Dịch COVID-19: WHO cảnh báo châu Âu chưa qua cơn nguy hiểm
Người phụ trách khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ông Hans Kluge ngày 10/6 cảnh báo châu Âu chưa qua cơn nguy hiểm dù số ca nhiễm và tử vong mới trong dịch COVID-19 đang giảm trên toàn châu lục, đồng thời kêu gọi người dân di chuyển có trách nhiệm trong kỳ nghỉ Hè.
Người dân đeo khẩu trang phòng ngừa dịch COVID-19 tại Milan, Italy. Ảnh tư liêu: THX/TTXVN
Phát biểu tại họp báo ở Copenhagen (Đan Mạch), ông Kluge cho biết: “Khi các cuộc tụ tập xã hội gia tăng, nhiều người di chuyển hơn và các lễ hội lớn cũng như các sự kiện thể thao lớn diễn ra trong thời gian tới, WHO châu Âu kêu gọi mọi người hãy thận trọng”. Ông nói: “Nếu bạn chọn cách đi lại, hãy có trách nhiệm. Hãy ý thức các nguy cơ”.
Trong hai tháng qua, số ca nhiễm, tử vong và nhập viện mới tại châu Âu đều đã giảm, cho phép 36 trong số 53 quốc gia bắt đầu nới lỏng các biện pháp phòng dịch. Số ca nhiễm ghi nhận trong tuần trước là 368.000 ca, tương đương 1/5 số ca nhiễm hằng tuần ghi nhận trong thời đỉnh dịch tháng 4/2020.
Ông Kluge thừa nhận tiến bộ đạt được ở hầu hết các nước trong khu vực, song nhấn mạnh “không có gì chứng tỏ rằng đã hết nguy hiểm”. Ông cho biết biến thể Delta, xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ, rất đáng lo ngại, đồng thời nhắc nhở rằng các nước cần rút ra bài học từ đợt bùng phát số ca trong mùa Hè năm ngoái ngay cả khi các chiến dịch tiêm phòng hiện đang được đẩy nhanh khắp khu vực. Theo ông, đến nay chỉ có 30% dân số khu vực châu Âu được tiêm liều vaccine đầu tiên, và điều đó là chưa đủ đề ngăn chặn làn sóng lây nhiễm mới.
Trong diễn biến khác, các quan chức Liên minh châu Âu (EU) cho biết khối này đã quyết định không chọn mua bổ sung 100 triệu liều vaccine của hãng Johnson & Johnson, và nếu có đặt hàng thì sẽ cân nhắc dùng số vaccine này để viện trợ cho các nước nghèo.
Video đang HOT
Quyết định trên được đưa ra sau khi xuất hiện một số vấn đề về nguồn cung và an toàn của vaccine này. Các cuộc thảo luận trong EU đã cho thấy niềm tin giảm đối với loại vaccine chỉ tiêm một liều duy nhất này, dù ban đầu được ca ngợi là đóng vai trò quan trọng trong nỗ lực tiêm phòng thành công ở châu Âu.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Ishoj, Đan Mạch. Ảnh: AFP/TTXVN
Liên quan đến hợp đồng giữa EU với hãng Johnson & Johnson, có một sự hiểu nhầm trong cách dùng từ liên quan đến việc đặt mua 100 triệu liều bổ sung. Trong hợp đồng, EU đặt mua 200 triệu liều và “có thể chọn mua” thêm 200 triệu liều theo hai đợt. Thời hạn để đưa ra lựa chọn cho đợt thứ hai gồm 100 triệu liều còn lại đã hết vào cuối tháng 6 nhưng không có quyết định nào được đưa ra về việc có mua hay không.
Lý do của quyết định trên có thể là vấn đề nguồn cung và sự an toàn của vaccine này.
Một quan chức Ủy ban châu Âu (EC) cho biết theo thỏa thuận ban đầu, Johnson & Johnson cam kết cung cấp 55 triệu liều cho EU vào cuối tháng 6, nhưng đến nay chỉ giao 12 triệu liều. Các chính phủ EU đã từng bày tỏ lo ngại về sự chậm trễ này. Hai đợt giao hàng triệu liều khác đã phải chậm lại trong vài tuần do Cơ quan quản lý dược phẩm của Liên minh châu Âu (EMA) đánh giá độ an toàn của vaccine này sau đợt lây nhiễm tại một nhà máy của Johnson & Johnson ở Mỹ.
Johnson & Johnson không bình luận về vấn đề nguồn cung cũng như lệnh mua mang tính lựa chọn của EU, song khẳng định cam kết cung cấp đủ 200 triệu liều cho khối.
Các số liệu nội bộ cho thấy EU đã đảm bảo đủ vaccine từ các nguồn cung khác để tiêm cho người trưởng thành trong mùa Hè này, và cũng có một hợp đồng lớn với Pfizer/BioNTech trong những năm tới nếu cần tiêm bổ sung. Tuy nhiên, EU vẫn cân nhắc khả năng chọn đặt hàng vaccine của Johnson & Johnson, chủ yếu nhằm mục đích viện trợ cho các nước nghèo hơn. Đến nay, EU đã cam kết viện trợ ít nhất 100 triệu liều bổ sung vào cuối năm nay.
