Dịch Covid-19: Virus corona sẽ không biết mất ở châu Âu vào mùa hè
Cơ quan kiểm soát dịch bệnh của Liên minh châu Âu (EU) cảnh báo rằng nhiệt độ nắng nóng của mùa hè là không đủ để ngăn chặn sự lây lan của virus corona, khiến dịch bệnh Covid-19 biến mất và các quốc gia ở châu Âu được dự báo sẽ hết giường chăm sóc đặc biệt vào giữa tháng 4 khi dịch vào giai đoạn cao điểm.
Thời tiết ấm lên vào mùa hè được cho là không thể khiến virus corona biến mất ở châu Âu
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh châu Âu (ECDC) đã trích dẫn một nghiên cứu mới cho biết, virus corona sẽ không trở nên ít nguy hiểm hơn khi thời tiết nóng lên và ẩm. Điều này làm giảm hy vọng rằng dịch Covid-19 ở bán cầu bắc có thể biến mất khi mùa hè đến.
“Cho đến nay, không có bằng chứng nào cho thấy, SARS-CoV-2 (tên của chủng virus corona mới gây bệnh viêm phổi cấp Covid-19) sẽ chỉ hoạt động vào mùa đông như nhiều chủng virus corona khác ở bán cầu bắc”, ECDC cho biết trong một báo cáo.
Video đang HOT
Tài liệu trích dẫn các phân tích sơ bộ từ đại dịch Covid-19 ở Trung Quốc đã phát hiện virus corona mới có khả năng duy trì mức sinh sản cao ở những vùng nhiệt đới có độ ẩm cao, như Quảng Tây và Singapore.
Điều đó “nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện các biện pháp can thiệp của con người như cách ly những người bị nhiễm bệnh, giữ khoảng cách xã hội và đóng cửa trường học”, ECDC cho biết.
Trong khi đó, theo The Guardian, các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở châu Âu cũng đang đối mặt với nguy cơ quá tải. Dự kiến các giường chăm sóc đặc biệt trong các bệnh viện ở châu Âu sẽ bị hết vào giữa tháng 4, trừ khi các bước tăng cường giường bệnh và giảm sự lây lan của Covid-19 được thực hiện có hiệu quả.
ECDC cũng sửa đổi đánh giá về nguy cơ mà virus corona gây ra đối với người già và những người mắc bệnh mãn tính ở Châu Âu từ “cao” thành “rất cao”. Cơ quan này duy trì đánh giá rằng các nhóm tuổi và nhóm người khác phải đối mặt với mối nguy hiểm “vừa phải” từ virus này.
Tác phẩm nghệ thuật của Banksy ở Venice bị ngập
Một bức tranh tường được cho là của họa sĩ bí ẩn người Anh, Banksy, đã chìm một nửa dưới làn nước trong đợt ngập lụt nghiêm trọng nhất ở Venice 50 năm qua.
Hồi tháng 5, một bức tranh tường bí ẩn xuất hiện ở Venice, mô tả hình ảnh một bé gái người di cư, mặc áo phao đang cầm pháo sáng màu hồng như một tín hiệu kêu cứu, theo CNN.
Bức tranh gợi sự liên tưởng đến tượng nữ thần tự do và ngay lập tức nhiều người đã nghĩ đến Banksy vì phong cách giống hệt với những bức tranh trước đó.
Họa sĩ bí ẩn người Anh sau đó đã xác nhận đây là tác phẩm của mình, thông qua Instagram. Bức tranh ra đời trong bối cảnh châu Âu, đặc biệt là Italy vẫn phải đối mặt với cuộc khủng hoảng người di cư trên biển Địa Trung Hải.
Tác phẩm của Banksy bị ngập trong cơn triều cường lịch sử tại Venice. Ảnh: AP.
Antonio Renna, một cư dân Venice sống gần địa điểm có bức tranh tường, cho biết tác phẩm đã gần như chìm hẳn khi mực nước dâng cao tới 160 cm.
Bộ trưởng Di sản Văn hóa Italy, ông Dario Franceschini đã họp với hội đồng địa phương thành phố để đánh giá những thiệt hại của đợt triều cường lịch sử.
Venice đang ngày càng phải đối mặt với tình hình triều cường diễn biến phức tạp. Thị trưởng Luigi Brugnaro đã phải đóng cửa quảng trường St. Mark - biểu tượng của thành phố. Nhà thờ St. Mark, công trình kiến trúc có niên đại 1000 năm, mới chỉ bị ngập 6 lần trong suốt chiều dài lịch sử của nó, nhưng 2 lần đã xảy ra vào 2 năm qua.
Cư dân thành phố đã quen với việc mực nước tại các kênh đào nhích lên cao hơn vào khoảng thời gian này trong năm. Nhưng những gì diễn ra năm nay được cho là trận lụt tồi tệ thứ 2 trong lịch sử thành phố.
"Đây là hậu quả của biến đổi khí hậu", ông Brugnaro thẳng thừng nhận xét trên Twitter.
Theo news.zing.vn
Mỹ trừng phạt các thực thể của Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan và Syria liên kết với IS Bộ Tài chính Mỹ hôm 18/11 cho biết áp đặt trừng phạt đối với 5 thực thể, 4 cá nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, Afghanistan và Syria có liên kết với tổ chức khủng bố IS. "Hôm nay, Văn phòng Kiểm soát tài sản nước ngoài (OFAC) thuộc Bộ Tài chính Mỹ chỉ rõ hai cá nhân Thổ Nhĩ Kỳ có liên quan...