Dịch COVID-19 vẫn nóng ở Đông Nam Á, Philippines lo biến thể Delta
Nhiều nước Đông Nam Á vẫn có số ca nhiễm mới và tử vong cao quanh mức kỷ lục. Đây là dấu hiệu cho thấy đợt dịch COVID-19 do biến thể Delta hiện nay vẫn còn khó kiểm soát.
Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm cho người dân tại một điểm tiêm chủng ở Yogyakarta, Indonesia, ngày 8-8 – Ảnh: Xinhua
Cập nhật vào sáng ngày 9-8 về tình hình dịch bệnh COVID-19 của Bộ Y tế Thái Lan cho thấy Thái Lan có thêm 149 người chết, 19.603 ca nhiễm mới tính đến hết ngày 8-8. Tín hiệu lạc quan là số bệnh nhân xuất viện (19.819) cao hơn số ca nhiễm mới một chút.
Theo báo Bangkok Post , kỷ lục về số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 trong ngày từ đầu dịch đến nay ở Thái Lan được ghi nhận vào ngày 7-8 với 21.838 ca nhiễm và 212 người tử vong.
Chính phủ Thái Lan đã áp đặt các biện pháp hạn chế, trong đó có lệnh giới nghiêm để kiểm soát đợt bùng phát dịch từ đầu tháng 4-2021 đến nay.
Tuy nhiên, do tiến độ tiêm chủng chậm và sự lây lan nhanh các biến thể của virus, tình hình dịch COVID-19 tại Thái Lan những ngày gần đây đang rất khó khăn.
Video đang HOT
Tính đến ngày 7-8, Thái Lan đã tiêm hơn 20 triệu liều vắc xin COVID-19. Nước này đặt mục tiêu tiêm cho 70% dân số vào cuối năm nay.
Tại Indonesia , thống kê cho thấy số ca nhiễm mới đã giảm mạnh kể từ ngày 15-7. Cập nhật đến ngày 8-8 của Bộ Y tế Indonesia cho thấy cả nước có 26.415 ca nhiễm mới. Tuy nhiên, 1.498 người tử vong lại là con số đứng đầu thế giới.
Ít nhất 23,77 triệu người Indonesia đã được tiêm 2 mũi vắc xin COVID-19 với nhiều loại khác nhau. Có 50,49 triệu người đã tiêm ít nhất một mũi. Mục tiêu của Indonesia là phủ vắc xin cho 208,2 triệu người trong tổng số hơn 274 triệu dân nước này.
Ngày 8-8, Bộ Y tế Philippines báo cáo có 287 ca tử vong vì COVID-19 và 9.671 trường hợp nhiễm mới. Đây là số ca tử vong cao nhất kể từ tháng 4-2021 ở Philippines.
Trong những tuần gần đây, Philippines đã phát hiện hơn 330 ca nhiễm Delta, biến thể đã khiến nhiều quốc gia trên thế giới bùng phát dịch.
Từ ngày 6-8, thủ đô Manila của Philippines đã phong tỏa trở lại để làm giảm tốc độ lây lan của virus và giảm áp lực với các bệnh viện.
Biện pháp này sẽ kéo dài trong 2 tuần. Theo đó, chỉ các cơ sở kinh doanh thiết yếu mới được phép hoạt động, chỉ người lao động trong các ngành thiết yếu mới được ra ngoài. Người dân được tập thể dục ngoài trời.
Các chuyên gia cảnh báo nếu không siết chặt các biện pháp hạn chế ở thủ đô Manila thì số ca mắc COVID-19 có thể đẩy hệ thống y tế của thành phố vào tình trạng quá tải.
Tại Úc , bang New South Wales, bang đông dân nhất ở Úc, ghi nhận 283 ca nhiễm mới trong ngày 9-8, tăng chút ít so với 262 ca của ngày hôm trước và có một ca tử vong ở một phụ nữ trên 90 tuổi.
Tại Hàn Quốc , theo Hãng thông tấn Yonhap, do ít lấy mẫu xét nghiệm trong dịp cuối tuần, số ca nhiễm mới công bố ngày 9-8 giảm dưới mốc 1.500.
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc xác nhận Hàn Quốc có thêm 1.492 ca nhiễm mới và 4 ca tử vong. Chính quyền đã quyết định sẽ gia hạn quy định giãn cách ở mức độ cao nhất đối với vùng Seoul mở rộng đến ngày 22-8.
Theo đó, cấm tụ tập trên 2 người sau 18h, thực hiện giới nghiêm từ 22h đối với nhà hàng, quán cà phê và ngừng hoạt động hộp đêm và các tụ điểm giải trí về đêm khác.
Quan hệ Mỹ - Philippines nồng ấm trở lại
Mối quan hệ đồng minh Mỹ - Philippines nống ấm trở lại với việc khôi phục hoàn toàn Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng (VFA) ký năm 1998, cho phép triển khai binh sĩ Mỹ trên lãnh thổ Philippines.
