Dịch cúm lớn nhất lịch sử nhân loại: Một phần ba dân số thế giới nhiễm cúm Tây Ban Nha thế nào?
Hơn một trăm năm trước, virus cúm Tây Ban Nha lây nhiễm cho một phần ba dân số thế giới, giết chết hàng chục triệu người, khiến không ít người từng tin rằng loài người đứng trước sự diệt vong.
Trong giai đoạn đầu của đợt bùng phát corona virus mới, mỗi người nhiễm bệnh ước tính đã lây nhiễm cho 2,2 người khác, theo nghiên cứu trên Tạp chí Y học New England. Điều đó làm cho coronavirus mới dễ lây lan tương đương bệnh cúm Tây Ban Nha năm 1918, đã giết chết 50 triệu người và trở thành đại dịch nguy hiểm nhất trong lịch sử được ghi nhận.
Tuy nhiên, dịch virus corona mới đang di chuyển chậm hơn so với cúm Tây Ban Nha. Đó là vì 2019-nCoV mất nhiều thời gian hơn để gây ho, sốt và khó thở ở một nạn nhân mới bị nhiễm bệnh.
Các nạn nhân cúm trong bệnh viện cấp cứu gần Camp Funston (nay là Fort Riley) ở Kansas năm 1918. (Ảnh: AP Photo / Bảo tàng Y tế Quốc gia)
Sự bùng phát của virus cúm, còn được gọi là cúm Tây Ban Nha năm 1918-1919, lây lan với tốc độ đáng kinh ngạc trên khắp thế giới, lan sang Ấn Độ, đến Australia và các đảo xa Thái Bình Dương. Chỉ trong 18 tháng, ít nhất một phần ba dân số thế giới bị nhiễm bệnh.
Ước tính số lượng chết người rất khác nhau, từ 20 triệu đến 50 triệu đến 100 triệu ca chết người. Nếu con số ước tính đó là chính xác, đại dịch năm 1918 đã giết chết nhiều người hơn cả hai cuộc chiến tranh Thế giới cộng lại.
Chiến tranh và dịch hại
Có vài loại virus liên quan chặt chẽ gây bệnh cúm, nhưng chỉ một chủng (loại A) có liên quan đến dịch bệnh chết người. Đại dịch 1918-19 do virus cúm A có tên là H1N1 gây ra. Mặc dù được gọi là cúm Tây Ban Nha, những trường hợp được ghi nhận đầu tiên là ở Mỹ trong năm cuối của Thế chiến thứ nhất.
Đến tháng 3/1918, Mỹ trải qua chiến tranh với Đức và Liên minh Trung tâm trong 11 tháng. Trong thời gian đó, quân đội Mỹ phát triển thành một lực lượng chiến đấu quy mô lớn với hơn hai triệu người tới châu Âu. Nằm trong sự mở rộng quân đội là Fort Riley, Kansas, nơi một cơ sở đào tạo mới, Camp Funston, được xây dựng.
Chính tại đây vào đầu tháng 3/1918, một người lính bị sốt đã được báo cáo với bệnh xá. Trong vòng vài giờ, hơn một trăm binh sĩ khác gặp phải tình trạng tương tự, nhiều người ngã bệnh trong những tuần tiếp theo. Vào tháng 4, nhiều lính Mỹ đã đến châu Âu và mang theo virus. Làn sóng đầu tiên của đại dịch bắt đầu.
Video đang HOT
Tình nguyện viên Chữ thập đỏ chiến đấu chống lại dịch cúm Tây Ban Nha ở Mỹ vào năm 1918. (Ảnh: APIC / Getty Images)
Tốc độ chết người
Chủng cúm Tây Ban Nha giết chết bệnh nhân một cách nhanh chóng chưa từng thấy trước đó. Ở Mỹ xuất hiện đầy rẫy những câu chuyện về những người thức dậy và chết trên đường đi làm.
Các triệu chứng khủng khiếp: Những người mắc bệnh bị sốt và khó thở. Thiếu oxy khiến khuôn mặt của họ nhuốm xanh. Xuất huyết làm đầy phổi và gây nôn mửa, chảy máu cam, nạn nhân bị chết ngộp trong chất lỏng tích tụ trong chính của cơ thể họ.
Không giống như rất nhiều chủng cúm trước đó, cúm Tây Ban Nha tấn công không chỉ những người già hay trẻ nhỏ mà cả những người trưởng thành khỏe mạnh trong độ tuổi từ 20 đến 40.
Các nhà dịch tễ học vẫn tranh cãi về nguồn gốc chính xác của virus, có một số đồng thuận rằng đó là kết quả của một đột biến gene có thể xảy ra ở Trung Quốc. Nhưng điều rõ ràng là chủng cúm này đã đi ra toàn cầu nhờ vào sự di chuyển mạnh mẽ và nhanh chóng của quân đội trên khắp thế giới.
Tờ rơi cung cấp thông tin về dịch bệnh, bao gồm các lời khuyến cáo như tránh đám đông, không khạc nhổ và “nếu có thể hãy đi bộ đi làm”.
