Dịch COVID-19: Mỹ lên kế hoạch xây hàng trăm bệnh viện dã chiến
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã hối thúc Tổng thống Donald Trump nỗ lực tiến hành việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2 trên quy mô lớn, cũng như cung cấp các nguồn thiết yếu để chống dịch bệnh. Theo bà, chính phủ cần có thêm các nỗ lực phối hợp trong công tác chống dịch.
Phát biểu với đài MSNBC, bà Pelosi cho rằng Tổng thống Trump cần sử dụng Đạo luật Sản xuất Quốc phòng để tăng cường sản xuất máy trợ thở cho bệnh nhân và các thiết bị bảo hộ cá nhân cho các nhân viên y tế đang chống dịch.
Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới trung tâm y tế ở Brooklyn, New York, Mỹ, ngày 28/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Đạo luật Sản xuất Quốc phòng được thông qua vào năm 1950 cho phép Tổng thống Mỹ có quyền mở rộng sản xuất công nghiệp đối với những nguyên liệu thiết yếu, hay những sản phẩm vì an ninh quốc gia và những lý do khác. Mặc dù Mỹ đã đẩy nhanh việc xét nghiệm virus SARS-CoV-2, song tỷ lệ xét nghiệm trên đầu người tại nước này vẫn thấp hơn nhiều quốc gia khác. Tổng thống Trump ngày 30/3 cho biết hơn 1 triệu người Mỹ đã được xét nghiệm virus, con số này chiếm chưa tới 3% dân số.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, Chủ tịch Hạ viện Mỹ đã đề xuất các nghị sĩ cần thảo luận về dự luật thứ 4 liên quan đến dịch COVID-19 để tập trung vào việc phục hồi sau dịch bệnh. Trái ngược với quan điểm trên, lãnh đạo phe đa số Cộng hòa tại Thượng viện Mitch McConnell lại cho rằng các nhà lập pháp Mỹ cần đợi diễn biến tình hình dịch bệnh trước khi bàn đến dự luật khác để ứng phó với cuộc khủng hoảng hiện nay.
Trong bối cảnh mỗi ngày ghi nhận thêm hàng nghìn ca nhiễm virus SARS-CoV-2 mới, giới chức Mỹ đang lên kế hoạch xây thêm hàng trăm bệnh viện dã chiến trên khắp cả nước.
Sau khi chuyển một trung tâm hội nghị tại thành phố New York chỉ trong 1 tuần thành bệnh viện với sức chứa 1.000 giường, nhà chức trách Mỹ đang tìm kiếm các khách sạn, ký túc xá, trung tâm hội nghị và những không gian rộng lớn khác để xây thêm khoảng 341 bệnh viện dã chiến.
* Ngày 31/3, Chính phủ Ba Lan thông báo sẽ siết chặt hơn nữa các biện pháp hiện nay nhằm ngăn chặn sự lây lan của của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, như hạn chế sự đi lại của thanh thiếu niên, đóng cửa công viên, khách sạn và giới hạn số người đi mua sắm.
Phát biểu với báo giới, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki nhấn mạnh việc rời khỏi nhà một cách không cần thiết sẽ khiến dịch bệnh kéo dài. Do đó, ông kêu gọi mọi người tuân thủ nghiêm túc các quy định về dãn cách xã hội.
Để hạn chế việc thanh thiếu niên tụ tập, những người dưới 18 tuổi sẽ chỉ được phép rời khỏi nhà khi có sự hiện diện của người lớn. Các cơ sở làm đẹp, công viên, bãi biển và phần lớn các khách sạn sẽ bị đóng cửa, trong khi hệ thống xe đạp của thành phố sẽ tạm ngừng hoạt động.
Tại các tiệm tạp hóa, mỗi quầy thanh toán chỉ được phép phục vụ tối đa 3 người, trong khi cửa hàng dược phẩm chỉ được phép cho 3 người vào mỗi lượt để duy trì dãn cách xã hội tối thiểu là 2m. Từ 10h sáng đến các buổi trưa hàng ngày, chỉ có người cao tuổi mới được phép vào mua sắm.
