Dịch COVID-19 lan rộng khắp châu Á – Thái Bình Dương
Một đợt bùng dịch COVID-19 mới đang lan nhanh khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương, buộc người dân từ New Zealand đến Nhật Bản thực hiện các biện pháp phòng chống để ngăn dịch lây lan và tránh quá tải hệ thống y tế.
Người dân đeo khẩu trang trong bối cảnh dịch bùng phát tại thủ đô Tokyo, Nhật Bản ngày 6-7 – Ảnh: REUTERS
New Zealand chịu áp lực lớn, Nhật Bản gần 95.000 ca mỗi ngày
Sự gia tăng các ca bệnh, chủ yếu do biến thể BA.4 và BA.5 của biến thể Omicron, làm tăng thêm thách thức cho các nhà chức trách vốn đang phải vật lộn với suy thoái kinh tế do các đợt dịch trước.
Ngày 14-7, Chính phủ New Zealand công bố phát miễn phí khẩu trang và xét nghiệm nhanh trong nỗ lực giảm áp lực cho hệ thống y tế. Hiện ngày càng nhiều người mắc COVID-19 và cúm mùa ở nước này khi mùa đông đang đến ở Nam bán cầu, theo Hãng tin Reuters.
Bộ trưởng chống dịch COVID-19 của New Zealand Ayesha Verrall cho biết sự gia tăng các ca bệnh và số ca nhập viện vì COVID-19, kết hợp cùng mùa cúm tồi tệ nhất trong những năm gần đây và tình trạng thiếu hụt nhân lực y tế, đang khiến hệ thống y tế nước này chịu áp lực cực lớn.
New Zealand, với dân số 5,1 triệu người, hiện có gần 69.000 người mắc COVID-19. Trong số này có 765 người nhập viện, khiến thời gian chờ khám bệnh tăng lên và bệnh viện phải hủy một số ca phẫu thuật.
Tại Nhật Bản, số ca mắc mới tăng lên mức chưa từng thấy kể từ đầu năm 2022. Chính phủ Nhật Bản đã kêu gọi người dân đặc biệt cẩn thận trước kỳ nghỉ cuối tuần và kỳ nghỉ hè sắp tới.
Ngày 14-7, Nhật Bản ghi nhận gần 95.000 ca bệnh trong 24 giờ, tăng gấp 2,14 lần so với tuần trước. Bộ trưởng Y tế Shigeyuki Goto thông tin số ca mắc mới tăng ở mọi tỉnh của Nhật Bản, và “dường như đang tăng nhanh chóng”.
Video đang HOT
Tokyo đã nâng cảnh báo lên mức cao nhất, dù số ca nhập viện, ca bệnh nặng và tử vong vẫn ở mức thấp.
“Ngày mai (15-7), lực lượng đặc nhiệm sẽ họp để quyết định các biện pháp sẽ áp dụng trong hè này, có tính đến xu hướng dịch bệnh của quốc gia và ý kiến của các chuyên gia”, thống đốc Tokyo Koike Yuriko cho biết.
Xét nghiệm COVID-19 tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc ngày 12-7 – Ảnh: REUTERS
Hàn Quốc mỗi ngày hơn 39.000 ca
Cùng ngày, Hàn Quốc chứng kiến số ca mắc mới theo ngày tăng gấp 3 lần trong một tuần, lên hơn 39.000 ca. Giới chức và các chuyên gia Hàn Quốc dự tính số ca mắc mới theo ngày sẽ chạm mốc 200.000 ca vào khoảng từ giữa tháng 8 đến cuối tháng 9.
Hàn Quốc đang đẩy mạnh tiêm tăng cường song không có kế hoạch tái ban hành các hạn chế phòng dịch.
Trong khi đó, Úc cảnh báo nước này có thể trải qua đợt bùng dịch tồi tệ nhất trong vài tuần tới do biến thể BA.4 và BA.5. Giới chức Úc dự kiến nước này có thể có đến “hàng triệu” ca mắc mới, song loại trừ việc áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát dịch.
“Chúng ta đã vượt qua thời kỳ đó. Chúng ta đã không còn trong thời kỳ của phong tỏa và những thứ giống như vậy”, Bộ trưởng Y tế Úc Mark Butler cho biết ngày 14-7. Tuy nhiên, ông Butler kêu gọi người dân cân nhắc làm việc tại nhà.
Số người nhập viện ở Úc gần đạt mức của đợt bùng dịch Omicron đầu năm nay, và hệ thống y tế đang chịu áp lực từ cả bệnh nhân COVID-19 lẫn cúm mùa.
Ở khu vực Đông Nam Á, Thái Lan đang chứng kiến số ca mắc mới giảm nhưng Indonesia lại đang tăng. Số ca mắc mới ở Indonesia trong ngày 13-7 đạt 3.822 ca, mức cao nhất kể từ tháng 3-2022, theo Reuters.
