Dịch Covid-19 phức tạp, 1 số địa phương ở Trung Quốc lại cho nghỉ học
Một số địa phương ở Trung Quốc tiếp tục cho học sinh nghỉ học do xuất hiện các ca mắc Covid-19 nhập cảnh và các ca lây nhiễm trong cộng đồng.
Hầu hết các địa phương ở Trung Quốc đã công bố thời gian trở lại trường của các cấp học hoặc lớp học cuối cấp khi dịch Covid-19 trong nước được kiểm soát. Tuy nhiên, gần đây, trước sự xuất hiện của các ca bệnh nhập cảnh và lây nhiễm trong cộng đồng, một số nơi buộc phải tiếp tục cho học sinh nghỉ học.
Tính đến ngày 10/4, trừ tỉnh Hồ Bắc, 30/31 tỉnh, thành và khu tự trị của Trung Quốc đại lục đã công bố thời điểm mở lại trường học đối với toàn bộ hoặc một phần các cấp học, trong đó sớm nhất là vào ngày 16/3 và muộn nhất là ngày 11/5.
Học sinh xếp hàng vào trường tại tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: Chinanews
Tuy nhiên, hôm 12/4 vừa qua, 8 thành phố của tỉnh Hắc Long Giang, miền Đông Bắc Trung Quốc, đã buộc phải lùi thời gian đi học của các lớp cuối cấp trung học cơ sở, sau khi đã quyết định cho học sinh quay trở lại trường vào hôm 17/4 tới. Trong đó, 6 địa phương lùi thêm 1 tuần, tức 24/4, 2 thành phố còn lại chưa xác định ngày đi học.
Lý do được đưa ra là do tỉnh này đang xuất hiện rất nhiều các ca bệnh trở về từ Nga và một số ca bệnh trong cộng đồng. Chỉ riêng trong ngày 13/4, Hắc Long Giang đã có thêm 79 ca Covid-19 mới, tất cả đều là công dân Trung Quốc về từ Nga, đưa tổng số ca bệnh xâm nhập của tỉnh này lên 326 trường hợp. Tỉnh này cũng liên tiếp công bố 11 ca bệnh bản địa chỉ trong 4 ngày. Đến nay, tổng số ca Covid-19 hiện có của tỉnh này đã vượt cả Hồ Bắc.
Không chỉ Hắc Long Giang, hôm 10/4 vừa qua, thành phố Giao Châu của tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc, cũng phải lùi thời gian đi học đối với các lớp cuối cấp phổ thông trung học và phổ thông cơ sở vốn định vào ngày 15/4, do các ca bệnh trong cộng đồng có liên quan đến các ca nhập cảnh xuất hiện trở lại tại đây.
Cùng lúc đó, hàng loạt các huyện thị của tỉnh Tứ Xuyên, miền Tây Nam Trung Quốc cũng phải điều chỉnh thời gian mở cửa trường học đối với các cấp học, đặc biệt là tiểu học và mẫu giáo do thấy tình hình dịch bệnh vẫn tiếp tục căng thẳng.
'Em chỉ ước mình là con trai' - câu chuyện của bé gái phải nghỉ học mỗi kỳ đèn đỏ vì không có tiền mua băng vệ sinh
Ở Kenya, quốc gia phía Đông châu Phi, mỗi tháng lại có hàng triệu nữ sinh nghỉ học bởi không đủ tiền mua băng vệ sinh, nhiều người còn phải dùng chung với người khác.
Mary Asigi năm nay 17 tuổi, trường tiểu học Damascus ở khu ổ chuột Dandora, ngoại ô thủ đô Nairobi, Kenya mỗi tháng lại nghỉ học vài ngày vì em không có băng vệ sinh trong 'kỳ đèn đỏ'.
Video đang HOT
'Kỳ đèn đỏ khiến em không thoải mái ngồi học', cô bé cho biết.
Giống như nhiều đứa trẻ khác, việc học của Mary bị gián đoạn bởi đói nghèo, đó là lý do tại sao em vẫn học Tiểu học dù đã 17 tuổi. Nhiều đứa trẻ ở đây thường bị gián đoạn việc học, có khi là 1 hoặc 2 năm vì gia đình không đủ tiền trang trải.
Mary Asigi mỗi tháng lại nghỉ vài ngày vì kỳ đèn đỏ.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc, hơn 1,2 triệu học sinh tiểu học ở Kenya không được đến trường.
Đói nghèo, không có việc làm, không được đến trường, thiếu tiền để mua băng vệ sinh khiến cuộc sống trẻ em gái ở đây càng gặp khó khăn hơn.
Mary từng tìm cách ứng phó nhưng không phải lúc nào cũng khả thi.
'Hồi em 15 tuổi, em từng dùng chung băng vệ sinh với các bạn cùng lớp, nhưng giáo viên nói như thế rất mất vệ sinh', Mary nhớ lại.
Dùng chung băng vệ sinh tiềm ẩn nhiều nguy cơ, có nghiên cứu chỉ ra khoảng 12% số người sống ở khu ở chuột ngoại ô thủ đô Nairobi nhiễm HIV, so với 5% dân số cả nước.
