Dịch COVID-19: Mỹ có kế hoạch tham gia cơ chế COVAX
Nước Mỹ dưới thời Tổng thống Joe Biden có kế hoạch tham gia Cơ chế phân phối vaccine toàn cầu COVAX do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên minh vaccine toàn cầu (GAVI) đứng đầu nhằm tạo điều kiện cho các quốc gia nghèo được tiếp cận với nguồn vaccine ngừa COVID-19.
Ông Anthony Fauci, Cố vấn y tế hàng đầu của Chính phủ Mỹ, đã đưa ra tuyên bố trên tại cuộc họp của ban lãnh đạo WHO ngày 21/1.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Los Angeles, California, Mỹ, ngày 15/1/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo ông Fauci, Tổng thống Biden sẽ đưa ra một chỉ thị vào tối 21/1, trong đó có việc Mỹ dự định tham gia cơ chế COVAX và hỗ trợ cho liên minh toàn cầu mang tên “Tăng tốc tiếp cận các công cụ ứng phó với COVID-19″ (ACT), nhằm thúc đẩy những nỗ lực đa phương trong việc phân phối vaccine, phương pháp điều trị, chẩn đoán bệnh COVID-19 cũng như cách tiếp cận công bằng, nghiên cứu và phát triển vaccine ngừa COVID-19. Ông cho biết thêm chính quyền mới của Mỹ bày tỏ cảm ơn WHO vì tổ chức này đã dẫn dắt công tác ứng phó đại dịch toàn cầu COVID-19 và cam kết Mỹ vẫn là một thành viên của WHO. Theo nhà khoa học này, Mỹ cũng có ý định thực thi đầy đủ các nghĩa vụ tài chính đối với WHO.
COVAX là cơ chế được xây dựng nhằm đảm bảo quyền tiếp cận công bằng và bình đẳng đối với vaccine ngừa COVID-19 cho các nước nghèo. Ngày 21/1, COVAX cho biết tổ chức này đặt mục tiêu cung cấp 1,8 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 cho các nước nghèo trong năm nay, đồng thời hy vọng có thể hoàn tất các thỏa thuận giao vaccine cho các nước giàu trong nửa cuối năm 2021. Theo COVAX, 1,8 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 sẽ được giao cho cho 92 quốc gia đủ điều kiện và số vaccine này sẽ đủ cho khoảng 27% dân số của các nước này.
Cùng ngày, ông Park Jong-hyun, phó phát ngôn Bộ Nội vụ Hàn Quốc cho biết nước này hy vọng sẽ có được lô vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên từ cơ chế COVAX trong vòng vài tuần tới và hiện đã bắt đầu thiết lập các trung tâm tiêm chủng. Theo ông Park Jong-hyun, Hàn Quốc có thể nhận được 100.000 liều vaccine ngừa COVID-19 của hãng Pfizer trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới thông qua cơ chế COVAX. Kỳ nghỉ này bắt đầu từ ngày 11/2.
Hiện Bộ Nội vụ Hàn Quốc đã chỉ định khoảng 250 phòng tập gym và rạp hát trên toàn quốc là nơi để tiêm chủng vaccine Pfizer và Moderna cho người dân, 2 loại vaccine cần phải bảo quản lạnh. Ông Park Jong-hyun cho biết chương trình tiêm chủng sẽ được bắt đầu sớm nhất có thể nhưng ngày cụ thể hiện chưa được quyết định.
Hàn Quốc hiện chưa phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer nhưng WHO đã cấp phép lưu hành cho loại vaccine này từ cuối tháng 12 năm ngoái. Hàn Quốc đã tìm kiếm được các nguồn cung cấp 106 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 để thực hiện tiêm phòng đầy đủ các liều cho 52 triệu người dân nước này, thông qua cơ chế COVAX và các thỏa thuận với những hãng dược phẩm như Pfizer, Moderna, AstraZeneca và Johnson & Johnson. Nước này cũng đang đàm phán nhằm mua 40 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của Novavax.
Video đang HOT
Ca Covid-19 toàn cầu vượt 91 triệu, WHO tiếp tục kêu gọi chia sẻ vaccine
Thế giới ghi nhận hơn 91 triệu ca nCoV, hơn 1,9 triệu người chết, WHO một lần nữa kêu gọi tài trợ cho chương trình vaccine toàn cầu Covax.