Diễn biến phức tạp của cuộc chiến cũng che khuất tỷ lệ chết người cao bất thường của loại virus mới. Ở giai đoạn đầu này, bệnh không được hiểu rõ và nguyên nhân gây chết thường được quy cho viêm phổi. Việc kiểm duyệt chặt chẽ trong thời chiến khiến báo chí châu Âu và Bắc Mỹ không thể đưa tin về sự bùng phát. Chỉ ở Tây Ban Nha trung lập, báo chí mới có thể nói chuyện thoải mái về những gì đang xảy ra, và đây cũng là một phần lý do căn bệnh toàn cầu được gọi là cúm Tây Ban Nha.
Làn sóng thứ hai
Các chiến hào và nhà tù đông đúc trong Chiến tranh thế giới thứ nhất đã trở thành “vật chủ” hoàn hảo cho căn bệnh này. Khi quân đội di chuyển, sự lây nhiễm đi cùng với họ. Làn sóng xuất hiện lần đầu tiên ở Kansas giảm sau vài tuần, nhưng đây chỉ là tạm thời. Đến tháng 9/1918, dịch bệnh bước vào giai đoạn nguy hiểm nhất.
Người ta tính toán rằng 13 tuần từ tháng 9 đến tháng 12/1918 là thời kỳ khốc liệt nhất, lấy đi nhiều mạng sống nhất của dịch bệnh. Ít nhất 195.000 người Mỹ chết trong tháng 10. Để so sánh, tổng số thương vong của quân đội Mỹ trong toàn bộ Thế chiến I chỉ ở mức hơn 116.000. Một lần nữa, các khu vực quân sự đông đúc lại là nơi làn sóng bệnh thứ hai được duy trì.
Vào tháng 9, một vụ dịch gồm 6.674 trường hợp được báo cáo tại Camp Devens, căn cứ quân sự ở Massachusetts. Khi cuộc khủng hoảng lên đến đỉnh điểm, các dịch vụ y tế bắt đầu bị áp đảo. Việc thực hiện các đám tang riêng rẽ trở nên bất khả thi. Nhiều người chết phải kết thúc cuộc đời trong các ngôi mộ tập thể.
Cuối năm 1918, việc lây lan gián đoạn và tháng 1/1919 chứng kiến sự khởi đầu của giai đoạn thứ ba.
Làn sóng cuối cùng ít gây chết người hơn, nhưng nó vẫn gây ra thiệt hại đáng kể. Đến mùa hè năm 1919, các chính sách chăm sóc sức khỏe và đột biến gene tự nhiên của virus khiến dịch bệnh kết thúc. Mặc dù vậy, ảnh hưởng của nó, đối với những người mất người thân hoặc bị biến chứng sức khỏe lâu dài, đã kéo dài hàng thập kỷ.
Tác động lâu dài
Đại dịch khiến hầu như không có một phần nào của thế giới không bị ảnh hưởng. Ở Anh, 228.000 người chết. Mỹ mất tới 675.000 người, Nhật Bản khoảng 400.000. Hòn đảo phía tây Thái Bình Dương của Samoa (Samoa ngày nay) đã mất 1/5 dân số. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng chỉ riêng ở Ấn Độ, tổng số người thiệt mạng là từ 12 đến 17 triệu. Dữ liệu chính xác về số người chết khó nắm bắt, nhưng số liệu người chết trên toàn cầu được ước tính là từ 10-30% những người bị nhiễm bệnh.
Thuốc và cải thiện vệ sinh công cộng, kết hợp với các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới và các cơ quan quốc gia như Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh ở Mỹ, đặt cộng đồng quốc tế ở vị trí tốt hơn để đáp ứng những thách thức bùng phát. Tuy nhiên, các nhà khoa học biết rằng một đột biến gây chết người lại có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Theo saostar.vn
Ăn kiêng theo khung giờ giúp sống lâu
Ăn trong giới hạn thời gian 6-8 giờ và kiêng ăn từ 16 đến 18 giờ mỗi ngày có thể là bí quyết chữa trị nhiều căn bệnh. Nghiên cứu công bố trên Tạp chí Y học New England (NEJM-Mỹ) cho thấy phương pháp "nhịn ăn gián đoạn" này làm giảm huyết áp, hỗ trợ giảm cân và nâng cao tuổi thọ.
Bản phân tích dựa trên nhiều nghiên cứu ở người và động vật cho rằng các bác sĩ có thể "kê đơn" kiêng ăn như một phương pháp phòng ngừa hoặc điều trị bệnh béo phì, ung thư, tiểu đường và bệnh tim. Tuy vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo bác sĩ cần theo dõi sát bệnh nhân trong suốt thời gian họ nhịn ăn gián đoạn, sau đó mới tăng dần thời lượng và tần suất nhịn ăn nhằm có được kết quả như mong muốn.
Nhịn ăn gián đoạn hoạt động như thế nào?
