Dịch COVID-19: Thị trường chứng khoán trong nước giảm sâu
Các chỉ số lao dốc mạnh ngay khi mở cửa phiên giao dịch
Nhà đầu tư theo dõi giao dịch tại sàn giao dịch Công ty Chứng khoán Vietcombank. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)
Ngay khi mở cửa thị trường chứng khoán, chỉ số VN – Index rơi một mạch theo phương thẳng đứng và mất hơn 14 điểm. Tưởng chừng như đà giảm đã chững lại, tuy nhiên đến khoảng 10h30 phút các chỉ số lại tiếp tục giảm mạnh.
Tính đến 10h35 phút, VN – Index đã giảm tới hơn 20 điểm. Toàn sàn có tới 292 mã giảm giá, trong khi chỉ có 54 mã tăng giá.
Trong khi đó, HNX – Index cũng giảm tới 2,2 điểm xuống hơn 107 điểm. Toàn sàn có 83 mã giảm giá, trong khi chỉ có 27 mã tăng giá.
Video đang HOT
Trong nhóm cổ phiếu VN30 (30 mã cổ phiếu có ảnh hưởng lớn lên thị trường chứng khoán) thì cả 30 mã giảm giá và mức giảm giá cũng rất sâu.
Trong khi đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng đồng loạt giảm giá, chỉ còn mỗi SHB là giữ được sắc xanh.
Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng không còn mã nào tăng giá. Các mã chính như: PLX, GAS, PVD, PVC, PVS… đều giảm giá.
Thực tế, thị trường chứng khoán đang chịu ảnh hưởng tiêu cực từ diễn biến dịch bệnh COVID-19.
Trên thị trường chứng khoán thế giới, các thị trường chứng khoán Mỹ và châu Âu tiếp tục giảm điểm mạnh trong phiên giao dịch 27/2.
Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan nhanh ở bên ngoài Trung Quốc làm gia tăng lo ngại về sự suy giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Khép phiên này, tại New York, chỉ số công nghiệp Dow Jones và chỉ số S&P 500 cùng giảm 4,4%, lần lượt xuống các mức 25.766,64 điểm và 2.978,76 điểm. Chỉ số công nghệ Nasdaq chốt phiên giảm 4,6% xuống còn 8.566,48 điểm.
Ở bên kia bờ Đại Tây Dương, chỉ số FTSE 100 tại London sụt 3,5% xuống khép phiên ở mức 6.796,30 điểm. Chỉ số DAX 30 tại Frankfurt giảm 3,2% xuống 12.367,46 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Paris để mất 3,3% xuống ở 5.495,60 điểm. Còn chỉ số EURO STOXX 50 giảm 3,4% xuống 3.455.92 điểm.
Ba chỉ số chứng khoán chủ chốt trên thị trường Phố Wall phiên này giảm hơn 4%, cho thấy chứng khoán Mỹ đang hướng đến một tuần giao dịch tệ nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Trong đó, chỉ số công nghiệp Dow Jones đang hướng đến tuần giao dịch giảm hơn 11%.
Chuyên gia phân tích Connor Campbell, thuộc Spreadex, cho rằng đây là một trong những tuần chứng khoán giao dịch tệ nhất trong thời gian gần đây, đồng thời dự báo tình trạng này sẽ chưa thể chấm dứt.
Tính đến thời điểm hiện tại, các quốc gia trên toàn thế giới xác nhận có khoảng 2.813 người tử vong do dịch COVID-19 và hơn 82.500 trưởng hợp nhiễm dịch bệnh, thổi bùng lên mối lo sợ về một đại dịch.
Trước tác động kinh tế của dịch COVID-19, các doanh nghiệp, điển hình là Apple, Microsoft và hãng sản xuất đồ uống Diageo, dự báo doanh số bán của họ sẽ sụt giảm trong năm nay. Goldman Sachs ngày 27/2 đã hạ dự báo doanh thu của ngân hàng tại thị trường Mỹ trong năm 2020, đồng thời dự kiến lợi nhuận sẽ kém khả quan trong cả năm nay và năm 2021.