Đa số các biện pháp mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1/4 và kéo dài trong 2 tuần.Cảnh sát sẽ chịu trách nhiệm giám sát việc thực thi quy định mới và những người vi phạm sẽ đối mặt với mức phạt từ 5.000 đến 30.000 zloty (tương đương 1.200-7.200 USD).
Trước đó, Ba Lan đã đóng cửa toàn bộ các trường học, nhà hát, bể bơi, bảo tàng, cũng như biên giới với người nước ngoài. Các nhà hàng chỉ được bán đồ ăn mang về và hoạt động tụ tập đã bị giới hạn xuống còn 2 người.
Đặng Ánh
Các kỹ sư của đội đua Mercedes F1 cấp tốc chế tạo máy trợ thở
Nhà sản xuất động cơ cho cuộc đua Công thức 1 nổi tiếng là Mercedes đã hợp tác với các bác sĩ lâm sàng và kỹ sư đại học ở London (Anh) để thiết kế "siêu tốc" một mẫu máy trợ thở cho bệnh nhân Covid-19.
Thiết bị trợ thở mới được các kỹ sư đội đua F1 của Mercedes chế tạo cấp tốc
Theo tuyên bố từ Trường đại học London (UCL), Máy trợ thở áp lực dương liên tục (CPAP) được thiết kế dựa trên một mẫu máy hiện có và hoàn thành trong chưa đầy 100 giờ, thiết bị hiện đã được Cơ quan quản lý các sản phẩm y tế và được phẩm Anh khuyến nghị sử dụng. CPAP là một dạng máy giúp thở không xâm lấn - cho phép các bệnh nhân không phải đặt ống thở - nội khí quản khi sử dụng.
Các thiết bị CPAP đã được sử dụng tại các bệnh viện ở Trung Quốc và Ý để điều trị người nhiễm virus Corona chủng mới, qua đó giúp khoảng một nửa số bệnh nhân tránh dùng tới máy thở vốn đắt đỏ và khan hiếm trong đợt dịch này. Các quốc gia gồm cả Mỹ, Anh và Ý đều thiếu máy trợ thở nghiêm trọng do đang phải cung ứng cho nhu cầu dịch Covid-19 bùng phát. Nhờ có CPAP, nguồn lực hạn chế này (các máy trợ thở chuyên nghiệp) sẽ được dùng cho bệnh nhân nặng hơn.
Theo CNN, các máy CPAP sẽ giúp giữ cho đường hô hấp của bệnh nhân được thông suốt và tăng lượng oxy vào phổi bằng cách đẩy không khí và oxy vào miệng và mũi với tốc độ liên tục. Giáo sư Tim Baker của UCL cho biết, một quá trình vốn có thể mất nhiều năm nay đã được giảm xuống chỉ còn vài ngày, nhờ vào nỗ lực của nhóm nghiên cứu trong đó có việc dành hàng giờ để tháo rời và phân tích một thiết bị hiện có trước khi sử dụng mô phỏng máy tính để "tạo ra trạng thái phiên bản hiện đại rút gọn phù hợp với nhu cầu sản xuất hàng loạt".
Sau các thử nghiệm lâm sàng, Mercedes và các đội F1 khác có thể sản xuất tới 1.000 thiết bị mỗi ngày.
GS. Trần Văn Thọ có tặng 2000 máy trợ thở cho Việt Nam? Trả lời phóng viên báo Dân Trí tối ngày 30/3, Giáo sư Trần Văn Thọ cho biết ông chỉ nói cùng Giáo sư Trần Ngọc Phúc chuyển giao công nghệ máy trợ thở cho Việt Nam chống dịch Covid-19. Giáo sư Trần Văn Thọ hiện là giáo sư kinh tế tại Đại học Waseda, Tokyo, Nhật Bản. Ông cũng là thành viên Tổ...