Nhịn ăn gián đoạn đã được nghiên cứu ở động vật gặm nhấm và người trưởng thành thừa cân để đánh giá khả năng cải thiện sức khỏe. Tác giả nghiên cứu Mark Mattson, Giáo sư khoa học thần kinh tại Đại học Johns Hopkins, cho biết nhịn ăn gián đoạn có hai loại: ăn trong thời gian hạn chế (ăn trong khung 6-8 giờ và nhịn ăn trong 16-18 giờ mỗi ngày) và nhịn ăn gián đoạn 5:2 - tức là nhịn ăn 2 ngày/tuần (ngày nhịn ăn chỉ tiêu thụ 500 calo).
Theo Giáo sư Mattson, việc luân phiên ăn và nhịn ăn có thể cải thiện sức khỏe tế bào, chủ yếu là nhờ kích hoạt cơ chế trao đổi chất. Trong quá trình chuyển dịch cơ chế trao đổi chất này, các tế bào sử dụng hết kho dự trữ nhiên liệu vốn có và chuyển sang biến đổi chất béo thành năng lượng - nói nôm na là "bật công tắc" từ tích trữ chất béo sang tiêu hao chất béo.
Lợi ích đã được chứng minh
Một số nghiên cứu trên động vật và con người cho thấy nhịn ăn gián đoạn có liên quan đến việc nâng cao sức khỏe trái tim, cải thiện chức năng nhận thức và kéo dài tuổi thọ. Đơn cử trường hợp của cư dân ở tỉnh đảo Okinawa (Nhật Bản), nơi nổi tiếng có tuổi thọ rất cao và chế độ ăn giàu dưỡng chất nhưng ít calo. Các tác giả cho rằng nhịn ăn gián đoạn có thể đã giúp họ ngăn ngừa béo phì - yếu tố ảnh hưởng lớn đến nguy cơ mắc bệnh tim mạch - và kéo dài cuộc sống.
Nhịn ăn gián đoạn còn được cho giúp cải thiện tình trạng kháng insulin, ổn định lượng đường trong máu. Kết quả từ một nghiên cứu nhỏ năm 2018 cho thấy 3 người đàn ông mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đã có thể ngừng tiêm insulin sau khi giảm cân nhờ nhịn ăn gián đoạn - một phát hiện trái với quan niệm lâu nay cho rằng bệnh tiểu đường là không thể chữa được.
Nghiên cứu trước đó mà Giáo sư Mattson là đồng tác giả cũng chỉ ra rằng, chuyển dịch cơ chế trao đổi chất do nhịn ăn tạm thời có thể tăng khả năng chống stress bằng cách tối ưu hóa chức năng não và sự linh hoạt thần kinh, tức khả năng thích ứng của não với sự phát triển của một người trong suốt cuộc đời. Một nghiên cứu năm 2009 cho thấy người lớn tuổi áp dụng chế độ ăn kiêng hạn chế calo đã cải thiện trí nhớ ngôn ngữ so với hai nhóm khác không nhịn ăn.
Thậm chí, nhịn ăn gián đoạn còn cải thiện chức năng thể chất. Một nghiên cứu tiến hành đối với nam giới cho thấy nhịn ăn trong 16 giờ mỗi ngày đã giúp họ giảm mỡ và tăng cường khối lượng cơ bắp chỉ trong 2 tháng tập thể hình.
Hạn chế của phương pháp nhịn ăn gián đoạn
Nhóm nghiên cứu cho biết phần lớn các thử nghiệm lâm sàng tập trung vào những người trẻ tuổi và trung niên thừa cân, nên lợi ích và sự an toàn của nhịn ăn gián đoạn có thể không xảy ra với các đối tượng khác.
Hạn chế khác của phương pháp này là nó chắc chắn sẽ khiến người ta đói, trở nên cáu kỉnh và giảm khả năng tập trung. Lý do là khi não bị thiếu thức ăn, các hoóc-môn thèm ăn ở vùng dưới đồi - "trung tâm đói" của não - được giải phóng và có thể kích thích ăn nhiều hơn. Nhưng Giáo sư Mattson cho biết đây chỉ là "tác dụng phụ" tạm thời. "Bệnh nhân cần được tư vấn rằng cảm giác đói và cáu kỉnh chỉ xảy ra lúc đầu và thường biến mất sau 2-4 tuần vì cơ thể và não đã quen với thói quen mới" - ông giải thích thêm.
HOÀNG ĐIỂU
Theo CNN, USA Today/baocantho
Lại thêm tin vui cho người thích uống cà phê: Kéo dài tuổi thọ Nghiên cứu mới phát hiện những người uống cà phê đã giảm đáng kể nguy cơ tử vong sớm, theo Express. ShutterStock Khi nói đến việc kéo dài tuổi thọ, không có thuốc tiên nào có thể chắc chắn làm tăng tuổi thọ. Nhưng nghiên cứu mới đã tiết lộ rằng uống cà phê đã được chứng minh là giúp sống lâu hơn....