Thế giới đã ghi nhận 91.252.273 ca nhiễm và 1.951.508 người chết do Covid-19, tăng lần lượt 599.755 và 9.235 ca so với 24 giờ trước. 65.121.570 người đã bình phục sau khi nhiễm virus, theo trang cập nhật theo thời gian thực Worldometers.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang tiếp tục đẩy mạnh những lời kêu gọi nhằm tìm kiếm nguồn vaccine Covid-19 cho những nước nghèo trong chương trình Covax, với hy vọng chương trình tiêm chủng tại các quốc gia này có thể bắt đầu từ tháng 2. Chương trình này do WHO dẫn dắt nhằm mục đích phân phối vaccine bình đẳng trên toàn thế giới, đã quyên góp được 6 tỷ USD để đặt mua 2 tỷ liều vaccine Covid-19 cùng tùy chọn mua thêm một tỷ liều nữa.
WHO lo ngại những nước có thu nhập cao và trung bình sẽ thu mua toàn bộ nguồn cung vaccine, khiến 92 quốc gia thu nhập thấp không có vaccine để tiêm chủng cho nhân viên y tế. "Chúng tôi tự tin có thể bắt đầu tiêm chủng tại các nước đó từ tháng 2, nhưng chúng tôi không thể làm điều này một mình. Chúng tôi cần sự phối hợp của các nhà sản xuất vaccine để ưu tiên nguồn hàng cho Covax, cần phải đưa vaccine tới tay những người thu nhập thấp hoặc trung bình thấp", cố vấn cấp cao WHO Bruce Aylward nói hôm qua.
Nhân viên y tế Mỹ chuẩn bị tiêm liều vaccine tại New York hôm 10/1. Ảnh: AFP .
Mỹ , vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận thêm 208.829 ca nhiễm và 1.761 ca tử vong trong 24 giờ qua, đưa tổng số người nhiễm lên 23.109.737, trong đó 384.947 người chết.
Tính đến ngày 11/1, Mỹ đã tiêm chủng cho gần 9 triệu người, chưa được nửa mục tiêu tiêm cho 20 triệu người vào năm 2020. Những liều vaccine còn lại đang nằm trong tủ đông tại các bệnh viện và phòng khám trên toàn quốc để chờ sử dụng.
Ấn Độ , vùng dịch lớn thứ hai thế giới, báo cáo thêm 12.448 ca nhiễm và 166 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì Covid-19 lên lần lượt 10.479.879 và 151.364.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tuyên bố nước này sẽ triển khai một trong những đợt tiêm chủng vaccine Covid-19 quy mô nhất thế giới từ ngày 16/1, nhằm đạt mục tiêu 300 triệu người được tiêm chủng vào tháng 7. Vaccine sẽ được cung cấp miễn phí cho 1,3 tỷ người Ấn Độ, Thủ tướng Modi khẳng định chương trình tiêm chủng sẽ là "bước quan trọng" trong phòng chống đại dịch.
Cơ quan quản lý dược phẩm Ấn Độ ngày 3/1 phê duyệt hai vaccine Covid-19 cho sử dụng khẩn cấp, một loại là vaccine do công ty dược phẩm AstraZeneca phối hợp cùng Đại học Oxford, Anh, phát triển, và loại còn lại là vaccine mang tên COVAXIN do công ty Ấn Độ Bharat Biotech nghiên cứu.
Brazil , vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 440 người chết vì Covid-19, nâng tổng số ca tử vong lên 203.580. Số người nhiễm nCoV tăng 25.822 ca trong 24 giờ qua, lên 8.131.612.
Các chuyên gia cảnh báo Brazil vẫn chưa chứng kiến các ca nhiễm nCoV tăng đột biến, do hệ quả từ việc người dân tổ chức tụ tập dịp lễ Giáng sinh và năm mới với bạn bè, gia đình. Theo chính phủ Brazil, nước này còn ít nhất ba tuần nữa sẽ khởi động chiến dịch tiêm chủng vaccine Covid-19 trong bối cảnh hứng nhiều chỉ trích vì hành động chậm.
Nga , vùng dịch lớn thứ tư thế giới, ghi nhận thêm 23.315 ca nhiễm nCoV và 436 người chết, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 3.425.269 và 62.273. Nga triển khai tiêm vaccine Sputnik V trong chương trình tiêm chủng quốc gia vào đầu tháng 12/2020, tập trung vào nhóm chịu rủi ro cao. Nước này thông báo đã tiêm chủng cho một triệu người và không ghi nhận phản ứng phụ có hại nào.
