Dịch COVID-19 ngày 18-3: Cảnh báo ‘thổi bay’ 25 triệu việc làm
Liên minh châu Âu (EU) phải cấm nhập cảnh trong 30 ngày đối với người ngoài khối nhằm kiềm chế sự lây lan của SARS-CoV-2. Các nước Đông Nam Á cũng cập nhật những con số đáng ngại.
* Bản tin cập nhật lúc 23h ngày 18-3 – Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
Thông tin cập nhật lúc 23h – Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
ILO cảnh báo COVID-19 sẽ làm mất 25 triệu việc làm
Tổ chức Lao động quốc tế ILO ngày 18-3 cảnh báo đại dịch COVID-19 có thể tạo ra một cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, và làm mất 25 triệu việc làm trên thế giới nếu chính phủ các nước không hành động nhanh.
“Tuy nhiên, nếu chúng ta có chính sách phối hợp phản ứng trên bình diện quốc tế, như những gì từng thấy ở cuộc khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2008 – 2009, tác động đối với thất nghiệp toàn cầu thế giảm đáng kể”, ILO cho biết.
Số ca nhiễm COVID-19 tại Anh tăng 35%, lên 2.626 người
Bộ Y tế Anh ngày 18-3 cho biết số ca nhiễm COVID-19 tại nước này tăng thêm 676 người, tức tăng 35% so với số liệu công bố một ngày trước đó. Như vậy tính tới nay, Vương quốc Anh có 2.626 ca nhiễm COVID-19, trong đó có 71 trường hợp tử vong.
Số ca nhiễm tại Hà Lan tăng mạnh, thêm 15 người chết. Singapore có thêm 47 ca nhiễm mới
Hà Lan ngày 18-3 ghi nhận thêm 364 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 tại quốc gia châu Âu này lên 2.051.
Cùng với việc ghi nhận số ca mới kỷ lục nêu trên (tăng 20%), quan chức y tế Hà Lan cũng xác nhận có thêm 15 người chết vì dịch COVID-19. Tổng số người chết tại Hà Lan vì dịch bệnh này như vậy đã tăng lên 58.
Bộ Y tế Singaporengày 18-3 cho biết sẽ áp dụng biện pháp tự cách ly trong 14 ngày đối với bất kỳ ai nhập cảnh nước này. Động thái trên được đưa ra trong ngày Singapore ghi nhận thêm 47 ca nhiễm COVID-19 mới, một con số kỉ lục trong một ngày của nước này.
Tổng số ca nhiễm COVID-19 của Singapore tính tới thời điểm hiện tại là 313 ca.
Tây Ban Nha tăng hơn 2.000 ca trong một ngày
Tây Ban Nha cho biết tổng số trường hợp nhiễm virus corona chủng mới ở nước này là 13.716 ca, trong đó có 558 người chết. Người đứng đầu trung tâm y tế khẩn cấp của Tây Ban Nha, ông Fernando Simon, cho biết số liệu trước đó của Tây Ban Nha trong ngày 17-3 là 11.178 trường hợp nhiễm, và 491 trường hợp tử vong.
Malaysia tăng thêm 117 ca, Iran chết 147 người trong một ngày
Truyền thông quốc gia Iran ngày 18-3 cho biết chỉ trong 24 giờ qua, nước này có thêm 147 ca tử vong vì virus corona. Số lượng người chết do dịch COVID-19 ở Iran như vậy đã lên tới 1.135 người, trong khi số ca nhiễm ở nước này tính tới chiều 18-3 theo giờ Việt Nam là 17.361 ca.
Trong khi đó Bộ Y tế Malaysiangày 18-3 cho biết ghi nhận thêm 117 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm tại Malaysia lên 790 người. Theo Bộ Y tế, 80 trường hợp mới trong số 117 ca nêu trên có liên quan tới một sự kiện tập trung của 16.000 người tại một nhà thờ ở Kuala Lumpur
Ahmed Al-Mandhari, Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Đông Địa Trung Hải cho biết có sự “không đồng đều” giữa các nước Trung Đông trong việc chống lại virus corona chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp và các nước này “cần phải hành động nhiều hơn”.
Theo chuyên gia này, một số thông tin về các trường hợp nhiễm COVID-19 được “truyền đạt không đầy đủ”.
Video đang HOT
Philippines có thêm 3 ca tử vong mới, tổng cộng đến nay nước này có 17 ca tử vong, theo Reuters.