Sáng 28/2, Cơ quan Y tế Hàn Quốc thông báo có thêm 256 ca nhiễm SARS-CoV-2 gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở nước này, đưa tổng số ca nhiễm tại Hàn Quốc lên 2.022 ca.
Trong khi đó, Hà Lan ngày 27/2 phát hiện trường hợp đầu tiên ở nước này nhiễm virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Theo Văn Giáp/BNEWS/TTXVN
Thị trường phản ứng trái chiều trước thỏa thuận thương mại Mỹ-Trung
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 14,68 điểm xuống còn 28.117 điểm; chỉ số S&P 500 giảm 1,34 điểm xuống còn 3.167 điểm trong khi chỉ số tổng hợp Nasdaq lại tăng 12,59 điểm.
Nhân viên tại sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. (Ảnh: THX/TTXVN)
Thị trường chứng khoán Mỹ đã có những phản ứng khác nhau trước thông tin Mỹ và Trung Quốc đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1.
Chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 14,68 điểm xuống còn 28.117 điểm; chỉ số S&P 500 giảm 1,34 điểm xuống còn 3.167 điểm. Trong khi đó, chỉ số tổng hợp Nasdaq lại tăng 12,59 điểm lên suýt soát 8.730 điểm.
Trên thị trường quốc tế, các chỉ số chính đều tăng. Cụ thể, chỉ số Hang Seng tăng 2,57%; chỉ số Nikkei-225 của Nhật Bản tăng 2,55%; chỉ số tổng hợp Shanghai của Trung Quốc tăng 1,78%; chỉ số FTSE 100 tăng 1,9%; chỉ số DAX của Đức tăng 0,68% và chỉ số CAC 40 của Pháp tăng 0,72%.
[Trung Quốc thông báo về thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Mỹ]
Trước đó trên trang Twitter, Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận thương mại giai đoạn 1, mở đường cho việc Mỹ hoãn áp thuế đối với 160 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 15/12.
Cũng theo nhà lãnh đạo Mỹ, ông sẽ hạn chế một số mức thuế đã được áp trước đó đối với hàng hóa Trung Quốc, đồng thời hai bên sẽ sớm khởi động đàm phán thỏa thuận giai đoạn 2 trong thời gian tới.
Trong diễn biến khác, Bộ Thương mại Mỹ cùng ngày cho biết doanh số bán lẻ trong tháng 11 đạt 528 tỷ USD, tăng nhẹ 0,2% so với tháng trước nhưng thấp hơn mức dự báo 0,5% của các nhà kinh tế.
Trong khi đó, theo Bộ Lao động Mỹ, giá nhập khẩu hàng hóa tăng 0,2% trong tháng 11, chủ yếu do giá xăng dầu tăng sau khi giảm 0,5% trong tháng 10. Giá dầu thô theo kỳ hạn tăng 1,15% lên 59,86 USD/thùng, dầu thô Brent tăng 1,26% lên 65,01 USD/thùng. Giá vàng theo kỳ hạn tăng 0,56%.
Trong thời gian 12 tháng tính đến tháng 11/2019, giá nhập khẩu hàng hóa vào Mỹ giảm 1,3%./.
Theo Khắc Hiếu (TTXVN/Vietnam )
Fed giữ nguyên lãi suất, giới đầu tư phản ứng thận trọng Phố Wall đóng cửa ít thay đổi trong phiên thứ Tư (29/1) khi kết quả kinh doanh khả quan của một số tập đoàn giúp cân bằng các thông tin tiêu cực. Ảnh: AFP Trong cuộc họp đầu tiên của năm 2020 kết thúc chiều thứ Tư (29/1), Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định giữ nguyên lãi suất ở...