Dịch COVID-19: Mỹ ghi nhận số ca mắc mới trong 1 ngày cao nhất trên toàn thế giới
Chỉ còn 4 ngày nữa sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, song tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hiện nay tại nước này vẫn diễn biến phức tạp.
Chuyển bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện ở Los Angeles, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo thống kê của hãng tin Reuters, ngày 30/10, số ca nhiễm mới tại Mỹ đã vượt 100.000 ca – mức cao nhất từ trước tới nay. Trong khi đó, các điểm nóng khác trên thế giới, đặc biệt là tại châu Âu, vẫn chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”.
Cụ thể, trong 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận thêm 100.233 ca nhiễm mới COVID-19. Đây cũng là mức cao nhất trên toàn thế giới, vượt con số 97.894 ca mà Ấn Độ ghi nhận hồi tháng 9. Trong 10 ngày qua, số ca mắc mới tại Mỹ đã 5 lần vượt con số 77.299 ca – mức cao nhất trong 1 ngày ghi nhận hồi tháng 7. Số người nhiễm mới trong 2 ngày qua cho thấy cứ mỗi giây cường quốc số 1 thế giới này lại có hơn 1 ca nhiễm mới. Có tới 16 bang ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất trong 1 ngày, trong khi 13 bang có số bệnh nhân nhập viện vì mắc COVID-19 cao chưa từng có. Trong khi đó, số ca tử vong trong ngày 30/10 tại Mỹ là hơn 1.000 người. Đây là lần thứ 3 trong vòng 1 tháng, số người không qua khỏi vì COVID-19 lên mức cao nhất trong 1 ngày.
Tính đến nay, tổng số ca nhiễm tại Mỹ đã lên tới hơn 9,3 triệu người, chiếm gần 3% dân số, trong đó có hơn 235.000 trường hợp không qua khỏi. Số bệnh nhân nhập viện trong tháng 10 cũng tăng hơn 50% lên mức 46.000 người – mức cao nhất kể từ giữa tháng 8.
Video đang HOT
Tại Mỹ Latinh và Caribe - khu vực có số ca nhiễm cao nhất thế giới, tổng số ca tử vong đã vượt quá 400.000 lên mức 400.524 người. Brazil là nước có số ca tử vong cao nhất tại khu vực này, với 159.477 người.
Cùng ngày, Ukraine thông báo ghi nhận thêm 8.752 ca mắc mới COVID-19. Đây là ngày có số ca nhiễm mới cao nhất từ trước tới nay tại nước này, đưa tổng số người mắc bệnh lên 387.481.
Với 21.897 ca mắc mới, Ba Lan cũng ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất trong 1 ngày. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp, số ca mắc mới tại quốc gia Đông Âu này liên tục tăng lên các mức cao mới. Tính đến nay, Ba Lan ghi nhận tổng cộng 362.731 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.631 trường hợp không qua khỏi.
Hungary cũng thông báo 3.908 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, cao nhất từ trước tới nay tại nước này. Số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện cũng lần đầu tiên vượt ngưỡng 4.000 người. Số ca tử vong hiện là 1.750 ca.
Tại Đức, trong 24 giờ qua, đã ghi nhận thêm 19.059 ca mắc COVID-19 và 103 trường hợp tử vong, đưa tổng số người mắc và tử vong tại nước này lên lần lượt là 19.059 và 10.452.
Trong khi đó, với 18.140 ca mắc mới và 334 người không qua khỏi, tổng số ca nhiễm và tử vong do mắc COVID-19 tại Nga hiện đã lên lần lượt là 1.618.116 và 27.990.
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế CH Séc, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 13.605 ca mắc COVID-19 và 216 trường hợp tử vong. Tính đến nay, CH Séc có 323.673 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.078 trường hợp không qua khỏi.
Thống kê cho thấy kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào đầu năm nay tại châu Âu, “Lục địa Già” đã ghi nhận hơn 10 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 275.000 trường hợp không qua khỏi. Châu lục với 52 quốc gia này hiện cũng là khu vực chịu ảnh hưởng dịch bệnh nghiêm trọng thứ 3 trên thế giới sau Mỹ Latinh và Caribe (11,2 triệu ca) và châu Á (10,5 triệu ca).
Cũng trong ngày 30/10, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho biết các chuyên gia quốc tế và Trung Quốc đã tiến hành cuộc họp đầu tiên để điều tra nguồn gốc của virus SARS-CoV-2 trên động vật.
Twitter chặn tài khoản giả người da màu ủng hộ Trump
Twitter thông báo xóa một số tài khoản đóng giả người da màu ủng hộ Trump, sau khi chúng thu hút hàng nghìn người theo dõi chỉ trong vài ngày.
"Nhóm của chúng tôi đang làm việc miệt mài để điều tra hoạt động này và sẽ thực hiện các hành động phù hợp với những quy tắc của Twitter", một phát ngôn viên của mạng xã hội này cho biết hôm 13/10.
Darren Linvill, một giáo sư tại Đại học Clemson chuyên về thông tin sai lệch trên mạng xã hội, cùng ngày công bố một số ví dụ về các tài khoản giả mạo trên Twitter. Một tài khoản như vậy có tên Ted Katya, hôm 17/9 đăng thông điệp "Tôi là người da màu và tôi bầu cho Trump". Dòng tweet này thu hút hơn 16.000 lượt thích và hơn 6.000 lượt chia sẻ.
Linvill nói thêm hầu hết tài khoản giả đều "dùng ảnh thật của người Mỹ" và một số tài khoản còn có tới hàng chục nghìn người theo dõi. Twitter cho biết họ xóa các tài khoản này vì chúng lừa dối người dùng về ý đồ và danh tính thực sự của mình, nên bị coi là "thao túng dư luận".
Biểu tượng Twitter trên một màn hình điện thoại trong bức ảnh chụp ở Los Angeles, California, Mỹ tháng 7/2019. Ảnh: Reuters.
Sau khi hứng chỉ trích nặng nề vì bê bối lan truyền tin giả trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016, Facebook và Twitter năm nay dường như cho thấy họ đã "rút được bài học" và có những động thái quyết liệt với hành vi lan truyền thông tin sai lệch.
Các gã khổng lồ mạng xã hội hiện đạt được tiến bộ lớn trong việc xóa bỏ những chiến dịch thông tin sai lệch quy mô lớn, song vẫn phải đối mặt với những trường hợp nhỏ hơn như tung tin sai qua tài khoản giả mạo.
Các tài khoản này thường dùng những chủ đề liên quan tới sự kiện đang gây chú ý như Covid-19 hay biểu tình "Mạng người da màu quan trọng" để thu hút càng nhiều người theo dõi càng tốt.
Trump phải trả phí pháp lý cho sao khiêu dâm Một thẩm phán tòa án tối cao California lệnh cho Trump trả 44.100 USD cho sao khiêu dâm Stormy Daniels để hoàn trả phí luật sư của cô. Thẩm phán Robert Broadbelt III ra phán quyết hôm 17/8 nhưng các luật sư của Stormy Daniels, tên thật là Stephanie Clifford, mới công bố trên mạng hôm 21/8. Thẩm phán phán quyết Clifford được...