Ngày 18-3, Indonesia xác nhận thêm 55 ca nhiễm bệnh COVID-19 mới, nâng tổng số ca nhiễm trong nước lên 227 trường hợp. Đây cũng là ngày ghi nhận nhiều ca nhiễm virus corona nhất ở nước này. Theo Reuters, số lượng ca tử vong vì dịch bệnh là 19 và 11 người hồi phục.
Đài Loan đóng cửa với tất cả người nước ngoài
Chính quyền Đài Bắc ngày 18-3 thông báo tất cả người nước ngoài sẽ không được phép nhập cảnh vào vùng lãnh thổ này kể từ ngày mai 19-3. Các trường hợp ngoại lệ được phép nhập cảnh là người Đài Loan song phải cách ly 14 ngày theo yêu cầu của cơ quan y tế. Đài Loan có 77 ca nhiễm virus corona mới, trong đó có 1 ca tử vong và 20 người đã được cho xuất viện.
Hành khách di chuyển ở sân bay Đào Viên của Đài Loan – Ảnh: REUTERS
Hãng tin Reuters đưa tin Tổng thống Jair Bolsonaro của Brazil vừa cho biết ông âm tính với virus corona chủng mới sau khi được xét nghiệm lần hai. Trước đó, trong lần xét nghiệm đầu tiên, nhiều tờ báo địa phương và phương Tây cho biết ông dương tính, nhưng vị tổng thống này đã lên Facebook khẳng định là kết quả âm tính.
Trong một diễn biến liên quan, chính phủ Brazil cho biết họ sẽ yêu cầu quốc hội nước này cho phép tuyên bố tình trạng khẩn cấp để đẩy nhanh các biện pháp đối phó COVID-19. Đến nay Brazil ghi nhận 291 ca bệnh COVID-19.
* Ngày 17-3 (giờ địa phương), Tổng thống Ivan Duque của Colombia đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh nước này tăng cường các biện pháp ngăn lây lan COVID-19, gồm việc ra lệnh người già ở lại trong nhà. Đến nay có 75 ca bệnh COVID-19 ở quốc gia Nam Mỹ này.
* Ngày 18-3, Thủ tướng Úc Scott Morrison đã tuyên bố “tình trạng khẩn cấp an ninh sinh học con người” liên quan dịch COVID-19 và khuyên công dân Úc bỏ tất cả chuyến đi nước ngoài để ngăn lây lan dịch.
* Bộ Y tế Nam Phi cho biết số ca bệnh COVID-19 ở nước này đã tăng từ 23 lên 85 ca, sau đó tăng thêm 31 lên đến 116.
* Bộ Y tế Kyrgyzstan cho biết nước này vừa ghi nhận 3 ca bệnh COVID-19 đầu tiên. Cả 3 là công dân Kyrgyzstan, gần đây có tới Saudi Arabia.
* Thái Lan vừa ghi nhận 35 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca bệnh COVID-19 ở nước này lên 212 ca.
Ý hơn 30.000 ca nhiễm, châu Âu cấm nhập cảnh 30 ngày
Theo Hãng tin Reuters, đến cuối ngày 17-3 Ý đã ghi nhận thêm 3.526 ca COVID-19 so với ngày trước đó, nâng tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở nước này lên 31.505 ca. Số ca hồi phục là 2.941 người, tăng 192 ca so với ngày trước đó.
Vùng tâm dịch Lombardy ghi nhận thêm 1.571 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca mắc COVID-19 của vùng lên 16.220 ca với 1.640 ca tử vong.
Thụy Sĩ ngày 17-3 cũng đã khuyến cáo người dân ở yên trong nhà trong bối cảnh nước này có hơn 2.600 người dương tính với SARS-CoV-2 và 19 ca tử vong. Các quan chức y tế Thụy Sĩ thừa nhận số ca nhiễm tăng nhanh đến mức họ thấy khó khăn trong việc cung cấp số liệu.
Quan chức y tế Pháp ngày 17-3 ghi nhận thêm 27 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì COVID-19 ở nước này lên 175 và 7.730 ca nhiễm trong bối cảnh nước này bắt đầu ngày phong tỏa đất nước đầu tiên để ngăn dịch bệnh lây lan.
Cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel thông báo Liên minh châu Âu (EU) sẽ áp đặt lệnh cấm nhập cảnh trong 30 ngày đối với những người không phải công dân EU trong nỗ lực kiềm chế sự lây lan của SARS-CoV-2.
Trong diễn biến liên quan, Thủ tướng Montenegro Dusko Markovic ngày 17-3 thông báo nước này có 2 ca nhiễm đầu tiên, đánh dấu mốc dịch COVID-19 đã lan ra toàn châu Âu. Theo Reuters, bệnh nhân là 2 phụ nữ, một đến từ Mỹ và một đến từ Tây Ban Nha.
