“Dịch COVID-19 ở TP.HCM cơ bản được kiểm soát tạm thời”
Đánh giá là địa phương đi đầu trong chống dịch, có nhiều chỉ đạo nhanh nhạy và kịp thời, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình cho rằng dịch COVID-19 tại TP.HCM đã cơ bản được kiểm soát tạm thời.
Tối 11-2 (nhằm 30 Tết), Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã đến thăm và làm việc với Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM.
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trương Hòa Bình nhìn nhận tình hình dịch bệnh tại TP.HCM có những tình huống khá phức tạp, đặc biệt trong những ngày gần đây.
Tuy nhiên, với sự quyết tâm của một địa phương luôn đi đầu trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, TP đã khẩn trương áp dụng những biện pháp quyết liệt, mạnh mẽ; có những cách làm sáng tạo, phù hợp với mức độ, nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn.
Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tá Lâm
Chính quyền TP đã có những chỉ đạo nhanh nhạy, kịp thời như ngừng các cơ sở dịch vụ không thiết yếu, giãn cách theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng tại một số nơi có dịch.
Đặc biệt, ông hoan nghênh TP đã không bắn pháo hoa giao thừa để hạn chế tập trung đông người và tránh lây lan dịch bệnh. “Nếu tình hình diễn biến xấu hơn, chúng ta còn phải tạm dừng một số lễ hội” – Phó Thủ tướng nói.
Với những cách làm đó, ông Trương Hòa Bình cho rằng tình hình dịch COVID-19 tại TP.HCM đã cơ bản được kiểm soát tạm thời.
Tuy nhiên, chính quyền cùng ngành y TP cần chuẩn bị tâm thế để ứng phó với kịch bản xấu nhất là dịch COVID-19 bùng nổ, chưa thể kiểm soát. “TP cần quyết liệt trong việc bắt buộc đeo khẩu trang nơi công cộng, xử phạt nghiêm những trường hợp vi phạm quy định phòng, chống dịch bệnh. UBND TP cần chỉ đạo các cấp, các ngành không lơ là nhưng không vì vậy mà áp dụng những biện pháp cực đoan, quá mức, gây hoang mang cho người dân” – ông nói.
Bên cạnh đó, TP.HCM cần tiếp tục đảm bảo nguồn nhân lực, sinh phẩm, vật tư, thiết bị y tế, thuốc men và khu cách ly để đề phòng tình huống xấu nhất của dịch COVID-19. Bộ phận phòng, chống dịch của các cấp tiếp tục ứng trực 24/7, không rời thành phố để sẵn sàng xử lý mọi tình huống.
TP.HCM cũng cần tiếp tục tăng cường lực lượng phòng, chống dịch tại những nơi có nhu cầu để đảm bảo mọi hoạt động sớm trở lại bình thường sau Tết. Cần có phương án truyền thông tới người dân để họ không hoang mang, hiểu rõ bản chất vấn đề và hợp tác tốt với chính quyền trong khai báo, điều tra dịch tễ, cách ly, phong tỏa.
Ngoài ra, ông cũng đề nghị TP.HCM cần đẩy nhanh công tác truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm, đặc biệt với gia đình những công nhân bốc xếp hàng hóa tại sân bay Tân Sơn Nhất.
Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Tá Lâm
Trước đó, báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết tình huống phức tạp hiện tại là những ca tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 cho kết quả âm tính với virus SARS-CoV-2, nhưng người nhà của họ lại dương tính. Tình huống trên yêu cầu toàn ngành y TP cần nâng cao mức cảnh báo và mở rộng tầm soát trên quy mô lớn hơn.
“Ca nghi nhiễm virus SARS-CoV-2 mới nhất tại TP.HCM được ghi nhận hồi 13 giờ hôm nay. Đây là mẹ của một nhân viên bốc xếp tại sân bay Tân Sơn Nhất, được phát hiện trong quá trình tầm soát hơn 3.500 người nhà của nhóm nhân viên bốc xếp” – ông Bỉnh nói.
Để ứng phó, ông Bỉnh cho biết ngành y tế TP đã thực hiện tầm soát diện rộng hơn 9.000 nhân viên tại sân bay Tân Sơn Nhất và tiếp tục thực hiện thời gian tới. Ngoài ra, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cũng mở rộng phạm vi thực hiện xét nghiệm tầm soát đối với các khu dân cư, bến xe, trung tâm thương mại, khu nhà ở công nhân…
Theo ông Bỉnh, trong đợt dịch này, TP đã thực hiện 30.000 xét nghiệm. Qua phân tích, đánh giá tình hình và giải trình chuỗi gen, chủng gen trong đợt dịch này của TP.HCM có thể là chủng thông thường, không liên quan đến chủng SAR-CoV-2 tại Hải Dương.
