Dịch COVID-19 tăng mạnh tại Campuchia: Chuyên gia cảnh báo nguy cơ có thể bùng phát đợt dịch mới tại Việt Nam
Theo chuyên gia, dịch bệnh Covid-19 đang có diễn biến phức tạp tại Campuchia, nguy cơ lan sang Việt Nam là điều hiện hữu. Để ngăn chặn nguy cơ đó, Việt Nam cần kiểm soát tốt nguồn nhập cảnh bất hợp pháp.
Sự tự giác của người dân
Tình hình dịch Covid-19 vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp tại các quốc gia Đông Nam Á, đặc biệt là tại Campuchia. Số ca mắc mới Covid-19 tại Campuchia liên tục tăng.
Theo thông tin cập nhật trên trang worldometers về tình hình dịch Covid-19 tại Campuchia, trong ngay hôm nay (ngày 8/4) nước này đã ghi nhận 113 ca mắc mới, trước đó vào ngày 7/4 số ca mắc của nước này là 91 ca. Vào đêm qua 07/4/2021 Campuchia đã phát hiện 50 công nhân ở một nhà máy may ở Phnom Penh (2562 công nhân làm ở đây) bị nhiễm Covid-19 và cũng thêm khoảng 50 người tại chợ thực phẩm lớn nhất Phnom Penh dương tính với SAR-CoV-2.
Chính phủ Campuchia vừa ra lệnh cấm đi lại giữa các Tỉnh trong 14 hôm từ 6/4 đến 20/4/2021. Rất có thể Campuchi sẽ trở thành nước đầu tiên trên thế giới áp dụng chế độ bắt buộc tiêm vaccine chống Covid-19.
Theo nhận định của các chuyên gia, nếu Việt Nam không có biện pháp ngăn chăn và kiểm soát dịch bệnh, có thể sẽ có nguy cơ bùng phát một đợt dịch mới.
Trao đổi với PGS. TS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) , về nguy cơ dịch từ nước láng giềng Campuchia có thể lây lan sang Việt Nam hay không, ông Phu cho hay, nếu Việt Nam không quản lý tốt được khâu nhập cảnh thì hoàn toàn có nguy cơ.
Video đang HOT
Nguy cơ dịch bệnh có thể bùng phát nếu không kiểm soát được nguồn nhập cảnh bất hợp pháp, ảnh minh hoạ.
Nguy cơ dịch bệnh lây lan sang Việt Nam là có nếu như không kiểm soát được việc nhập cảnh bất hợp pháp về nước. Tuy nhiên, nếu Việt Nam cách ly hết các trường hợp nhập cảnh sẽ cắt được con đường lây truyền của dịch bệnh.
Ông Phu giải thích kỹ hơn: “Do đường biên giới trên đất liền của Việt Nam với Campuchia kéo dài, đi lại dễ dàng cho nên việc kiểm soát người về cũng rất khó khăn”.
Thực tế, một số ca nhiễm trong nước vừa qua đều là các trường hợp nhập cảnh trái phép bằng đường biển. Trong các mối nguy cơ dịch bệnh, vị chuyên gia dịch tễ nhấn mạnh nguồn nhập cư bất hợp pháp đang là mối nguy nhất .
Cũng theo ông Phu, để ngăn chặn một đợt dịch mới tại Việt Nam, hiện nay Bộ Y tế và các Bộ , ban, ngành liên quan đã tăng cường các biện pháp quản lý cửa khẩu. Lực lượng biên phòng đã tăng cường giám sát, quản lý thật chặt để tránh xảy ra tình trạng nhập cư trên bộ và trên biển.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn tạo điều kiện cho các trường hợp nhập cảnh hợp pháp. Chúng ta đã tăng cường công tác xét nghiệm nhanh và chính xác để phát hiện các trường hợp dương tính. Trường hợp hợp dương tính sẽ được cách ly và điều trị.
Theo ông Phu trước bối cảnh dịch bệnh tại Campuchia có những diễn biến phức tạp, người dân nên có tinh thần hợp tác với cơ quan chức năng và ngành y tế địa phương. Cần thực hiện khai báo y tế đầy đủ, trong gia đình nếu có người về từ vùng dịch cần phải báo với cơ quan chức năng.
“Tự giác, tuân thủ theo thông điệp 5K của Bộ Y tế thì dịch bệnh sẽ bị chặn đứng không còn đường lây lan “, ông Phu nói.
Người dân cùng tham gia giám sát người nhập cảnh
Bác sĩ Trường Hữu Khanh , trưởng khoa Nhiễm – Thần Kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), dịch Covid-19 tại nhiều nước đang có những diễn biến phức tạp, trong đó có Campuchia. Việt Nam nếu không quản lý chặt vấn đề nhập cảnh chắc chắn sẽ có thêm một đợt dịch mới.
Khác với đường biên giới phía Bắc khó khăn cho vấn đề đi lại thì đường biên giới Tây Nam (giáp với Campuchia) đi lại dễ dàng, có những nơi cột mốc cắm giữ đồng. Do đó, vấn đề nhập cảnh trái phép có nguy cơ dẫn đến đợt dịch mới tại Việt Nam.
Vị chuyên gia truyền nhiễm cũng đưa ra ví dụ các ca nhiễm mới đây tại TP Hồ Chí Minh và Hải Phòng được phát hiện mắc bệnh sau khi nhập cảnh trái phép thông qua tàu cá tại Phú Quốc.
“Việc kiểm soát dịch bệnh lần này của Việt Nam sẽ khó hơn rất nhiều do 3 yếu tố: đường biên giới gồm cả đường bộ và đường biển; Đi lại thuận tiện, dễ dàng; Dân số các vùng giáp ranh biên giới mật độ dày”, bác sĩ Khanh nói.