Bỉ cũng thông báo lệnh phong tỏa sẽ chính thức có hiệu lực từ 11 giờ ngày 18-3 đến ngày 5-4 nhằm hạn chế công dân ra khỏi nhà để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh.
Đồ họa: NGỌC THÀNH
Mỹ chạm mốc 100 ca tử vong, Thổ Nhĩ Kỳ có ca tử vong đầu tiên
Hãng tin AFP cho biết số người chết vì COVID-19 tại Mỹ đã chạm mốc 100 người, nhiều nhất là tại bang Washington với 50 người chết.
Thổ Nhĩ Kỳ đã xác nhận ca tử vong đầu tiên do COVID-19, trong bối cảnh tổng số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trên cả nước lên tới 98 trường hợp.
Theo Bộ trưởng Y tế Thổ Nhĩ Kỳ, mặc dù số ca nhiễm mới có dấu hiệu tăng nhanh, từ 47 lên 98 trường hợp chỉ trong 1 ngày, nhiều người có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 đang dần phục hồi.
Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố một loạt biện pháp phòng chống virus SARS-CoV-2 lây lan như hạn chế đi lại tới 20 nước, đóng cửa các trường học và trường đại học. Trước đó, giới chức nước này cũng đã quyết định ngừng các buổi cầu nguyện tại thánh đường Hồi giáo và đóng cửa khu vực công cộng, bao gồm rạp chiếu phim.
Hàn Quốc tăng nhiều, Trung Quốc tăng ca “nhập khẩu”
Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) ngày 18-3 cho biết nước này có thêm 93 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca COVID-19 toàn quốc lên 8.413.
Trong khi đó, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc ngày 18-3 cho biết tính đến cuối ngày 17-3, Trung Quốc ghi nhận thêm 13 ca nhiễm mới, thấp hơn 21 ca của ngày trước đó, nâng tổng số ca COVID-19 ở nước này lên 80.894.
Số ca tử vong tại Trung Quốc tăng 11 ca lên 3.237, tính đến cuối ngày 17-3.
Số ca COVID-19 “nhập khẩu” từ nước ngoài vào Trung Quốc là 155 ca tính đến 17-3, tăng 12 ca so với ngày trước đó, theo Reuters.
Argentina dừng toàn bộ giao thông công cộng liên tỉnh trong 5 ngày
Theo nhà chức trách, việc này nhằm hạn chế việc di chuyển của người dân từ địa phương này sang địa phương khác trong kỳ nghỉ cuối tuần dài từ 21 đến 24-3. Lãnh đạo nhiều địa phương trên cả nước cũng kêu gọi người dân hạn chế tới các điểm du lịch trong thời điểm hiện tại cho dù phải đối mặt với những thiệt hại về kinh tế.
Cùng với đó, chính phủ Argentina cũng quyết định tăng trợ cấp cho người nghèo, người về hưu, không có việc làm và phụ nữ có bầu với mức 3.000 peso (khoảng 45 USD), trong đó có khoảng 5 triệu người về hưu, 4,3 triệu trẻ em thuộc hộ nghèo và 550.000 người không có việc làm.
Đến thời điểm này Argentina đã ghi nhận 65 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 2 ca tử vong. Chính phủ cũng đang chuẩn bị để đưa hàng nghìn công dân Argentina từ châu Âu và Mỹ về nước.
Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
Ngày 17-3, Tổng thống lâm thời Bolivia Jeanine Áez thông báo nước này sẽ đóng cửa biên giới từ ngày 19-3 để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan. Các phương tiện giao thông đường bộ liên bang và liên tỉnh cũng sẽ bị hủy kể từ ngày 20-3.
Chính quyền Bolivia cũng sẽ giảm giờ làm việc trên cả nước xuống còn 5 tiếng một ngày đối với cả các lĩnh vực công và tư. Chính phủ cũng áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa như đóng cửa trường học, đại học và học viện tới ngày 31-3, cấm mọi hình thức lễ hội và các hoạt động giải trí cùng các cuộc hội họp có sự tham gia của hơn 100 người.
Tới thời điểm hiện tại, Bolivia ghi nhận 12 ca dương tính với SARS-Cov-2.
Bộ trưởng Y tế Chile Jaime Maalich cho biết số ca dương tính với SARS-CoV-2 tại nước này đã lên tới 201 người, tăng thêm 45 trường hợp so với trước đó 1 ngày. Nước này hiện đã đóng cửa biên giới, dừng tổ chức các hoạt động văn hóa, các sự kiện thể thao có sự tham gia của đông người.
