Đích đến của VinFast là gì?
Có lẽ sau thế hệ hiện tại của Lux A, Lux SA, người tiêu dùng Việt sẽ không còn thấy hai mẫu xe xăng này tiếp tục được phát triển.
Hai lần tôi định đặt bút ký hợp đồng mua xe là hai lần lưỡng lự. Lux A, Lux SA đều là những mẫu xe thú vị, có nhiều điểm thuyết phục, nhưng tôi hiểu, niềm tin lúc này cho thương hiệu Việt hẵng còn quá sớm. Tôi chưa mua, vì chờ đợi xem liệu VinFast có thể làm tốt hơn thế.
Lux SA2.0 trong khuôn viên nhà máy của VinFast ở Hải Phòng. Ảnh: Ngọc Tuấn
Thành công của VinFast trên thị trường tới lúc này, theo tôi, không phải là ngôi thứ trong phân khúc hay số xe lăn bánh ra đường. Đó là chiến lợi đặc biệt về marketing và thương hiệu khi chỉ mất một thời gian rất ngắn, nhiều người tiêu dùng đã ghi nhớ logo chữ V. Họ biết tới những chiếc xe “made by” và “made in” Việt Nam.
Bỏ qua câu chuyện khen chê ở khía cạnh kỹ thuật, dòng Lux của VinFast đã làm tốt vai trò dẫn đường của mình. Và đến đây, khôn ngoan nhất là dừng lại giữa lúc vinh quang. Thông tin về những chiếc xe hiện tại của VinFast trên mặt báo dần ít đi. Những rò rỉ, phỏng đoán về một mẫu xe động cơ đốt trong mới ra đời cũng không. Lạ nhưng hợp lý, bởi xe đốt trong không phải là cuộc chơi thực sự mà VinFast nhắm tới.
Sau bóng tối scandal gian lận khí thải, Volkswagen (VW) khởi động chiến dịch Accelerate (Tăng tốc) để hướng tới tương lai. Lần đứng dậy lịch sử của VW từng nhận rất nhiều hồ nghi từ truyền thông phương Tây. Một ví von khi đó ra đời, “no more exhaust, no more lie”, nôm na là hết xả khói thì chẳng còn gian dối. Một hành động đúng có giá trị hơn vạn lời xin lỗi.
Trọng tài Danny Makkelie nhận quả bóng được chở bằng mô hình xe điện VW ID.4 điều khiển từ xa trong trận khai màn Euro 2020, tổ chức vào tháng 6/2021, Italy. Ảnh: Reuters
VW hay những hãng xe khác từng vướng vào scandal dường như đã để chiếc mũi của mình thật dài như Pinocchio (chú rối gỗ hay nói dối chỉ vì ước mơ trở thành người bằng xương bằng thịt) khi cố gắng che giấu những điểm tới hạn của công nghệ. Thực tế, các kỹ sư ôtô đã nghĩ tới điều này từ những năm 90 khi các mẫu xe hybrid bắt đầu xuất hiện nhằm giảm mức tiêu thụ nhiên liệu, qua đó giảm bớt lượng CO2 phát thải ra môi trường. Trải qua 30 năm thử nghiệm, sau những nấn ná về lợi nhuận để rồi trượt ngã, các hãng xe hiểu rằng động cơ đốt trong cũng đã tới lúc kết thúc sứ mệnh lịch sử của mình.
Với VinFast, công nghệ cũ của thế giới sẽ không phải là mục tiêu của sự phát triển. Mô hình ấy chỉ phù hợp để đảm bảo cho một sự khởi đầu an toàn, suôn sẻ. Và như chúng ta đã thấy, hãng xe Việt đã làm rất tốt điều này. Nhưng để tiến nhanh và xa hơn, xe điện (EV) mới là cách mà Michael Lohscheller và các cộng sự được lựa chọn để bước ra thế giới.
Tháng 7/2021, VinFast chính thức công bố ông M.Lohscheller – cựu chủ tịch Volkswagen Mỹ ở vị trí Tổng giám đốc VinFast toàn cầu. Đây là một điều bình thường với mô hình đa quốc gia của VinFast, giống cách mà nguyên Phó chủ tịch toàn cầu của GM – ông J. De Luca về điều hành công ty này từ năm 2017.
Tuy nhiên, lần bổ nhiệm này là để nhằm đảm bảo VinFast đi đúng hướng. Nó giống với chiến lược tăng tốc đến tương lai của gã khổng lồ VW. VF e34, VF e35 của VinFast cũng tựa như ID.3 và ID.4 của VW về mặt định hướng sản phẩm.
