Dịch cúm gia cầm: Đừng vì tạm lắng mà chủ quan
Tính đến thời điểm này, một số địa phương trong cả nước đã công bố khống chế thành công dịch cúm gia cầm. Tuy vậy, nguy cơ dịch phát sinh và lây lan trong thời gian tới là rất cao trong khi người dân lại hết sức chủ quan.
Theo cảnh báo của các cơ quan chức năng, dấu hiệu tạm lắng của dịch cúm gia cầm chỉ là tạm thời. Khi các ổ dịch cúm A (H5N1) vẫn còn thì nguy cơ lây lan trong cộng đồng là rất lớn. Do đó, việc một số ổ dịch được khống chế ở vài địa phương không làm tình hình dịch cúm gia cầm bớt căng thẳng. Chưa kể, nguy cơ cúm A (H7N9) vượt biên từ bên kia biên giới sang nước ta là khó lường.
Ở nhiều địa phương, gia cầm sống không rõ nguồn gốc được bày bán tràn lan trên lề đường
Trước những diễn biến phức tạp của dịch cúm, người dân dường như vẫn chưa ý thức được nguy cơ từ dịch. Nhiều khu chợ tự phát dọc quốc lộ, nông thôn, vùng ven, người ta vẫn đem gà vịt chưa hề qua kiểm dịch ra bán “chạy cúm”. Giá “rẻ chưa từng thấy” cộng với việc tin rằng gà vịt nhìn khỏe thì chưa nhiễm bệnh (điều này rất khó nhận biết vì gia cầm nhiễm cúm A (H7N9) vẫn không có biểu hiện bệnh) nên nhiều người vẫn mua về chế biến.
Người dân vẫn khá thờ ơ với mức độ nguy hiểm của dịch cúm gia cầm
Thực tế thì, chưa nói đến việc ăn, tiếp xúc với gia cầm bệnh, chết, việc tránh xa chúng cũng chỉ giúp người dân phần nào “né” được nguồn lây trực tiếp. Bởi, vi rút gây cúm A có mặt khắp nơi. Thông qua chất thải của gia cầm, chúng có thể len lỏi trong đất, nước, không khí, tồn tại ở mọi ngóc ngách và sống ở môi trường ngoài từ hai tuần đến một tháng, nhất là ở nơi đông người, đặc biệt là các khu chợ. Hơn nữa, cúm A (H5N1) có thể lây từ người sang người.
Video đang HOT
Có thể thấy, sự thiếu kiến thức cộng tâm lý lơ là khiến người dân thờ ơ với cúm. Một số ỷ lại vào các cơ quan chức năng, một số tin rằng cúm đang ở rất xa, số ít khác thì “yên tâm” vì vắc xin sẽ mau chóng khống chế cúm ở đàn gia cầm để không lây sang người hoặc do đã quá quen với cúm, cho rằng “cúm rồi lại thôi”. Mỗi gia đình, cá nhân chưa thật sự quyết liệt phòng cúm.
Rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay diệt khuẩn là biện pháp an toàn, hiệu quả để phòng chống cúm
Để đảm bảo sức khỏe và phòng tránh dịch cúm gia cầm, chuyên gia y tế khuyến cáo: bàn tay là nơi ẩn náu của ký sinh trùng – tác nhân truyền bệnh, do đó rửa tay thường xuyên bằng nước rửa tay diệt khuẩn là biện pháp an toàn, hiệu quả, tiện lợi nhất mà người dân có thể làm cho mình và gia đình. Bên cạnh đó, chú ý vệ sinh thân thể sạch sẽ bằng sữa tắm diệt khuẩn, nhất là khi vừa tiếp xúc với gia cầm, chuồng trại hay vừa từ bên ngoài trở về để đảm bảo vi rút cúm không có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
Nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về việc chủ động phòng ngừa dịch cúm, Cục Y Tế Dự phòng (trực thuộc Bộ Y Tế) phối hợp cùng Quỹ Unilever Việt Nam và nhãn hàng Lifebuoy chính thức phát động chiến dịch truyền thông phòng, chống bệnh cúm gia cầm lây sang người A (H5N1) và A (H7N9) tại Lạng Sơn (22/3) và Cần Thơ (29/3). Nhưng trước hết, mọi người nên thường xuyên rửa tay bằng nước rửa tay diệt khuẩn để bảo vệ bản thân và gia đình trước diễn biến phức tạp của dịch cúm.
Theo VNE
TQ: Bảo mẫu phát thuốc cúm cho trẻ như phát kẹo
Các bé đã phải uống thuốc phòng cúm hàng ngày trong suốt hơn 2 năm trời.