Giới chức Nga hôm 11/1 thông báo sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng phiên bản "Sputnik-Light" với một liều duy nhất, cho rằng đây là phương án tạm thời nhằm tăng nguồn cung vaccine ngắn hạn cho những nước có tỷ lệ lây nhiễm nCoV cao. 150 người tình nguyện tại Moskva và Saint Petersburg sẽ được tiêm thử loại vaccine này.
Anh , vùng dịch lớn thứ năm thế giới, ghi nhận 3.118.518 ca nhiễm và 81.960 ca tử vong, tăng lần lượt 46.169 và 529 ca. Tình hình dịch bệnh tại nước này diễn biến phức tạp với sự xuất hiện của chủng nCoV mới, được cho là có khả năng lây nhiễm cao hơn 70% so với chủng ban đầu.
Thủ tướng Anh Boris Johnson cho biết nước này đang trong "cuộc chạy đua với thời gian" nhằm triển khai vaccine Covid-19 khi số ca tử vong liên tục lập kỷ lục và bệnh viện hết nguồn cung oxy. Nhiều cố vấn y tế hàng đầu nước này cũng nhận định những tuần tồi tệ nhất đang cận kề.
Pháp , vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 3.582 ca nhiễm và 310 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 2.786.838 và 68.060. Pháp hiện bị chỉ trích vì triển khai vaccine chậm hơn nhiều các quốc gia châu Âu khác. Kể từ 27/12 đến 6/1, Pháp tiêm phòng cho 7.000 người, trong khi Đức tiêm cho hàng trăm nghìn người trong cùng khoảng thời gian.
Đức đang là vùng dịch lớn thứ mười thế giới với 1.941.119 ca nhiễm và 42.097 ca tử vong vì Covid-19, tăng lần lượt 11.765 và 663 ca so với một ngày trước đó. Thủ tướng Thủ tướng Angela Merkel cảnh báo tình hình dịch sẽ diễn biến nghiêm trọng trong những tuần tới, thêm rằng tác động của việc giao tiếp xã hội trong dịp Giáng sinh và Năm mới vẫn chưa được thể hiện đầy đủ.
Bà Merkel nhận định "những tuần mùa đông tới sẽ là giai đoạn khó khăn nhất của đại dịch" từ khi bùng phát đến nay, khi các bác sĩ và nhân viên y tế Đức đã làm việc quá tải.
Hàn Quốc ghi nhận 69.114 ca nhiễm và 1.140 ca tử vong, tăng lần lượt 450 và 15 ca trong 24 giờ qua.
Chính phủ Hàn Quốc áp đặt các hạn chế như cấm tụ tập trên 4 người, đình chỉ các khu nghỉ dưỡng trượt tuyết, cơ sở thể thao trong nhà cho đến ngày 17/1. Tuy nhiên, các trung tâm taekwondo và ba lê, được đăng ký là học viện tư, được phép mở lớp học tối đa 9 người.
Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 836.718 ca nhiễm, tăng 8.692, trong đó 24.343 người chết, tăng 214.
Indonesia đã cấm mọi du khách đến từ Anh và thắt chặt quy định với người đến từ châu Âu và Australia để hạn chế lây lan biến chủng virus. Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết đất nước sẽ bắt đầu chiến dịch tiêm chủng diện rộng vào ngày 13/1.
Philippines báo cáo 489.736 ca nhiễm và 9.416 ca tử vong, tăng lần lượt 2.052 và 11 ca, là vùng dịch lớn thứ hai khu vực.
Giới chức Philippines hôm 10/1 cho biết nước này đã bảo đảm 30 triệu liều vaccine Covid-19 do hãng dược Mỹ Novavax phát triển. Philippines hy vọng sẽ đảm bảo được 148 triệu liều vaccine từ 7 công ty trong năm nay, đủ cho khoảng 70% dân số. Tuy nhiên, Manila cũng cảnh báo rằng lượng vaccine sẽ phụ thuộc vào nguồn cung toàn cầu.
Anh giúp quyên góp 1 tỷ USD hỗ trợ các nước nghèo tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 Chính phủ Anh ngay 10/1 cho biết nước này đã giúp huy động được 1 tỷ USD để hỗ trợ "các quốc gia dễ bị tổn thương" tiếp cận vaccine phòng ngừa dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, thông qua viêc giup kêt nôi các nhà tài trợ toàn cầu vơi những nước cân hô trơ. Vaccine phòng COVID-19 do Pfizer và...