Nhưng như thế là chưa đủ. VW cần 3 năm để chuyển đổi mô hình phát triển thì VinFast cũng chỉ cần ngần ấy thời gian để bắt đầu cuộc chơi xe điện ở một thị trường đầy thử thách nhưng không hề xa lạ với ông Lohscheller, nước Mỹ (VinFast đặt mục tiêu bán xe tại Mỹ từ 2022). VinFast liệu có quá tự tin?
Video đang HOT
Mục tiêu của hãng xe Việt không hề viển vông. Bởi chiến lược của VinFast là trở thành một thương hiệu của những chiếc xe thân thiện với môi trường. Đồng thời mang lại những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng trong quá trình mua, thuê và bảo dưỡng sản phẩm. Tất cả dựa trên khung giá trị cốt lõi: đặt chiếc xe trên nền tảng phần mềm và kiếm lời từ những giá trị bổ sung.
Với cách làm này, VinFast có thể thiết lập bối cảnh cho các mô hình kinh doanh đa dạng, dựa trên việc cung cấp các gói dịch vụ thực sự thuyết phục khách hàng. Những nguồn doanh thu mới sẽ tới từ việc cập nhật phần mềm từ xa để bán tính năng sử dụng, sạc điện và cho thuê pin dài hạn…
Nếu Lux A, Lux SA máy xăng không được VinFast phát triển thế hệ mới, điều đó cũng không có gì lạ. Bởi tầm nhìn của hãng xe Việt ngay từ đầu đã hướng tới xe điện, tương lai của ngành ôtô thế giới.
Người dùng đánh giá VinFast Lux A2.0: Nuôi xe 5 triệu/tháng, có điểm hơn cả Mercedes nhưng còn điểm trừ
Tự cho rằng thích ghi chép là "bệnh nghề nghiệp", anh Nguyễn Quý Đường đã thu thập được rất nhiều số liệu chi tiết về VinFast Lux A2.0, qua đó đánh giá mẫu xe này phù hợp với người đã có gia đình, thu nhập trên 50 triệu/tháng dù nuôi xe chỉ bằng 1/10.
Anh Nguyễn Quý Đường là một cán bộ làm về tài chính tại Hà Nội, hiện là chủ sở hữu của một trong những chiếc xe VinFast Lux A2.0 đầu tiên tại Việt Nam. Bài viết chia sẻ của anh về chiếc sedan đầu tay của người Việt gây sốt trong nhóm người sử dụng bởi những ghi chép tỉ mỉ, ít ai làm được. Dưới đây là những chia sẻ rõ hơn về những số liệu đó.
Trải nghiệm xe của tôi khá đa dạng trong nhiều phân khúc khác nhau, từ xe hạng A (Kia Morning, Hyundai i10), hạng B (Toyota Vios, Hyundai Accent), hạng C (Honda Civic, Toyota Corolla Altis), hạng D (Toyota Camry, Nissan Teana), hạng E (Mercedes-Benz E 300, BMW 5-series...) đến các dòng SUV (Fortuner, Everest, Sorento...). Thế nhưng cuối cùng, khi chọn mua chiếc xe đầu đời, tôi lại chọn VinFast Lux A2.0 Premium, một chiếc xe mà tôi chưa từng lái thử.
Khi biết tôi đặt cọc từ lúc hãng chỉ mới ra mắt mô hình trưng bày, nhiều bạn bè và người thân đều hỏi tại sao lại chọn mua xe Việt, lại còn của một tập đoàn trước giờ vẫn chuyên về bất động sản, bán lẻ. Lúc đó thực tình, tôi chưa chú trọng vào việc mua ô tô VinFast để ủng hộ hàng Việt Nam hay vì tinh thần dân tộc. Trước khi "chốt deal", điều làm tôi vững tâm nhất chính là những yếu tố liên quan đến kinh tế như quy mô đầu tư, chiến lược và cách thức thực hiện (bao gồm tài chính, nhân sự, bài toán kinh tế, các tiêu chuẩn/chất lượng sản phẩm, cách tiếp cận thị trường Việt Nam/quốc tế)... của VinFast nói riêng và Vingroup nói chung.
Có chứ (cười). Về cảm giác lái, điều thú vị nhất với tôi là VinFast Lux A2.0 sử dụng hệ dẫn động cầu sau, tạo cho tôi cảm giác "đẩy" rất rõ, khác hẳn cảm giác bị "kéo" khi lái các xe dẫn động cầu trước. Đây là lý do chính khiến tôi luôn cảm thấy thoải mái kể cả khi trải qua một hành trình dài, đặc biệt trong những chuyến đi từ thiện tới các tỉnh miền Trung.