Ông cũng khẳng định, đã kiểm soát cơ bản tình hình và không để dịch COVID-19 tiếp tục lây lan trong cộng đồng.
Từ ngày 27-1 đến 11-2, TP.HCM ghi nhận tổng cộng 34 trường hợp mắc COVID-19. Tổng số ca mắc phát hiện tại TP từ trước đến nay là 203, trong đó 159 trường hợp đã điều trị khỏi bệnh, 44 trường hợp đang điều trị.
Chuyến tàu đặc biệt chở hàng trăm công nhân về quê đón Tết
Hàng trăm công nhân được về quê miễn phí trên "Chuyến tàu mùa xuân" do Liên đoàn Lao động TP.HCM phối hợp Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn tổ chức.
Sáng 7/2, tại ga Sài Gòn, Liên đoàn Lao động TP.HCM phối hợp Công ty Cổ phần Vận tải Đường sắt Sài Gòn tổ chức chương trình "Chuyến tàu màu xuân" đưa công nhân về quê đón Tết Nguyên đán 2021.
117 gia đình công nhân với hơn 334 người (gồm vợ, chồng và con công nhân) về quê đón tết trên các "Chuyến tàu mùa xuân". Tàu sẽ khởi hành từ TP.HCM và điểm đến cuối là Hà Nội.
Trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, ga Sài Gòn đã siết chặt công tác phòng dịch. Toàn bộ nhân viên đều trang bị nón chống khuẩn trong quá trình tiếp xúc với hành khách.
Gia đình công nhân đều thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch như đeo khẩu trang, kiểm tra thân nhiệt, khử khuẩn trước khi lên tàu.
Anh Trương Văn Hoành (quê Nghệ An) chia sẻ: "Tôi vào Sài Gòn được 8 năm, công việc hiện tại là thợ báo trì máy. Đã 6 năm nay gia đình tôi chưa về quê, xin cám ơn Liên đoàn Lao động TP đã chăm lo đời sống cho công nhân và tạo điều kiện cho gia đình tôi được về quê đón tết năm nay".
Ông Phạm Chí Tâm, Phó chủ tịch Liên đoàn Lao động TP.HCM, cho biết đây là năm đầu tiên công đoàn TP.HCM tổ chức "Chuyến tàu màu xuân" đưa công nhân về quê đón tết cùng gia đình. Chương trình tổ chức 3 chuyến tàu để đưa 500 gia đình công nhân với hơn 1.000 người về các tỉnh miền Trung và miền Bắc đón Tết Nguyên đán.
Bên cạnh việc trao tặng vé tàu, Liên đoàn Lao động TP cùng các đơn vị đồng hành đã trao quà Tết, lì xì đầu năm và gửi lời chúc năm mới mạnh khỏe đến các gia đình.
Nhân viên soát vé niềm nở hướng dẫn hành khách lên đúng toa tàu, nhiều công nhân lần đầu đi tàu nên khá bỡ ngỡ.
Chuyến tàu luôn vang lên tiếng cười, niềm vui của những người con xa nhà được về quê đón Tết. Liên đoàn Lao động TP.HCM gửi thư ngỏ hướng dẫn cách phòng, chống dịch Covid-19 đến từng công nhân, đồng thời mong muốn các gia đình sau thời gian nghỉ Tết sẽ sớm trở lại làm việc, tiếp tục đóng góp cho đơn vị.
Mặc đồ bảo hộ, đeo nón chống giọt bắn về quê đón Tết .Sáng 6/2, ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất đông đúc, người dân trở về quê đón Tết. Nhiều người mặc đồ bảo hộ, mang nón chống giọt để bảo vệ bản thân trước dịch bệnh.
Vợ chồng chuyên gia vượt 1600km chi viện xét nghiệm cho tâm dịch Hải Dương Bỏ lại những nỗi niềm riêng, vợ chồng anh Duy vượt trên 1600km từ TP.HCM ra Hải Dương để chi viện xét nghiệm Covid-19. Vợ chồng chuyên gia sinh học phân tử Nguyễn Danh Duy và Phạm Bích Kiểu tại CDC Hải Dương - Ảnh: Nguyễn Liên Sáng 30/1, vợ chồng chuyên gia sinh học phân tử Nguyễn Danh Duy (sinh năm 1977)...