Dịch Covid-19: Quảng Ninh kêu gọi TKV tiêu thụ ngao, hàu cho ngư dân
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Ngô Hoàng Ngân đã đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam – TKV tăng cường việc tiêu thụ các sản phẩm OCOP của tỉnh, đặc biệt là sản phẩm nhuyễn thể như hàu, ngao đang tồn đọng do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Sau các bài viết của báo Dân Việt về việc nhiều sản phẩm thủy, hải sản gặp khó trong việc xuất khẩu, tiêu thụ, nguy cơ tồn đọng lớn do ảnh hưởng dịch Covid-19, Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều giải pháp để gỡ khó cho nông sản.
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ chính cùa sản phẩm ngao hai cùi.
Do dịch Covid-19 nên phía Trung Quốc ngừng nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa từ Việt Nam, ảnh hưởng lớn đến sản lượng thủy sản nuôi đang đến thời điểm thu hoạch, trong đó có một số sản phẩm nhuyễn thể 2 mảnh vỏ thương phẩm. Trong đó, có khoảng gần 3.000 tấn ngao 2 cùi, ngao hoa và hơn 10.000 tấn hàu Thái Bình Dương, hàu cửa sông tập trung chủ yếu tại huyện Vân Đồn, Quảng Yên, Hải Hà.
Đến nay, tại Vân Đồn, nhiều lồng nuôi ngao hai cùi, hàu của bà con đã quá tuổi thu hoạch, giá bán ngao hai cùi giảm mạnh chỉ còn 1/3 so với trước.
Không thể xuất khẩu sang Trung Quốc do dịch Covid-19 nên đến nay, nhiều lồng nuôi ngao hai cùi, hàu của bà con Vân Đồn đã quá tuổi thu hoạch, giá bán ngao hai cùi giảm mạnh chỉ còn 1/3 so với trước.
Với quy mô nuôi khoảng 40.000 con gà, mỗi ngày trang trại trứng gà sạch Tân An (TX.Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh) cung cấp ra thị trường khoảng 27.000 quả/ngày, phân phối rộng khắp từ các chợ truyền thống đến hệ thống siêu thị Vinmart, siêu thị BigC, nhà hàng, khách sạn… trong tỉnh Quảng Ninh và các địa phương lân cận.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ dịch Covid-19, các trường học tạm đóng cửa, nhà hàng, khách sạn… cũng rơi vào tình trạng hoạt động cầm chừng do vắng khách. Chính vì vậy, sản phẩm trứng gà Tân An hiện tiêu thụ chậm và đang tồn khoảng 180.000 quả, dự kiến lượng tồn tăng cao trong thời gian tới.
Việc tiêu thụ trứng gà Tân An đang gặp khó do các trường học tạm nghỉ, nhà hàng, khách sạn… vắng khách.
Video đang HOT
Ngoài ra, một số nông sản sắp vào vụ thu hoạch chính trong thời gian tới như: Chè khô khoảng 700 tấn, tôm khoảng 400 tấn và các loại thủy sản khai thác khoảng 2.500 tấn… cũng đang đứng trước nguy cơ tồn đọng.
Đứng trước tình hình này, Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều giải pháp để giải bài toán tiêu thụ cho người nông dân.
Trong buổi làm việc với các đơn vị ngành Than và 12 địa phương của tỉnh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh Ngô Hoàng Ngân đã đề nghị Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam tăng cường việc tiêu thụ các sản phẩm OCOP của tỉnh, đặc biệt là sản phẩm nhuyễn thể đang tồn đọng do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm việc với các đơn vị ngành Than và địa phương để bàn giải pháp tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh. Ảnh: QMG
Tiếp đó, từ ngày 25/2 đến nay, Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản gửi TKV, các doanh nghiệp lớn trên địa bàn tỉnh để đề nghị hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân. Đồng thời làm việc trực tiếp với UBND huyện Vân Đồn để triển khai các hoạt động kết nối, lên phương án hỗ trợ tiêu thụ cho các cơ sở nuôi trồng lớn đang gặp khó khăn.
Ngoài ra, báo cáo Bộ Công Thương và tích cực phối hợp với Bộ để sớm kết nối, đưa các sản phẩm vào tiêu thụ tại các siêu thị, trung tâm thương mại lớn trên toàn quốc.