Đây có thể là một trong những kết quả quan trọng trong hàng loạt các hoạt động ngoại giao sôi nổi của Mỹ trong thời gian gần đây tại Đông Nam Á - khu vực mà Mỹ khẳng định là cốt yếu trong cấu trúc Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.
Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte (phải) và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong cuộc gặp tại Malacaang. Ảnh: Malacaang
Việc khôi phục hoàn toàn thỏa thuận được thực hiện hơn 1 năm sau khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte thông báo với phía Mỹ về việc sẽ hủy bỏ thỏa thuận do bất bình đối với việc một thượng nghị sỹ nước này bị từ chối cấp thị thực nhập cảnh Mỹ. Tuy nhiên thời gian qua Philippines đã hai lần đình chỉ quyết định hủy thỏa thuận.
Phát biểu tại cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ đang ở thăm khu vực, Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Delfin Lorenzana nhấn mạnh, việc khôi phục hoàn toàn thỏa thuận cho thấy mối quan hệ giữa hai nước vẫn đang đi đúng hướng: "Tổng thống Philippines đã quyết định thu hồi hoặc rút lại thư hủy bỏ đối với Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng. Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng hiện có hiệu lực hoàn toàn và chúng tôi đang tiếp tục thảo luận với Mỹ về các cuộc diễn tập tương lai theo khuôn khổ Thỏa thuận".
Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng đặt ra những quy định về việc luân chuyển hàng nghìn binh sĩ Mỹ vào và ra khỏi Philippines để tham gia các cuộc tập trận và diễn tập. Nếu chấm dứt thỏa thuận sẽ là đòn giáng mạnh vào liên minh lâu đời nhất của Mỹ ở châu Á, trong bối cảnh cạnh tranh và ảnh hưởng với Trung Quốc gia tăng trong khu vực.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin khẳng định tầm quan trọng của Thỏa thuận, đồng thời nhấn mạnh quyết định này sẽ củng cố hơn nữa liên minh Hiệp ước 70 năm của hai quốc gia: "Các quốc gia đang phải đối mặt với một loạt thách thức, từ khủng hoảng khí hậu đến đại dịch. Trong bối cảnh đó, một liên minh Mỹ - Philippines mạnh mẽ, kiên cường sẽ vẫn là yếu tố quan trọng đối với an ninh, ổn định và thịnh vượng của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thỏa thuận các lực lượng thăm viếng được khôi phục hoàn toàn sẽ giúp chúng ta cùng nhau đạt được mục tiêu đó".
Đông Nam Á, nơi sinh sống của 650 triệu người với một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, là một khu vực quan trọng của thế giới và do đó cũng quan trọng đối với Mỹ. Có một số ý kiến cho rằng kể từ khi lên nắm quyền, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden chưa thực sự có bước đi mạnh mẽ tại Đông Nam Á. Để một chiến lược châu Á hay cách tiếp cận Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương hiệu quả hơn, Mỹ cần phải làm nhiều hơn nữa ở khu vực này. Vì vậy đang diễn ra hàng loạt các hoạt động ngoại giao cấp tập tại Đông Nam Á nhằm gửi đi thông điệp về tầm quan trọng của khu vực trong chính sách đối ngoại của Mỹ.
Chuyến thăm của Thứ trưởng ngoại giao Mỹ Wendy Sherman, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và mới nhất Nhà trắng hôm 30/7 thông báo Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris sẽ công du Đông Nam Á. Trong thông báo Nhà trắng khẳng định chuyến thăm của Phó Tổng thống Mỹ nhằm tăng cường quan hệ với các đối tác quan trọng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, xây dựng lại các mối quan hệ đối tác toàn cầu và duy trì an ninh quốc gia.
Với các hoạt động ngoại giao sôi nổi của mình, Mỹ đang muốn khẳng định sự hiện diện tại khu vực quan trọng này, truyền tải thông điệp là "một đối tác đáng tin cậy và là một người bạn luôn xuất hiện khi cần" như Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Austin phát biểu trước báo giới mới đây. Các nhà phân tích nhận định, với chính sách ngoại giao của Mỹ nhằm xây dựng lại quan hệ với các nước đồng minh và đối tác nhằm đối phó với các thách thức, trọng tâm của Mỹ cũng đang hướng tới khu vực châu Á. Vì vậy trong những tháng tới, sẽ có thêm nhiều nỗ lực ngoại giao của Mỹ tại khu vực châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng, với việc thúc đẩy chính sách kết hợp giữa khía cạnh ngoại giao và thương mại để đảm bảo hiệu quả trong chiến lược của Mỹ tại khu vực.
Tình hình dịch bệnh COVID-19 thế giới ngày 29/7 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 29/7 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có 196.908.515 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.207.661 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi là 178.275.949 ca. Khu vực Đông Nam Á hiện đang là tâm dịch của thế giới khi số ca mắc mới và tử vong trong ngày luôn ở...