Dịch Covid-19 tủ thuốc nhà bạn cần có những loại thuốc nào?
Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ, bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Mùa dịch Covid-19 diễn ra, tủ thuốc nhà bạn cần nên có những loại thuốc này để sử dụng khi cần thiết.
TS.DS. Phạm Đức Hùng làm việc tại Bệnh viện Nhi Cincinnati của Mỹ và DS. Phạm Phương Hạnh, hành nghề (Rph) tại Toronto, Ontario, Canada đưa ra các loại thuốc nên và không nên tích trữ trong nhà trong mùa dịch Covid-19 này.
Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có vắc xin để phòng hay điều trị virus corona được Cuocj quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ chấp nhận. Dưới đây sẽ là một số thông tin bổ ích để bạn và gia đình có thể an toàn trong mùa dịch.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cho biết mỗi gia đình nên tích trữ các loại thuốc mà không cần kê đơn vẫn có thể sử dụng tại nhà. Các loại thuốc này trong tủ thuốc gia đình nên có. Lưu ý thuốc nên để ở vị trí cao, tránh xa tầm tay của trẻ em. Những loại thuốc tủ thuốc mọi nhà nên có:
1. Trong thủ thuốc luôn có đầy đủ các dụng cụ hỗ trợ
Trong tủ thuốc mỗi nhà dù không có nhiều thuốc nhưng phải đảm bảo có đủ các dụng cụ hỗ trợ để kiểm tra sức khỏe này:
- Nhiệt kế.
- Túi chườm nóng.
- Dung dịch nước rửa tay khô có cồn.
- Băng, gạc, cồn.
- Máy đo huyết áp hay đo đường huyết nếu cần.
Có máy đo huyết trong tủ thuốc gia đình – Ảnh Internet
2. Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt
Thuốc giảm đau, hạ sốt Paracetamol là thuốc sử dụng thông thường đối với nhiều người và đem lại hiệu quả cao. Mỗi viên thuốc Paracetamol có chứa 325mg hoặc 500mg thuốc. Bạn cần đọc kỹ loại thuốc đang có trong gia đình có hàm lượng nào để sử dụng hợp lý, không bị quá liều bạn cần tuân thủ khoảng cách giữa các liều thuốc liền kề kéo dài từ 4 đến 6 tiếng.
Video đang HOT
Bản chất thuốc Paracetamol tuy khá an toàn nhưng vẫn sẽ gây ra những nguy cơ có ảnh hưởng đến gan nếu sử dụng quá liều. Người lớn không có bệnh lý về gan có thể sử dụng 4000mg/ngày. Đối với trẻ em hay người bị mắc bệnh về gan cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc Ibuprofen, đây là thuốc có thể hỗ trợ một vài trường hợp xảy ra như: đau bụng kinh, đau nửa đầu hay viêm khớp. Đối với những trường hợp đau nhức này, sử dụng Ibuprofen sẽ tốt hơn so với sử dụng Paracetamol.
Ibuprofen khi không kê toa có thể sử dụng theo hàm lượng 200mg, 400mg khoảng cách các liều từ 6 đến 8 giờ hoặc 600mg và khoảng cách các liều kéo dài 12 giờ.
Hai loại thuốc trên đều có thể sử dụng dự trữ nhưng cần cẩn trọng bà lưu ý về cách sử dụng cũng như các đồ ăn có thể gây khó chịu đối với dạ dày. Tốt nhất nên sử dụng với liều lượng thấp, sử dụng trong thời gian ngắn.
Khi bị tiêu chảy, đau bụng liên quan đến virus đường ruột thì bạn có thể sử dụng thuốc như Smecta, Imodium. Lưu ý chỉ sử dụng thuốc khi bị tiêu chảy trong thời gian ngắn, không có dấu hiệu nguy hiểm như đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu,… Nếu tình trạng kéo dài trên 3 ngày bạn cần đến bệnh viện để thăm khám kịp thời.
Sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy – Ảnh Internet
Ngoài ra, bạn cần bù nước và chất điện giải Oresol khi bị tiêu chảy đặc biệt đối với trường hợp bị tiêu chảy là trẻ em và người lớn tuổi trong gia đình.
4. Các loại thuốc điều trị dị ứng dạng uống hoặc xịt mũi
Thuốc uống cho trẻ em khi bị dị ứng thường có dạng lỏng và được sử dụng theo cân nặng của trẻ. Các loại thuốc này đều chỉ nên sử dụng khi thật sự cần thiết đối với trẻ.
Đối với người lớn các loại thuốc này có những loại thuốc gây buồn ngủ hoặc không buồn ngủ. Bạn có thể lựa chọn cho mình các loại thuốc phù hợp để sử dụng.