Cơ chế tiếp cận vaccine COVAX, do WHO khởi xướng, hiện mới chỉ giao được 80 triệu liều vaccine cho gần 130 quốc gia với tổng dân số hàng tỷ người. Trước khi đối mặt với các vấn đề về nguồn cung, COVAX đã có kế hoạch giao ít nhất 2 tỷ liều vào cuối năm nay. Giờ đây, cơ chế này chủ yếu phụ thuộc vào nguồn vaccine viện trợ để đạt mục tiêu đề ra.
Dịch COVID-19 tại Lào vẫn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát
Ngày 24/5, Bộ Y tế Lào thông báo ghi nhận 21 ca măc mơi COVID-19 trong 24 giờ qua, gồm 10 ca lây nhiêm trong cộng đồng và 11 ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, sau hơn 1 tháng thực hiện lệnh phong tỏa, thủ đô Viêng Chăn tiếp tục là điểm nóng của dịch COVID-19 tại Lào với 9 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Điều này cho thấy tình hình dịch vẫn còn phức tạp và tiềm ẩn nguy cơ bùng phát.
Một điểm xét nghiệm COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN
Trước tình hình này, Chính quyền thủ đô Viêng Chăn vừa ra quy định mới trong việc cấp phép ra vào thành phố, theo đó mọi cá nhân, tổ chức, pháp nhân cả Lào và người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại thủ đô Viêng Chăn muốn ra vào thành phố phải được Ủy ban chuyên trách về phòng chống dịch bệnh COVID-19 cấp phép.
Phát biểu tại cuộc họp báo chiều 24/5, Đại diện Bộ Y tế Lào cho biết các nước trong khu vực đã phát hiện biến thê mơi của virus SARS-CoV-2 xuât hiên đâu tiên tại Ấn Độ và Nam Phi, có tôc đô lây lan nhanh hơn biến thê ơ Anh hiện đã đươc ghi nhân tại Lào. Bô trên kêu gọi người dân không ra khỏi nhà nếu không có việc cấp thiết và thực hiện nghiêm các quy định phòng ngừa dịch COVID-19.
Tới nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 1.822 ca măc COVID-19, trong đó đã chữa khỏi cho 1.133 người và chỉ ghi nhận 2 ca tử vong.
* Cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia thông báo trong 24 giơ qua, quôc gia Đông Nam Á này ghi nhân 556 ca măc mới COVID-19, trong đó có 15 ca nhập cảnh và 540 ca lây nhiễm trong cộng đồng. Ngoài ra, nươc này cũng ghi nhân thêm 3 ca tử vong do COVID-19 và 658 người đã bình phục.
Theo phóng viên TTXVN tại Pnom Penh, như vây, Campuchia có thêm một ngày số ca bình phục vượt quá số ca mắc mới COVID-19. Tuy nhiên, số ca mắc mới tại các tỉnh như Kampong Chhnang, Takeo, và Svay Rieng tiếp tục tăng. Tính đến ngày 24/5, bô trên xác nhận có tổng cộng 25.761 ca mắc COVID-19, trong đó 18.359 người đã bình phục và 179 người không qua khỏi.
Liên quan đến tình hình dịch bệnh tại Phnom Penh, Đô trưởng Phnom Penh Khuong Sreng ngày 23/5 cho biêt sẽ xem xét tái áp đặt lệnh giới nghiêm tại thủ đô nếu chính quyền phát hiện người dân địa phương và người nước ngoài không tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch COVID-19.
Theo đó, nếu số ca mới không giảm và người dân vi phạm hướng dẫn phòng chống dịch của Bộ Y tế về đeo khẩu trang, xịt cồn kháng khuẩn và đảm bảo giãn cách, lệnh giới nghiêm có thể được áp dụng trở lại. Ông Khuong Sreng cũng cho biêt sẽ yêu cầu giới chức 14 quận tiến hành kiểm tra các nhà hàng và các điểm giải trí về thực hiện các quy định y tế.
Người phát ngôn Bộ Y tế đồng thời là người đứng đầu Ủy ban tiêm phòng vaccine COVID-19 của Campuchia, bà Or Vandine, cảnh báo người dân đặc biệt thận trọng sau khi chính quyền Phnom Penh cho phép mở cửa trở lại hoạt động kinh doanh.
Tối 23/5, khoảng 1 triệu liều vaccine Sinovac đã được chuyển đến Sân bay quốc tế Phnom Penh. Đây là lô hàng thứ 5 Chính phủ Campuchia đặt mua của Trung Quốc. Theo người phát ngôn Bộ Y tế Campuchia Youk Sambath, số vaccine mới nhất sẽ được ưu tiên tiêm phòng cho người dân Phnom Penh, tiếp đến là Kandal và các tỉnh khác có số ca măc COVID-19 đang gia tăng.
Tình trạng khẩn cấp ở tỉnh Okinawa (Nhật Bản) có hiệu lực Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, ngày 23/5, tình trạng khẩn cấp bắt đầu có hiệu lực ở tỉnh Okinawa, miền Nam Nhật Bản, nâng tổng số tỉnh, thành nằm trong phạm vi áp dụng tình trạng khẩn cấp ở nước này lên con số 10. Theo dự kiến, tình trạng khẩn cấp ở Okinawa sẽ có hiệu lực tới ngày 20/6, dài...