Hiện Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh cũng đã tiến hành việc rà soát, thống kê, lên danh sách cụ thể các cơ sở sản xuất sản phẩm nông nghiệp có nguy cơ mất cân đối cung cầu, gặp khó khăn trong xuất khẩu và tiêu thụ. Đối với những sản phẩm nằm trong danh mục xuất khẩu, đủ điều kiện xuất khẩu, Sở cũng đang phối hợp với Bộ NN&PTNT để cấp chứng thư cho các doanh nghiệp xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường chính ngạch và các thị trường khác.
Văn phòng đại diện Đông Bắc báo NTNN/Dân Việt đã trở thành cầu nối của ngư dân Quảng Ninh đến các doanh nghiệp, giúp ngư dân Vân Đồn tiêu thụ thủy, hải sản.
Nhờ đó, trong ngày 2/3, HTX Tứ Đại đã chung tay cùng chuỗi siêu thị Vinmart tại các tỉnh miền Bắc hỗ trợ tiêu thụ hàng chục tấn ngao cho ngư dân Vân Đồn.
Đại diện Văn phòng đại diện Đông Bắc – Báo NTNN/Dân Việt khảo sát diện tích ngao hai cùi của ngư dân Vân Đồn đang bị ùn ứ để chuyển thông tin cho đơn vị hỗ trợ tiêu thụ.
Công ty Than Hòn Gai đã chung tay giúp đỡ bà con nông dân huyện Vân Đồn tiêu thụ thủy sản.
Ngày 3/3, Công ty Than Hòn Gai đã phối hợp với huyện Vân Đồn tổ chức chương trình Chung tay giúp đỡ bà con nông dân huyện Vân Đồn tiêu thụ thủy sản. Theo đó, tập thể cán bộ, công nhân Công ty Than Hòn Gai đã mua ủng hộ 4,5 tấn thủy sản (ngao 2,25 tấn, hàu 2,25 tấn) hỗ trợ ngư dân huyện Vân Đồn với giá 35.000 đồng/kg ngao, 25.000 đồng/kg hàu.
Theo Danviet
Hàng nghìn tấn ngao còn dưới biển, dân Vân Đồn như "ngồi trên lửa"
Bà con ngư dân cho biết, hiện vẫn còn hàng nghìn tấn ngao hai cùi ở dưới biển Vân Đồn chưa thể thu hoạch, dù giá thu mua đã giảm xuống chỉ còn bằng 1/3, song mỗi ngày thương lái cũng chỉ có thể tiêu thụ được 5 - 6 tấn.
Những ngày này, người dân ở Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh) đang vô cùng sốt ruột như "ngồi trên lửa" vì ở dưới những bè nuôi của họ, ngao hai cùi hầu như đã quá tuổi.
Theo tính toán của người nuôi ngao hai cùi ở đây, tổng sản lượng của các hộ nuôi lên tới 5.000 - 7.000 tấn ngao thương phẩm. Trong khi đó, do không thể xuất bán sang Trung Quốc nên mỗi ngày, thương lái cũng chỉ có thể tiêu thụ được từ 5 - 7 tấn với giá chỉ khoảng 20.000 đồng/kg (bằng 1/3 giá năm ngoái).
Gia đình anh Nguyễn Việt Hùng (xã Đông Xá, huyện Vân Đồn) năm nay đầu tư nuôi hàu và ngao hai cùi trên diện tích khoảng 4ha. Từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý, cả nhà anh hầu như đều tập trung ra các bè nuôi ngao. Vì ngao hai cùi của gia đình anh đã quá tuổi hơn 1 năm nên ngày nào cũng phải kiểm tra, ai cũng sốt ruột chờ đợi thương lái.
Ngao hai cùi ở huyện Vân Đồn đã quá tuổi từ 1 - 2 năm nhưng gặp rất nhiều khó khăn khi bán ở nội địa vì từ trước đến nay đều phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc.
Anh Hùng cho biết, hiện trên biển gia đình đang có khoảng 5 vạn lồng nuôi ngao hai cùi, một lồng trung bình thu hoạch được khoảng 1,5kg, tổng sản lượng ước tính khoảng 70 - 80 tấn.
Trước Tết Nguyên đán, khi nghe thông tin dịch virus corona (Covid-19) xảy ra phức tạp ở Trung Quốc, bà con vẫn chờ đến khi nào hết dịch thì mới thu hoạch để xuất bán. Nhưng khoảng 1 tháng nay, thấy tình hình dịch bệnh không biến chuyển nhiều nên các hộ dân rất lo lắng.
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mỗi ngày thương lái chỉ tiêu thụ được 5 - 7 tấn ngao với giá bằng 1/3 giá xuất bán sang Trung Quốc.