Ngoài ra, đối tượng lớn tuổi có thể bị gật gà nếu sử dụng thuốc dị ứng gây buồn ngủ. Đối với người lớn tuổi nên sử dụng thuốc không buồn ngủ để tránh gây nguy hiểm và chỉ sử dụng khi cần thiết.
Loại uống cho trẻ em thường là dạng lỏng, cần đo theo cân nặng và chỉ dùng nếu cần. Với người lớn, có loại gây buồn ngủ và không gây buồn ngủ, bạn cần lựa chọn đúng để phù hợp với sinh hoạt hàng ngày. Người lớn tuổi có thể bị chóng mặt, gà gật nếu dùng thuốc dị ứng gây buồn ngủ. Từ đó dễ bị té ngã, bạn nên chọn loại không buồn ngủ và chỉ dùng nếu cần.
5. Thuốc trị ho
Các loại thuốc trị ho dạng siro có dextromethorphan. Đây là loại thuốc trị ho chỉ sử dụng khi có liên quan tới cảm cúm.
Lưu ý loại thuốc dạng siro này không được sử dụng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
Loại thuốc giảm axit dạ dày như Phosphalugel, đây là loại thuốc cần được sử dụng theo hướng dẫn. Nếu phải sử dụng thuốc này nhiều lần trong ngày và kéo dài nhiều ngày để kiểm soát bệnh bạn cần đến thăm khám bác sĩ để kiểm tra tình hình dịch bệnh chính xác hơn.
Tủ thuốc nên có các loại thuốc giảm axit dạ dày – Ảnh Internet
Ngoài ra, việc lạm dụng sử dụng Phosphalugel hay các thuốc giảm axit có thể gây ra tình trạng dư axit bùng lên khi bạn ngưng thuốc và điều này có thể khiến dạ dày bị đau nhiều hơn.
7. Các loại thuốc được bác sĩ kê đơn
Đối với gia đình nếu có thành viên bị mắc các bệnh mạn tính hoặc người lớn tuổi không thể ra khỏi nhà thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ về các loại thuốc cần sử dụng để nhận được kê đơn trong thời gian dài hơn so với bình thường.
Còn đối với người khỏe mạnh, bạn hạn chế tích trữ thuốc, chỉ tích trữ các loại thuốc kê đơn từ bác sĩ vì điều này sẽ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
8. Các loại thuốc không tự ý mua để tích trữ phòng dịch Covid-19
- Các loại thuốc không rõ nguồn gốc, chưa có kết quả chính xác về khả năng điều trị bệnh.
- Không tự ý mua các loại thuốc đang được nghiên cứu trị Covid-19.
- Hydroxychloroquine có độc tính trên võng mạc, hệ tạo máu, thính lực, trương lực cơ và cơ tim có thể gây nguy hiểm cho bệnh nhân suy gan, suy thận.
- Thuốc Lopinavir/ritonavir, loại thuốc này có thể gây ra các vấn đề về thần kinh, nhức đầu,..
Hiện tại phương pháp điều trị cơ bản của Covid-19 vẫn là điều trị hỗ trợ, điều này giúp giảm đau, hạ sốt, bù nước đối với bệnh nhân và được bác sĩ sử dụng tại bệnh viện nên mọi người không tự ý mua về sử dụng để điều trị hay phòng ngừa Covid-19.
Nắng Mai
Những loại thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình
Việc trang bị cho tủ những loại thuốc thiết yếu và những y cụ cần thiết để sử dụng trong một số tình huống sơ cấp cứu ban đầu sẽ giúp can thiệp kịp thời, phòng tránh được những diễn biến xấu của bệnh.
Vị trí đặt tủ thuốc phải là nơi dễ nhìn thấy, tiện lợi cho việc sử dụng
Những loại thuốc và vật dụng y tế cần thiết
Thuốc giảm đau, hạ sốt, chống viêm: một số loại thuốc như paracetamol, aspirin,... bạn nên dự trữ một số dạng viên dành cho người lớn, dạng bột hoặc dạng sủi nếu nhà có con nhỏ. Có thể dự trữ dạng viên con nhộng hạ sốt dùng cho đường hậu môn trong trường hợp trẻ nhỏ cần được hạ sốt khẩn cấp. Lưu ý, tránh lạm dụng thuốc giảm đau, hạ sốt, dùng cần cách nhau 6 tiếng, dùng quá liều có thể gây ngộ độc.
Thuốc sát trùng, bông băng, gạc y tế: Các loại thuốc sát trùng và các thuốc mỡ kháng sinh để chống nhiễm trùng khi bị trầy xước. Ngoài ra bông băng, gạc y tế là cần thiết để băng bó các vết thương nhỏ và sơ cứu ban đầu các vết thương lớn. Trong trường hợp, vết thương hở to, vết thương nặng và sâu cần sơ cứu ban đầu và đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và xử lý kịp thời. Nên trang bị cho mình một số kiến thức về sơ cấp cứu để có các thao tác xử lý một cách tốt nhất.
