Dịch đang thu hẹp tại Anh, Malaysia mua thêm vắc xin Trung Quốc
Chỉ số lây nhiễm COVID-19 tại Anh đang thu hẹp dù số ca dương tính SARS-CoV-2 tại nước này vẫn cao. Số ca mắc trong cộng đồng tại Trung Quốc tiếp tục giảm ngày thứ 4 liên tiếp trong khi tình hình tại Úc còn phức tạp.
Nhân viên sân bay quốc tế Phố Đông (Trung Quốc) làm nhiệm vụ khử khuẩn tại khu vực dành cho người mới nhập cảnh ngày 13-8 – Ảnh: AFP
Sáng 14-8, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc cho biết có 66 ca nhiễm COVID-19 mới được ghi nhận tại Trung Quốc đại lục trong 24 giờ qua. Trong số này có 36 ca nhập cảnh cách ly ngay và 30 ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Đây là số ca nhiễm cộng đồng thấp nhất tính từ ngày 30-7 và là ngày thứ tư liên tiếp số ca cộng đồng giảm. Theo Hãng tin Reuters, Trung Quốc cũng ghi nhận 19 ca dương tính SARS-CoV-2 nhưng không triệu chứng, giảm 15 ca so với ngày trước đó.
Các trường hợp dương tính không triệu chứng không được tính vào tổng số ca bệnh nhưng vẫn được chính quyền Trung Quốc thống kê, theo Reuters.
Tình hình dịch bệnh tại Úc vẫn phức tạp, với bang đông dân nhất nước này là New South Wales (NSW) ghi nhận kỷ lục 466 ca nhiễm mới tính từ tối 13 đến sáng 14-8.
Bà Gladys Berejiklian, thủ hiến bang NSW, đã quyết định siết chặt các biện pháp chống dịch và tăng mức phạt đối với các hành vi vi phạm. NSW cũng triển khai thêm cảnh sát chống bạo động để thiết lập các chốt và kiểm tra ngẫu nhiên.
Chỉ số lây nhiễm (R) tại xứ England của Vương quốc Anh đang thu hẹp, báo hiệu dịch bệnh tại khu vực này đang có dấu hiệu chậm lại, theo số liệu được báo The Guardian công bố ngày 13-8. Chỉ số R hiện ở mức từ 0,8 đến 1,0 so với mức từ 0,8 đến 1,1 của tuần trước đó.
Video đang HOT
Báo The Guardian giải thích nếu chỉ số R> 1, dịch sẽ bùng phát theo cấp số nhân, nhưng nếu R
Chỉ số R được công bố ngày 13-8 nghĩa là cứ 10 người mắc COVID-19 thì có từ 8 đến 10 người khác bị lây nhiễm từ nhóm này. Cơ quan y tế xứ England đang kỳ vọng chỉ số R sẽ giảm xuống dưới 1,0 trong thời gian ngắn sắp tới.
Một người dân Israel được tiêm tăng cường mũi 3 vắc xin COVID-19 tại Jerusalem ngày 13-8 – Ảnh: REUTERS
Tại Đông Nam Á ngày 13-8, giới chức y tế Malaysia xác nhận nước này sẽ bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi vào giữa tháng 9 tới, trong đó ưu tiên tiêm cho những em có vấn đề về sức khỏe.
Tốc độ tiêm chủng tại Malaysia đang tăng nhanh. Hôm 12-8, Chính phủ Malaysia đã ủy quyền tìm mua thêm 5 triệu liều vắc xin COVID-19 do Sinovac của Trung Quốc sản xuất để duy trì tốc độ tiêm chủng như hiện tại.
Hồi tháng 7, cũng chính giới chức y tế Malaysia tuyên bố sẽ không mua thêm vắc xin Sinovac từ Trung Quốc sau khi sử dụng hết số lượng đã tiếp nhận. Hợp đồng mới sẽ nâng số vắc xin Malaysia mua từ Trung Quốc lên hơn 20 triệu liều.
Cũng liên quan đến vắc xin, ngày 13-8 tại Canada , Chính phủ Canada thông báo sẽ yêu cầu các nhân viên liên bang, lao động trong các ngành do liên bang quản lý và một số nhóm đối tượng khác phải tiêm chủng bắt buộc vắc xin.
Động thái này ghi dấu sự thay đổi quan điểm của chính quyền Ottawa và dự kiến sẽ tác động đến khoảng 1,5 triệu người.
Theo Bộ trưởng Giao thông vận tải Omar Alghabra, Chính phủ Canada sẽ yêu cầu người lao động trong các ngành do liên bang quản lý phải tiêm phòng muộn nhất là vào cuối tháng 10-2021.
Hành khách các hãng hàng không thương mại, xe lửa liên tỉnh và du thuyền cũng sẽ phải tiêm phòng trước thời hạn này. Tuy nhiên, sẽ có ngoại lệ cho những người không thể tiêm vắc xin vì lý do y tế.