Tôi đã từng thử cả VinFast Lux A2.0 Premium và Mercedes-Benz E250 trên cùng quãng đường, cùng tốc độ và sử dụng chung thiết bị đo thì thấy VinFast có khả năng cách âm tốt hơn. Còn nếu bạn không tin vào nhận định trên, thì hãy nhìn vào loạt linh kiện của xe. Vốn là người kỹ tính, tôi đã "soi" vào từng linh kiện nhỏ để biết rằng chúng đều có nguồn gốc từ những thương hiệu như BMW, Denso, Continental, NGK, Brembo, Joyson Safety, Saint Gobain, OMP,...
Là người lấy xe trong đợt đầu nên gặp lỗi là điều không thể tránh khỏi, tôi cũng đã chuẩn bị tinh thần cho việc này. Tôi chưa từng được trải nghiệm dịch vụ chăm sóc khách hàng vì đây mới là lần đầu mua xe, nhưng khá bất ngờ vì thái độ và cách xử lý của nhân viên VinFast. Họ rất nhanh nhẹn. Khi tôi phản hồi về lỗi nút bấm Cruise Control và Volume, hãng đã gọi điện cho tôi để tư vấn và mời tôi tới khắc phục lỗi. Lúc tới bảo dưỡng, tôi cũng gặp một số khách hàng khác đang xử lý các hạng mục như xử lý đèn bị hấp hơi, xử lý đĩa phanh... Tôi chú ý quan sát và thấy họ đều hài lòng khi ra về.
Trải nghiệm đó bước đầu giúp tôi yên tâm hơn. Sau này khi được tăng thời gian bảo hành lên 5 năm thì cảm thấy đúng là không cần phải suy nghĩ. Tốc độ mạng lưới dịch vụ cũng đã được mở rộng nhiều nơi nên tôi không còn lo lắng nếu trong thời gian tới phải di chuyển những cung đường xa.
Tôi đang làm trong ngành tài chính, do đó tôi quen với việc thu thập và phân tích các con số thực tế để có cái nhìn toàn diện, chính xác về một vấn đề. Để đánh giá một chiếc xe, ví dụ khi nói về mức tiêu hao nhiên liệu, chi phí vận hành xe, giá xe thực tế... cần phải có con số để chứng minh. Việc trao đổi với những con số chính xác sẽ thú vị hơn nhiều, tránh sự cảm tính hoặc thiên vị.
Tôi đã gắn bó với xe tròn 20 tháng, tổng quãng đường tới hiện tại đã được gần 25.000 km. Trong đó, khoảng 85% quãng đường tôi chạy trong nội thành Hà Nội vào các giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều với tốc độ trung bình chỉ đạt 19-21 km/h. VinFast Lux A2.0 tiêu thụ khoảng 12.03L/100 km. Khi chạy trên đường trường, mức tiêu hao thực tế chỉ dao động từ 6.5 - 8L. Các con số trên tôi đều tự đo trong thực tế.
Mỗi tháng tôi sử dụng VinFast Lux A2.0 khoảng 1.200km. Với giá xăng hiện tại thì chi phí nhiên liệu hết khoảng 3 triệu đồng/tháng. Bên cạnh còn chi phí bảo dưỡng, gửi xe và các chi phí khác (rửa xe, gửi xe lẻ...), mỗi loại chi phí trung bình từ 500.000 - 1 triệu đồng/tháng. Hơn nữa, mức giá thay thế phụ tùng, bảo dưỡng, nhân công dịch vụ... rất rẻ, thậm chí còn thấp hơn nhiều so với Mazda hay Hyundai. Chiếc xe của tôi chỉ mất 3,3 triệu đồng chi phí bảo dưỡng cỡ trung cho 24.000 km.
Như vậy, theo tôi chi phí trung bình cho xe khoảng trên dưới 5 triệu đồng/tháng. Với kinh nghiệm của tôi, nếu thu nhập khoảng trên 50 triệu đồng/tháng thì việc "nuôi" Lux A2.0 khi có gia đình là vừa sức, không phải lo lắng nhiều.
Theo tôi thấy, phần mềm hiển thị màn hình của VinFast Lux A2.0 không có nhiều công năng, camera 360 kém, thậm chí quá mờ khi di chuyển trong vùng ánh sáng yếu. Người dùng đôi khi gặp tình trạng "treo" khi vào số lùi hoặc tự động khởi động lại màn hình khi đang sử dụng xe.