Ngày 12/3, phụ huynh của 690 trẻ em tại trường mẫu giáo Fengyun ở Tây An, Trung Quốc cho biết con em họ đã bị những triệu chứng táo bón, đau bụng, đau chân và chán ăn sau khi được các cô giáo cho uống một loại thuốc phòng cúm trong thời gian dài.
Hồi đầu tuần, hàng chục phụ huynh đã bao vây con đường phía trước trường mẫu giáo để đòi ban giám hiệu phải giải thích vụ việc này. Họ muốn biết con em mình đã được phát những liều thuốc phòng cúm nặng đến mức nào và các em đã phải uống trong bao lâu, cũng như những tác dụng phụ mà các em gặp phải.
Phụ huynh tụ tập phản đối nhà trường
Chính quyền Tây An đã gửi mẫu thuốc phòng cúm này đi xét nghiệm và yêu cầu các chuyên gia y tế phân tích đánh giá các tác dụng của loại thuốc đó.
Một bà mẹ tên Wang cho biết: "Mặc dù con bé mới đi học mẫu giáo nhưng tuần nào cô giáo cũng phát cho nó hai hoặc ba viên thuốc vào buổi sáng và buổi chiều như phát kẹo." Sau một thời gian, con gái của bà này đã xuất hiện triệu chứng chóng mặt và đau chân.
Một bà mẹ tên Zhang cho biết cô con gái 6 tuổi của cô kêu chóng mặt, đau đầu và đau chân sau một thời gian đến lớp.
Bà Zhao Baoying, hiệu trưởng trường mẫu giáo này cho biết các bé trong trường bắt đầu được uống thuốc phòng cúm khi dịch cúm gia cầm bùng phát ở Trung Quốc vào năm 2012, và "tôi không biết là bác sĩ vẫn tiếp tục kê đơn loại thuốc này cho các bé."
Loại thuốc mà các bé phải uống trong suốt 2 năm trời
Cháu Gao Yiming 7 tuổi vừa mới tốt nghiệp mẫu giáo hồi năm ngoái. Kết quả của 5 năm học tại trường mẫu giáo này là cháu bé đã bị đau dạ dày và có các vấn đề về thận. Người mẹ Li Na của cháu cho biết: "Các bác sĩ không tìm ra nguyên nhân. Tôi đã phát hiện ra bí mật của trường mẫu giáo này sau khi con tôi kể rằng các cô thường bắt nó uống những viên thuốc màu trắng."
Một phụ huynh khác tên Wang cho biết cô con gái 5 tuổi của cô từng tuyên bố với mẹ: "Con sẽ không bao giờ bị cúm vì ngày nào cô giáo cũng bảo chúng con uống thuốc phòng cúm." Cô này hỏi các bạn cùng lớp và biết được rằng các bé đã phải uống loại thuốc này từ hồi năm ngoái.
Một số phụ huynh nghi ngờ rằng trường mẫu giáo này bắt các bé uống thuốc phòng cúm thường xuyên để các bé không phải nghỉ ốm ở nhà và nhà trường sẽ không phải trả lại tiền học phí cho phụ huynh, trong khi vài người lại cho rằng con em họ đang trở thành "chuột bạch" của một chương trình thử nghiệm thuốc.
Phụ huynh phong tỏa con đường phía trước trường mẫu giáo
Hiệu trưởng Zhao cho biết họ mua loại thuốc này từ các dược sĩ. Tuy nhiên kết quả điều tra của chính quyền Tây An cho thấy trong lần gần đây nhất, họ đã đặt mua 10.000 viên thuốc phòng cúm từ một nhà bán sỉ thuốc ở địa phương.
Hiệu trưởng Zhao đã phải thừa nhận sai sót khi cho các học sinh uống loại thuốc này trong một thời gian dài mà không thông báo với phụ huynh. Nhà chức trách cũng phát hiện ra rằng bác sĩ của nhà trường cũng không được phép kê đơn loại thuốc này.
Theo Khampha.vn
Công bố hết dịch cúm gia cầm H5N1 Ngày 12-3, ông Đào Lý Nhĩ, Chi cục trưởng Chi cục Thú y tỉnh Phú Yên cho biết, dịch cúm gia cầm H5N1 trên toàn tỉnh Phú Yên đã chấm dứt. Các hoạt động mua bán, vận chuyển gia cầm trở lại bình thường. Trước đó, ngày 12-2-2014, dịch cúm gia cầm xảy ra trên đàn vịt tại thôn Thạch Tuân 2, xã...