Toàn thế giới vượt 205 triệu ca mắc COVID-19; châu Á vẫn là điểm nóng
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 22h ngày 11/8 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng trên 205 triệu ca nhiễm COVID-19, trong đó có trên 4,33 triệu người đã tử vong. Số người bình phục hiện đã lên tới trên 184 triệu người.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Jonesboro, Arkansas, Mỹ. Ảnh: Bloomberg/TTXVN
Mỹ vẫn là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh với tổng số ca nhiễm là 36,89 triệu ca, bao gồm 634.662 ca tử vong. Tiếp theo là Ấn Độ và Brazil với số ca nhiễm tại 2 nước này lần lượt ở con số 32,03 triệu ca và 22,96 triệu ca. Trong khi đó, tổng số bệnh nhân không qua khỏi do COVID-19 tại Brazil là 564.890, cao hơn con số Ấn Độ ghị nhận được 485.056 ca.
Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta đang trở thành mối đe dọa đối với nỗ lực phòng chống dịch COVID-19 mà toàn cầu đã đạt được trong nhiều tháng qua khi làn sóng dịch bệnh gia tăng tại nhiều nước, kể cả những nước có tỷ lệ tiêm chủng cao.
Hiện châu Á đang là điểm nóng của dịch COVID-19 với số ca nhiễm mới ghi nhận hằng ngày đặc biệt tăng cao tại một số nước như Iran, Indonesia, Thái Lan, Malaysia, Philippines, Nhật Bản.
Trong 24 giờ qua, Iran ghi nhận trên 42.500 ca nhiễm mới; Indonesia có thêm trên 30.600 ca nhiễm. Con số này tại Thái Lan, Malaysia, Philippines và Nhật Bản lần lượt là 21.038 ca, 20.780 ca, 12.021 ca và 10.579 ca. Toàn khu vực châu Á trong 24 giờ qua ghi nhận thêm gần 189.000 ca nhiễm và khoảng 3.300 ca tử vong.
Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN
Tại châu Âu, dịch bệnh cũng đang diễn biến phức tạp khi Nga và Anh ghi nhận số ca tử vong do COVID-19 tăng vọt. Nhiều nước, trong đó có Ukraine, gia hạn các biện pháp phòng dịch đến ngày 1/10. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định thế giới sẽ còn phải sống chung với dịch COVID-19 trong nhiều tháng nữa và cuộc khủng hoảng dịch bệnh sẽ còn tiếp diễn.
Trước diễn biến dịch hiện nay, các nước đang đẩy mạnh công tác tiêm chủng vaccine phòng bệnh, coi đây là "vũ khí" để hạn chế sự lây lan của biến thể Delta. Việc đánh giá hiệu quả của vaccine ngừa COVID-19 đối với biến thể Delta cũng như đẩy nhanh tiến trình thử nghiệm hiệu quả của các loại vaccine mới cũng đang được hết sức chú trọng.
Các trung tâm tiêm chủng ngừa COVID-19 trên toàn thủ đô Manila của Philippines đang tăng tốc tiến độ tiêm chủng, hoạt động 24/24, nhằm ngăn chặn số ca mắc COVID-19 đang gia tăng do biến thể Delta gây ra.
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Nga khẳng định vaccine Sputnik V của nước này có hiệu quả phòng chống biến thể Delta vào khoảng 83%.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Giang Tô, Trung Quốc, ngày 9/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cơ quan quản lý sản phẩm y tế Trung Quốc vừa phê duyệt việc thực hiện các thử nghiệm quy mô trong nước nhằm tiêm kết hợp vaccine CoronaVac sử dụng công nghệ bất hoạt của hãng Sinovac và một loại vaccine công nghệ DNA do công ty công nghệ sinh học Mỹ Inovio phát triển. Công ty dược phẩm NRx của Israel thông báo chuẩn bị tiến hành thử nghiệm giai đoạn IIb đối với vaccine COVID-19 BriLife tại Gruzia.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) một lần nữa hối thúc 20 nhân vật quyền lực trên thế giới đảo ngược tình trạng bất bình đẳng trong tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 toàn cầu trước tháng 10 tới. Họ là những người đứng đầu các công ty lớn liên quan đến sản xuất vaccine ngừa COVID-19, lãnh đạo các nước ký hợp đồng mua hầu hết vaccine trên thế giới và đứng đầu các nước sản xuất vaccine.
Cho đến nay, gần 4,5 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 đã được sử dụng trên khắp thế giới. Tại các nước có thu nhập cao, theo phân loại của Ngân hàng Thế giới (WB), tỷ lệ tiêm vaccine là 104 liều vaccine/100 người. Tuy nhiên, tỷ lệ này tại 29 nước có thu nhập thấp nhất chỉ là 2 liều/100 người.
Châu Á-Thái Bình Dương "nóng" với hàng loạt cuộc tập trận Trong khi Mỹ đang chuẩn bị cho một loạt các cuộc tập trận toàn cầu kéo dài gần 1 tháng ở châu Á với các đồng minh thân cận như Australia, Anh, Nhật Bản thì Trung Quốc cũng tập trận ở Biển Đông. Hải quân Mỹ đang tham gia một loạt cuộc tập trận trên khắp châu Á-Thái Bình Dương (Ảnh minh họa:...