Tại Brazil, hãng hàng không GOL (lớn thứ hai Brazil) hủy tất cả các chuyến bay quốc tế do dịch COVID-19. Theo thống kê chính thức, Brazil đã ghi nhận hơn 200 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, trong đó có 1 ca tử vong.
Úc nâng cảnh báo đi lại lên mức cao nhất, vẫn mở cửa trường học
Thủ tướng Úc Scott Morrison ngày 18-3 yêu cầu các công dân nước này không được đi nước ngoài khi ông tuyên bố tình trạng khẩn cấp an ninh sinh học con người (human biosecurity emergency) và cấm tất cả việc hội họp không cần thiết trên 100 người.
“Lời khuyên đi lại với mọi công dân Úc là ‘Đừng đi nước ngoài. Đừng đi du lịch nước ngoài” – ông Morrison nói.
Tuy nhiên, Thủ tướng Úc vẫn cho rằng trường học nên tiếp tục mở cửa khi quốc gia này đang nỗ lực kiềm chế sự lây lan virus cho đến nay đã ảnh hưởng đến 425 người. Ông Morrison cũng tuyên bố các biện pháp kích thích kinh tế tiếp theo.
Đồ hoạ: NGỌC THÀNH
ANH THƯ – BẢO ANH – DUY LINH – HỒNG VÂN – NHẬT ĐĂNG (tuoitre.vn)
Công việc nào được trả lương cao tới hơn 6 tỷ đồng/năm trong năm 2020?
Bảng xếp hạng mới nhất từ US News & World Report cho biết, các công việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tiếp tục được trả lương cao nhất tại Mỹ.
Theo dữ liệu từ Cục Thống kê Lao động Mỹ, được tổng hợp bởi US News, bác sĩ phẫu thuật và bác sĩ nha khoa là 2 công việc được trả mức lương cao nhất tại nước này.
Cụ thể, bác sĩ phẫu thuật nhận được mức lương trung bình 267.020 đô la (hơn 6 tỷ đồng)/năm, còn bác sĩ nha khoa kiếm được 255.110 đô la (5,8 tỷ)/năm.
Đáng chú ý, các công việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe chiếm 10 vị trí hàng đầu danh sách.
Tuy vậy, đi liền với mức lương cao, những công việc này cũng đòi hỏi một khoản chi phí đào tạo vô cùng tốn kém.
Theo Hiệp hội các trường Cao đẳng Y tế Mỹ, bốn năm học y khoa có mức học phí trong năm 2019 rơi vào khoảng 250.000 đô la (tương đương 5,75 tỷ đồng) tại các trường đại học công lập và 330.180 đô la (gần 7,6 tỷ đồng) tại các trường đại học tư.
Bác sĩ phẫu thuật được trả lương cao nhất tại Mỹ. Ảnh: Getty Images
Với những ai "gánh" được khoản học phí trên và tốt nghiệp, họ sẽ được đền đáp xứng đáng: Các bác sĩ được trả lương cao hơn bất kỳ ngành nghề nào khác nằm trong top 1% người có thu nhập tại Mỹ, theo nghiên cứu của Viện Brookings.
Ngoài ra, hơn một nửa số công việc trong danh sách trên yêu cầu bằng tiến sĩ, và kiếm được mức lương trung bình 144.230 đô la (hơn 3,3 tỷ đồng) mỗi năm.
Chín trong số những công việc chỉ yêu cầu bằng cử nhân được trả lương cao nhất đều vượt quá mức lương sáu con số.
Công việc được trả lương cao nhất chỉ cần bằng cử nhân là kỹ sư dầu khí, đạt mức lương trung bình 156.370 đô la (gần 3,6 tỷ đồng)/năm.
Phi công là công việc lần đầu tiên xuất hiện trong danh sách năm 2020 với mức lương kiếm được vào khoảng 146.660 đô la (gần 3,4 tỷ đồng) mỗi năm.
Khánh Hồng
Theo Autocarindia/vietQ
Nhà máy đóng cửa, việc làm khan hiếm, người Trung Quốc đón Tết Canh Tý ảm đạm Cuộc chiến thương mại với Mỹ đã gây tác động đáng kể đến các ngành công nghiệp tại Trung Quốc, và có nguy cơ đẩy hàng triệu công nhân vào cảnh mất việc sau thời điểm Tết Nguyên Đán. Nhân viên một xí nghiệp dệt tại Quảng Châu trưng bảng "tuyển khách hàng" ngoài phố (Ảnh: New York Times) Vương Chí Thần đã...