Tiếp theo đó, dù được trang bị tới 13 chiếc loa nhưng các dải âm trầm, bổng chưa tách bạch rõ ràng, khó có thể phân biệt được tần số khi để âm lượng nhỏ. Tuy vậy, nếu chỉ sử dụng Spotify, kết nối với USB, bluetooth... thì hệ thống này vừa đủ để đáp ứng nhu cầu. Tất nhiên, khi muốn nghe nhạc chất lượng cao như trong nhà hát thì cần phải đầu tư nhiều hơn.
Không chỉ đối với tôi, tôi tin là nhiều người dùng trước đây đã kỳ vọng VinFast sẽ cung cấp phần mềm Apple Carplay và Android Auto. May mắn là trong vài tuần trở lại đây, điều này đã trở thành hiện thực.
Với những người mua xe đợt đầu như tôi thì không thể tránh lỗi, điển hình là lỗi về phần mềm hay gây ra các tình huống dở khóc dở cười. Ví dụ như hệ thống Auto Start/Stop được tích hợp theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường Châu Âu nhưng hoàn toàn không phù hợp với điều kiện giao thông ở Việt Nam. Đây chính là nguyên nhân gây hại ắc quy, hại bộ đề, báo lỗi không chính xác.
Cụ thể thì tôi đã từng không thể nổ xe vì di chuyển vào khu vực bị phá sóng, khi đó chìa khoá không kết nối được với động cơ. Ngoài ra, một số xe chưa được update phần mềm V86 có thể xảy ra tình trạng bị treo hoặc báo lỗi trong khoảng 4 phút nếu ấn nút Start/Stop khi đạp phanh không đủ sâu. Tuy nhiên, những lỗi này đều đã được VinFast cập nhật phần mềm và không còn tình trạng đó đối với các xe được giao gần đây.
Xe VinFast cũng xảy ra tình trạng báo lỗi ảo nhưng hãy yên tâm vì thực tế không nguy hiểm đến vậy. Vì xe được trang bị nhiều hệ thống cảm biến nên thỉnh thoảng có thể xảy ra tình trạng này rồi sau đó nhanh chóng biến mất. Các cảnh báo lỗi động cơ, kiểm soát hành trình, cảnh báo điểm mù hay thậm chí cảnh báo áp suất lốp... đôi khi hiện lên thoáng qua. Lỗi này đúng là đôi khi có làm người dùng bất an nhưng sau khi trao đổi với nhân viên VinFast cũng như tìm hiểu, tôi đã cảm thấy yên tâm hơn. Dẫu sao, đây cũng là điều tôi đã sẵn sàng tinh thần từ đầu khi mua xe, và cũng là điều mà những khách hàng đầu tiên của VinFast - như tôi, nên hiểu và đồng cảm cho hãng xe Việt.
Tất nhiên là tôi có quan tâm đến việc xe VinFast gần đây giảm giá, nhưng tôi không nghĩ nhiều đến việc mình bị "hớ" bao nhiêu tiền. Chiếc xe này với tôi vẫn quá trọn vẹn để phải nghĩ tới vấn đề bán lại. Mà nếu không bán lại thì chưa phải quan tâm đến giá. Cứ cho khoản chênh đó là tôi trả thêm để được trải nghiệm sớm thì cũng hợp lý. Hơn nữa, nhìn về mặt tích cực thì việc giảm giá xe sẽ khiến cộng động người sử dụng xe VinFast trở nên đông đảo hơn, đó là điều có lợi chứ không hề có hại.
Từ những trải nghiệm thực tế gần 2 năm qua, tôi có thể hài lòng khẳng định chất lượng của VinFast Lux A2.0 Premium vượt trội mọi đối thủ dòng sedan dù di chuyển trong màn đêm băng giá của vùng cao Hà Giang hay dưới cái nắng gắt 48 độ giữa trưa hè Hà Nội. Với thang điểm 8.5/10, nếu được lựa chọn lại, tôi vẫn sẽ chọn VinFast Lux A2.0.
Mỗi tháng chờ nhận xe, khách mua VinFast Lux SA2.0 được tặng 20 triệu Nếu chọn phương án chờ nhận xe sau, khách mua VinFast Lux SA2.0 sẽ được tặng 20 triệu đồng cho mỗi tháng chờ. Anh Trần Minh (Hà Nội) vừa đặt mua chiếc VinFast Lux SA2.0 bản tiêu chuẩn vào đầu tháng 7. Theo lẽ thường, khách hàng sẽ ký hợp đồng mua bán rồi chờ ngày sớm nhất để nhận xe theo lịch...