Số ca mắc mới và nhập viện tại Philippines vẫn ở mức thấp (1.604 ca trong ngày 13-7), nhưng chính phủ đã cảnh báo số ca bệnh có thể tăng ít nhất 20 lần vào cuối tháng 7. Manila kêu gọi người dân tiêm tăng cường khi dữ liệu của Bộ Y tế tính đến ngày 12-7 cho thấy chỉ 1/4 dân số trưởng thành ở nước này tiêm mũi tăng cường đầu tiên.
Trong khi đó, Trung Quốc ghi nhận trung bình 300 ca mắc mới theo ngày trong tháng 7, cao hơn khoảng 70 ca so với tháng 6.
Những di sản nổi bật của cựu Thủ tướng Abe Shinzo ở Nhật Bản và trên thế giới
Di sản của cựu Thủ tướng Shinzo Abe có ảnh hưởng nhất định đến nền chính trị Nhật Bản và thế giới.
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe đã bị ám sát và qua đời ngày 8/7/2022. Ảnh: Kyodo
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo, người giữ chức vụ thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, đã qua đời sau một vụ ám sát khi đang phát biểu tại một sự kiện vận động tranh cử ở miền Tây Nhật Bản.
Báo Deutsche Welle (Đức) ngày 8/7 đã điểm lại những di sản nổi bật trong các nhiệm kỳ chính trị của ông Abe ở Nhật Bản và trên thế giới.
Với Nhật Bản
Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo phát biểu vận động tranh cử cho đảng LDP trước cuộc bầu cử Thượng viện, ở Nara, ngày 8/7/2022. Ảnh: Mami Ueda/TTXVN
Ông Abe có thời gian cầm quyền dài kỷ lục là nhờ ông có thể mang lại sự thịnh vượng và ổn định kinh tế trong nước.
Chuyên gia về Nhật Bản tại Đức, ông Sebastian Maslow, nhận định: "Thiết lập ổn định chính trị có thể được coi là thành công then chốt của ông Abe". Ông Maslow lưu ý thêm rằng ông Abe đã khôi phục đảng Dân chủ Tự do sau nhiều năm xảy ra tranh giành quyền lực nội bộ và các vụ bê bối tài chính, giúp họ có đủ khả năng cầm quyền trở lại.
Những người ủng hộ coi ông Abe là một nhà lãnh đạo thực tế, đã củng cố nền kinh tế Nhật Bản và quan hệ đối tác với Mỹ, "để Nhật Bản không bao giờ trở hành quốc gia hạng hai" như ông từng nói.
Ông Abe đã tìm cách nới lỏng chính sách tiền tệ và theo đuổi mức chi tiêu chính phủ cao, đồng thời đạt được các thỏa thuận thương mại lớn với Liên minh châu Âu và các nước ở châu Á - Thái Bình Dương.
Trong nhiệm kỳ của ông Abe, Nhật Bản đã mở cửa đối với người lao động, nhà đầu tư và khách du lịch nước ngoài nhiều hơn bao giờ hết, đồng thời chứng minh rằng một nền kinh tế phát triển vẫn có thể tăng trưởng mặc dù dân số ngày càng giảm và già hóa.
Với quốc tế
Trên trường quốc tế, ông Abe đã thành công trong cân bằng giữa các siêu cường, đồng thời củng cố mối quan hệ của Nhật Bản với các nước khác trong lục địa châu Á.
Với tầm nhìn về một "Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do và mở", chính trị gia này đã củng cố mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và khu vực thông qua chính sách đầu tư tích cực.
Ông Yoichi Funabashi, Chủ tịch Viện Nghiên cứu châu Á - Thái Bình Dương, cho biết: "Ấn Độ và Đông Nam Á hoan nghênh một Nhật Bản quyết đoán hơn với tư cách là một nhân tố chủ động và ổn định trong khu vực".
Cuộc cạnh tranh cường quốc giữa Trung Quốc và Mỹ, vốn đã leo thang đáng kể trong nhiệm kỳ của ông Abe, buộc ông phải cân bằng tinh tế giữa hai siêu cường. Khi làm như vậy, ông đã thành công trong cả việc mở rộng liên minh an ninh với Mỹ và duy trì thương mại với Trung Quốc - đối tác kinh tế quan trọng nhất của Nhật Bản.
Ông Abe (trái) là nhân tố chính giúp Nhật Bản giành quyền đăng cai Thế vận hội Olympic mùa Hè. Ảnh: DW
Ông Abe cũng đã thuyết phục thành công để Tokyo đăng cai Thế vận hội Olympic 2020, cam kết rằng nhà máy hạt nhân Fukushima sẽ nằm trong tầm kiểm soát.
Sinh năm 1954 tại Tokyo, ông Abe xuất thân trong một gia đình giàu có và có uy tín về chính trị. Bố của ông là Shintaro Abe, từng giữ chức ngoại trưởng, trong khi chú ruột Eisaku Sato và ông nội Nobusuke Kishi của ông Abe đều từng là Thủ tướng Nhật Bản.
Cần những nỗ lực thực chất Hàng loạt chính sách, cam kết mới của các nước đối với an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã được công bố tại Đối thoại Shangri-la lần thứ 19 - diễn đàn an ninh quốc phòng thường niên uy tín và quy mô lớn nhất của khu vực diễn ra từ ngày 10-12/6 tại Singapore. Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio...