thời gian ủ bệnh.
Người đứng đầu WHO cho biết ông sẽ đến Cộng hòa Dân chủ Congo trong ngày 13/2 để gặp Tổng thống Félix Tshisekedi và trao đổi riêng về việc tăng cường hệ thống y tế của đất nước Trung Phi này./.
Theo Tấn Đạt (TTXVN/Vietnam )
WHO tuyên bố virus corona là "kẻ thù số 1"
Dịch corona của Trung Quốc đang đặt ra một "mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với phần còn lại của thế giới" và nên được xem là "kẻ thù số 1", người đứng đầu Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết.
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus
Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus kêu gọi các nước tăng cường các biện pháp phát hiện và ngăn chặn dịch virus corona, đặc biệt là tại ít nhất 30 quốc gia có hệ thống y tế yếu kém hơn.
Virus corona chủng vừa được đặt tên chính thức là Covid-19v- không đề cập đến mối liên hệ địa lý, ông Tedros cho biết.
Cảnh báo về sự nguy hiểm của virus corona, ông Tedros cho biết: "Thành thật mà nói, một loại virus còn đáng sợ hơn biến động chính trị, kinh tế và xã hội hoặc bất kỳ cuộc tấn công khủng bố nào. Một loại virus có thể gây ra hậu quả mạnh mẽ hơn bất kỳ hành động khủng bố nào. Nếu thế giới không thức tỉnh và coi virus này là kẻ thù công khai số 1, tôi nghĩ chúng ta sẽ không học được bài học của mình".
Trung Quốc hôm 12/2 cho biết đã có 42.7708 ca nhiễm virus corona được xác nhận ở nước này, bao gồm 1.017 trường hợp tử vong, ông Tedros nói và cho biết thêm rằng đã có ít hơn 400 ca nhiễm virus corona ở 24 quốc gia khác với 1 trường hợp tử vong.
WHO đã bắt đầu một cuộc họp kéo dài 2 ngày, nơi họ kêu gọi chia sẻ các mẫu virus và đẩy nhanh nghiên cứu về thuốc và vắc-xin chống virus corona.
"Loại vắc-xin đầu tiên có thể sẵn sàng trong 18 tháng. Vì vậy, chúng tôi phải làm mọi thứ ngay hôm nay bằng cách sử dụng các vũ khí có sẵn để chống lại virus này", ông Tedros tuyên bố.
Theo danviet.vn
WHO: Virus corona mới sẽ được gọi là Covid-19 Lãnh đạo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tên chính thức của virus corona chủng mới đang bùng phát là Covid-19. "Chúng ta giờ có tên cho dịch bệnh và nó là Covid-19", Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nói với báo giới tại Geneva. Ông giải thích chữ "Co" là viết tắt của "corona", "vi" của "virus" và...