"Mọi năm ngao loại 30 - 35 con/kg có giá khoảng 60.000 đồng/kg, nhưng giờ họ chỉ thu mua khoảng 20.000 đồng/kg. Mà cái chính là sức mua rất chậm, mỗi ngày cả huyện cũng chỉ bán được 5 - 7 tấn. Như vậy phải tầm 5 - 6 tháng nữa mới thu hoạch hết được, mà hầu như ngao ở đây đều đã quá tuổi từ 1 - 2 năm", anh Hùng lo lắng nói.
Hộ anh Phạm Văn Hà (thôn Đông Hà, xã Đông Xá) có 2ha nuôi ngao đã quá tuổi thu hoạch 2 năm nhưng vẫn chưa thể xuất bán vì giá quá rẻ mà cũng không có người mua. Anh Hà cho biết, nếu với giá bán như hiện nay là 20.000 đồng/kg thì bà con lỗ khoảng 15.000 đồng/kg.
Vẫn còn hàng nghìn tấn ngao thương phẩm ở dưới biển, dân Vân Đồn như ngồi trên lửa.
"Chỉ tính công thu hoạch mỗi lồng đã phải chi phí 7.000 đồng cho công nhân. Biết là bán lỗ nhưng muốn bán cũng không phải dễ vì con ngao hai cùi từ trước đến nay chỉ để bán cho Trung Quốc, thị trường nội địa chỉ tiêu thụ được ở Quảng Ninh. Đây đang là khó khăn rất lớn của người nuôi ngao nhưng cũng là cơ hội để ngao hai cùi có thể tiêu thụ ở thị trường trong nước", anh Hà cho biết.
Không chỉ có ngao hai cùi, số lượng hàu nuôi trên địa bàn huyện Vân Đồn cũng rất lớn. Anh Nguyễn Thành Trung, người có hơn 3ha ngao hai cùi, hàu dây đang nuôi trồng trên vịnh Bái Tử Long thuộc địa bàn xã Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh) cho biết, hiện chưa vào chính vụ hàu nên giá hàu vẫn ổn định. Tuy nhiên khoảng 2 tháng nữa, khi vào chính vụ thu hoạch mà chưa có thị trường thì chắc chắn việc bán hàu sẽ khó khăn và giá còn thấp hơn ngao rất nhiều.
Do sản phẩm ngao hai cùi phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, nên khi không thể xuất bán, người nuôi ngao Vân Đồn chỉ biết trông chờ vào các thương lái trong nước thu mua với lượng nhỏ giọt.
"Do vụ vừa rồi nhiều người đổ xô đi nuôi hàu dây nên sản lượng hàu sữa còn gấp 2-3 lần sản lượng ngao hai cùi. Hiện bà con cũng đang rất rối trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Nếu đến chính vụ mà vẫn phụ thuộc vào thương lái Trung Quốc như thế này thì năm nay có những hộ lỗ hàng chục tỷ đồng", anh Trung cho biết.
Theo báo cáo của Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Ninh, do dịch Covid-19 nên phía Trung Quốc ngừng nhập khẩu các sản phẩm hàng hóa từ Việt Nam, do đó ảnh hưởng lớn đối với sản lượng thủy sản nuôi đang đến thời điểm thu hoạch, trong đó có sản phẩm nhuyễn thể 2 mảnh vỏ thương phẩm và trứng gà. Cụ thể, sản lượng ước đạt gần 3.000 tấn ngao 2 cùi, ngao hoa và hơn 10.000 tấn hàu Thái Bình Dương, hàu cửa sông tập trung chủ yếu tại huyện Vân Đồn và Hải Hà.
Tuy nhiên theo tìm hiểu của PV Dân Việt, số lượng ngao hai cùi chỉ tính riêng trên địa bàn huyện Vân Đồn có thể lên đến 7.000 - 8.000 tấn do có nhiều hộ nuôi trồng tự phát không có giấy phép của UBND huyện, nhiều hộ có giấy phép nhưng lại nuôi vượt quá diện tích được cấp.
Theo Danviet
Quảng Ninh đón tàu "xông cảng", rót 45.000 tấn than ngày đầu năm Trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Quảng Ninh đã đón tàu "xông cảng" và bốc rót 45.000 tấn than đi tiêu thụ. Đúng 10h ngày 25/1 (tức mùng 1 Tết Nguyên đán Canh Tý 2020), Công ty Kho vận và Cảng Cẩm Phả đã tổ chức bốc rót những tấn than đầu tiên. Cụ thể, Công ty Kho vận...