Không chỉ vậy, Mary và các bạn khi 'đến kỳ' còn bị trêu chọc và chế giễu bởi nhiều bạn nam. Cô bé phải lựa chọn hoặc là mạo hiểm với sức khỏe hoặc là mạo hiểm với chuyện đến trường.
Ở nơi mà một gói băng vệ sinh có giá 1 USD (23.000 đồng) cao hơn cả số tiền một gia đình chi tiêu trong ngày, thì hấu hết những bé gái ở đây không thể mua được nhất là khi băng vệ sinh còn chỉ được bán ở các thị trấn.
Ngôi trường 2 tầng của Mary nằm trong khu ổ chuột Korogocho ở Dandora, phía đông thủ đô Nairobi, các lớp học luôn trong trình trạng quá tải. Hàng trăm học sinh chơi đùa trong không gian chật hẹp và hàng lang giữa các lớp học.
Học sinh chơi đùa tại trường tiểu học Damascus, khu ổ chuột Dandora.
Regina Nthambi, 16 tuổi, học sinh lớp 7, may mắn hơn nhiều bạn nữ khác trong lớp. Bố em, một thợ may cũng không khá giả gì nhưng vẫn cố gắng mua băng vệ sinh hàng tháng cho em. Khi không đủ tiền, ông sẽ ghép vụn quần áo thừa để may băng vệ sinh cho em.
'Em cho các bạn băng vệ sinh của mình', Regina kể . 'Tất cả đều còn mới và chưa sử dụng. Cô giáo bảo chúng em không nên dùng miếng vệ sinh đã sử dụng vì không tốt cho sức khỏe. Mấy hôm nay nhiều bạn nữ không đến lớp vì các bạn đến kỳ và sợ bị các bạn nam chế giễu'.
Regina Nthambi thi thoảng lại chia sẻ băng vệ sinh cho bạn cùng lớp.
Ước tính, mỗi tháng có khoảng 1 triệu nữ sinh phải nghỉ học vì không có băng vệ sinh trong 'kỳ đèn đỏ'. Khoảng 65% phụ nữ và trẻ em gái ở Kenya không thể mua được băng vệ sinh trong kỳ kinh nguyệt.
Chính phủ Kenya đã có nhiều biện pháp để cải thiện tình trạng này. Cách đây 10 năm, Kenya là quốc gia đầu tiên trên thế giới giảm thuế nhập khẩu các sản phẩm vệ sinh cho phụ nữ và trẻ em gái. Chính phủ cũng cam kế chi 3 triệu USD (hơn 697 triệu đồng) để phát băng vệ sinh cho những người có thu nhập thấp.
Tháng 4 năm 2018, một chương trình do chính phủ tài trợ cung cấp 140 triệu miếng băng vệ sinh cho 4.2 triệu học sinh nữ ở tất cả các trường học. Dự án kết thúc sau 4 tháng và các nữ sinh lại chuỗi ngày nghỉ học nếu đến kỳ.
Emmie Eronanga, giám đốc một tổ chức phi chính phủ về phụ nữ Miss Koch cho biết: 'Và bây giờ hầu hết bé gái trong khu ổ chuột có nguy cơ bỏ học hoặc nghỉ học vài ngày mỗi tháng'.
Miss Koch nhằm mục đích thúc đẩy nhận thức về các vấn đề phụ nữ ở Kenya và cung cấp băng vệ sinh miễn phí cho bé gái các khu ổ chuột. Emmie cùng đồng nghiệp cung cấp dịch vụ giáo dục sức khỏe giới tính nhằm giảm bớt sự kỳ thị và xấu hổ của các em trong 'kỳ đèn đỏ'.
Esther Moraa, giáo viên trường tiểu học Damascus cho biết nhiều gia đình còn không đủ tiền mua thức ăn chứ đừng nói đến băng vệ sinh. Đói nghèo ở khu ổ chuột chính là vấn đề.
Mary sống cùng mẹ đơn thân và là em út trong ba chị em, mơ một ngày mình được làm việc trong cơ quan Hải quan Kenya, nhưng chắc chắn ước mơ sẽ không thành hiện thực nếu em còn tiếp tục bỏ học.
Dù vậy, em vẫn quyết tâm vượt qua khó khăn. 'Em biết nhiều bạn nữ trong lớp không đến trường vì không có băng vệ sinh. Bây giờ em hay dùng quần áo cũ trong những ngày đó vì mẹ em không có tiền và em thì không muốn phải nghỉ học'.
'Em ước mình là con trai cơ. Khi đó em sẽ chẳng bao giờ phải nghỉ học. Em có thể chơi thoải mái với bạn bè như những bạn nam khác và đạt điểm cao trong các kỳ thi để được tham gia Hải quân, em có thể giúp mẹ và đất nước', cô bé 17 tuổi nghĩ xa xăm.
Minh
Theo baodatviet
Iceland có 3 ca nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên, đều từng đi du lịch Italy Bệnh nhân đầu tiên được chẩn đoán vào hôm 28/2 và hai bệnh nhân còn lại được xác nhận nhiễm chủng virus gây chết người này vào cuối tuần và cả ba bệnh nhân đều có thời gian du lịch ở miền Bắc Italy. Người dân Iceland. (Nguồn: icelandreview.com) Theo Reuters, Cơ quan bảo vệ công dân và quản lý khẩn cấp Iceland...