Theo bác sĩ Khanh việc giao thương đi lại giữ Việt Nam và Campuchia cũng rất lớn, nhiều người Việt Nam sang Campuchia sinh sống, làm ăn. Thực tế, những trường hợp Campuchia về Việt Nam gồm cả nhập cảnh trái phép (đã quản lý được) và nhập cảnh hợp pháp tỷ lệ mắc bệnh đã lên tới 20-30%.
Trước mối nguy đợt dịch mới xuất hiện, bác sĩ Khanh kêu gọi người dân cùng tham gia vào việc giám sát dịch bệnh và kiểm soát người nhập cảnh trái phép. Ví dụ, người dân (người nhà, hàng xóm) có người quen, anh chị em, bạn bè, con cái… đang ở bên Campuchia cần phải cảnh giác. Nếu biết có người nhập cảnh trái phép về nước cần phải khai báo ngay với cơ quan chức năng.
Cát trở nên khan hiếm do nhu cầu thế giới tăng cao
Các nhà khoa học cảnh báo cát - nguyên liệu thô được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, chỉ sau nước, một thành phần thiết yếu đối với cuộc sống hàng ngày của con người - đang dần cạn kiệt.
Cát đang dần trở nên khan hiếm do nhu cầu thế giới tăng cao. Ảnh: Getty Images
Theo hãng tin RT (Nga), các nhà khoa học dự đoán cát có thể trở thành một nguồn tài nguyên khan khiếm trong tương lai do nhu cầu tăng cao.
"Chúng ta nghĩ rằng cát có ở khắp mọi nơi. Chúng ta chưa bao giờ nghĩ thế giới sẽ cạn kiệt cát. Nhưng sự thiếu hụt đã xuất hiện ở một số nơi", ông Pascal Peduzzi, Giám đốc Cơ sở dữ liệu thông tin tài nguyên toàn cầu tại Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP), bình luận.
"Tình trạng thiếu hụt có thể xảy ra trong thập kỷ tới. Nếu không nhìn vào tương lai, chúng ta sẽ gặp phải những vấn đề lớn về nguồn cung cát và quy hoạch đất đai", ông nói thêm
Ông Peduzzi cho biết việc quản lý tài nguyên cát trên toàn cầu là một vấn đề quan trọng đang bị phớt lờ. Ông nói rằng đã đến lúc con người phải xem xét và thay đổi nhận thức về tài nguyên cát.
Cát có thể được tìm thấy ở hầu hết các quốc gia trên thế giới, phủ trắng các sa mạc và đường bờ biển. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là tất cả cát đều sử dụng được. Các hạt cát sa mạc quá mịn và tròn để kết dính với nhau và không thể sử dụng cho mục đích xây dựng. Những loại cát có thể sử dụng thường từ đáy biển, đường bờ biển, mỏ đá và sông trên khắp thế giới.
Bà Louise Gallagher tại Global Sand Observatory Initiative của UNEP cũng nhận định các vấn đề liên quan đến cát là những vấn đề vô cùng phức tạp cần giải quyết.
"Cát được coi là rẻ, có sẵn và vô hạn. Nhưng chúng ta đã không tính đến các chi phí môi trường và xã hội", bà Gallagher nhấn mạnh. "Có vẻ như chúng ta tin rằng các vật liệu sẽ có giá trị sử dụng cao nhất sau khi được khai thác từ môi trường tự nhiên. Tuy nhiên, nếu được quản trị hợp lý, chúng có thể mang đến nhiều lợi ích khác như khả năng chống chịu khí hậu ở những vùng ven biển. Chúng ta không nên bỏ qua vấn đề này. Nó không còn vô hình như trước đây nữa", bà nói.
Tuy không thể giám sát chính xác việc sử dụng cát trên toàn cầu. Tuy nhiên, có thể đo lường lượng sử dụng gián tiếp thông qua mối tương quan chặt chẽ giữa việc sử dụng cát và xi măng.
Theo ước tính của Liên hợp quốc, 4,1 tỉ tấn xi măng được sản xuất mỗi năm, chủ yếu từ Trung Quốc. Con số này chiếm gần 60% sự bùng nổ xây dựng sử dụng nhiên liệu cát hiện nay.
Thống kê cho thấy để sản xuất ra 1 tấn xi măng phải cần đến 10 tấn cát. Điều này có nghĩa là hàng năm thế giới tiêu thụ khoảng 40 đến 50 tỉ tấn cát chỉ riêng trong lĩnh vực xây dựng. Số tiền này đủ để xây một bức tường cao 27 mét, rộng 27 mét bao quanh hành tinh mỗi năm.
Tỉ lệ sử dụng cát trên toàn cầu đã tăng gấp 3 lần trong hai thập kỷ qua, một phần do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa đang diễn ra mạnh mẽ. Tỉ lệ này vượt xa tỉ lệ cát được tạo ra do quá trình phong hóa đá nhờ gió và nước.
Trước đây, UNEP đã cảnh báo về tình trạng "mafia cát" lộng hành. Cơ quan này cho biết các nhóm khai thác cát này chủ yếu gồm các nhà xây dựng, buôn bán và kinh doanh đang hoạt động ở các nước như Campuchia, Việt Nam, Kenya và Sierra Leone.
Campuchia 'gần như đóng cửa' đặc khu Shihanoukville có nhiều người Trung Quốc Campuchia khuyên người từ thủ đô Phnom Penh và các tỉnh khác không nên đến Shihanoukville, trong bối cảnh nước này trải qua 11 ngày liên tiếp phát hiện nhiều ca dương tính COVID-19 cộng đồng. Thành phố đặc khu Shihanoukville của Campuchia thu hút rất nhiều nhà đầu tư từ Trung Quốc, trong đó có trên 100 sòng bài được xây dựng...