Các y cụ khác như cặp nhiệt độ, máy đo huyết áp. Cặp nhiệt độ để đo nhiệt độ khi bị sốt để có phương án chườm lạnh và uống thuốc hạ sốt hợp lý. Sử dụng máy đo huyết áp tự động trong trường hợp gia đình có người già hoặc người có các bệnh về huyết áp, tim mạch.
Dung dịch nước muối sinh lý. Nên trang bị cho tủ thuốc dung dịch nước muối sinh lý, thuốc nhỏ mắt, mũi để có thể vệ sinh mắt mũi hằng ngày khi đi đường có nhiều bụi bẩn hoặc thời điểm có nhiều dịch bệnh.
Thuốc da liễu, thuốc bôi ngoài da. Có thể trang bị cho tủ thuốc một số thuốc trị bỏng, thuốc làm liền sẹo giúp các vết bỏng dịu nhẹ, không bị phồng rộp.
Thuốc tiêu hóa: Thuốc tiêu hóa là một trong những loại thuốc cần thiết nhất mà bạn nên trang bị cho tủ thuốc gia đình mình. Bởi các vấn đề về tiêu hóa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe hàng ngày. Một số loại thuốc điều trị như: Oresol dùng để bù nước trong trường hợp tiêu chảy, Smecta, Becberin dùng khi tiêu chảy.
Những điều cần lưu ý
Dán hoặc treo cạnh tủ thuốc hướng dẫn xử trí trong những trường hợp khẩn cấp như bị bỏng, bị đột quỵ... Dán danh sách các số điện thoại khẩn cấp, số điện thoại của bệnh viện, bác sĩ gia đình để có thể gọi hỏi thông tin cấp cứu. Nên đặt tủ thuốc ở nơi có nhiệt độ ổn định, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp để không bị ảnh hưởng đến chất lượng thuốc. Nên đặt ở vị trí cao, có khóa tủ, tránh xa tầm với của trẻ em. Vị trí đặt tủ thuốc phải là nơi dễ nhìn thấy, tiện lợi cho việc sử dụng.
Nên lau dọn tủ thuốc và khu vực xung quanh tủ thuốc thường xuyên. Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc và cập nhật thêm các thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe gia đình và theo mùa bệnh lý. Các loại thuốc cần được sắp xếp, ghi chú rõ ràng, tránh nhầm lẫn. Trong gia đình có thành viên bị bệnh mạn tính phải dùng những thuốc đặc biệt như hạ huyết áp, trợ tim, giảm đau nên để nơi riêng biệt.
Nếu dùng thuốc thông thường trị các rối loạn nhẹ ở trẻ sau 1 ngày mà không thấy đỡ phải đưa trẻ đến bác sĩ khám bệnh. Hàng năm, bạn nên tiến hành rà soát tủ thuốc một lần để loại bỏ những thuốc đã hết hạn sử dụng. Tốt nhất là nên giữ nguyên bao bì của những loại thuốc đã mua vì trên đó bạn có thể biết thông tin quan trọng như hạn sử dụng, liều dùng, cách bảo quản.
Thận trọng khi sử dụng
Aspirin: Bạn tuyệt đối không được cho trẻ em dùng aspirin nếu không có chỉ định của bác sĩ bởi loại thuốc này có liên quan đến hội chứng Reye nguy hiểm, có thể gây tử vong ở trẻ nhỏ. Và không chỉ với trẻ nhỏ mà Aspirin cũng cần rất thận trọng khi dùng cho người lớn.
Nhiệt kế thủy ngân: Các bác sĩ nhi khoa khuyên bạn nên thay loại nhiệt kế thủy ngân bằng nhiệt kế điện tử bởi loại nhiệt kế cũ khi bị vỡ có thể gây nhiều nguy hiểm. Lưu ý rằng tủ thuốc gia đình chỉ dùng để chữa những triệu chứng bệnh vặt chứ không thể thay thế việc điều trị lâu dài; khi có dấu hiệu lạ hoặc bạn đã uống thuốc một vài lần mà vẫn chưa hết bệnh thì cần đi khám bác sĩ.
Theo anninhthudo
5 đầu sách Y học nên đọc để nâng cao sức khỏe Covid-19 như hồi chuông cảnh báo về việc phòng tránh bệnh và nâng cao sức khỏe trong sinh hoạt hàng ngày. Hãy trang bị cho mình bí quyết sống khỏe trong thế giới đầy rẫy mầm bệnh. Bộ sách Sơ cấp cứu Bộ sách được biên soạn bởi Hội các Tổ chức sơ cứu tại Anh, bao gồm Tổ chức Cứu thương St...