Dịch COVID-19 làm chậm tiến độ chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip
Do tác động của dịch COVID-19, lộ trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip hiện đang bị ảnh hưởng đáng kể, có thể khó đạt kế hoạch như đã đề ra.
Công nghệ thẻ chip áp dụng tiêu chuẩn cơ sở (VCCS) đang được các ngân hàng tập trung đầu tư nhằm hướng đến sự an toàn và cả tích hợp các tiện ích cho khách hàng khi sử dụng.
Tuy nhiên, do tác động của dịch COVID-19, lộ trình chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip hiện đang bị ảnh hưởng đáng kể, có thể khó đạt kế hoạch như đã đề ra.
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (Vietbank) và Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam ( NAPAS) vừa ký thỏa thuận hợp tác triển khai ứng dụng tiêu chuẩn cơ sở cho thẻ chip nội địa NAPAS không tiếp xúc trong thanh toan giao thông, dư kiên thưc hiên vao cuôi năm 2020.
Việc triển khai thẻ thanh toán không tiếp xúc này được đánh giá sẽ mang lại sự thuận tiện cho người dùng, tiết kiệm chi phí vận hành hệ thống quản lý thẻ vé của đơn vị vận hành giao thông.
Theo ông Nguyễn Đăng Hùng, Phó Tổng Giám đốc NAPAS, việc sử dụng thẻ chip nội địa NAPAS không tiếp xúc trong thanh toán giao thông sẽ mang lại sự an toàn và tiện lợi, mở ra dịch vụ tiện ích cho người sử dụng. Đây cũng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng đối với việc phổ cập các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tới đại đa số người dân.
“Chúng tôi mong việc sử dụng công nghệ thẻ chip VCCS không chỉ dừng lại ở câu chuyện rút tiền ATM, mua sắm, vé giao thông sử dụng trong nội đô, mà hướng tới mở rộng phạm vi sử dụng ở tất cả các hoạt động thanh toán trên cả nước”, đại diện NAPAS nói.
Như vậy, ngoài ý nghĩa hạn chế các rủi ro về gian lận giả mạo trong thanh toán thẻ, đảm bảo an ninh an toàn thanh toán cho khách hàng, việc tích hợp các ứng dụng vào trong thẻ chip sẽ mang lại nhiều cơ hội trải nghiệm cho khách hàng cũng như góp phần thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam hiện nay.
Theo lộ trình của Ngân hàng Nhà nước quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng, đến cuối năm 2020, 100% ATM và thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán đang hoạt động tại Việt Nam của tổ chức thanh toán thẻ phải tuân thủ tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa.
Video đang HOT
Thời điểm này gần cận kề, nhưng trên thực tế việc triển khai ở các ngân hàng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.
Ông Nguyễn Minh Tâm, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) cho biết, định hướng của Sacombank trong thời gian tới là chuyển đổi toàn bộ thẻ hiện có qua thẻ chip, không duy trì thẻ từ. Tuy nhiên, hiện lượng thẻ chip mới chiếm 50% trong tổng lượng thẻ ở Sacombank.
Tỷ lệ thẻ từ còn cao chủ yếu rơi vào thẻ nội địa; còn các loại thẻ quốc tế do Sacombank phát hành từ vài năm trước đều là thẻ chip, thẻ không tiếp xúc.
Theo ông Tâm, việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip được Sacombank triển khai từ tháng 6/2019, nhưng do chi phí, thời gian thực hiện khá eo hẹp nên ảnh hưởng đến lộ trình thực hiện.
Thêm vào đó, trong 4 tháng đầu năm, hoạt động của các ngân hàng bị ảnh hưởng lớn bởi dịch COVID-19 nên việc chuyển đổi thẻ chip bị chậm lại. Các ngân hàng khó liên hệ, tiếp cận trực tiếp với khách hàng trong việc chuyển đổi thẻ.
Do vậy, đại diện Sacombank đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét kéo dài thời gian chuyển đổi sang thẻ chip, thay vì theo lộ trình như kế hoạch. Bởi với điều kiện hiện nay khó có ngân hàng đạt được yêu cầu này.
Đại diện NAPAS cũng thừa nhận, đại dịch COVID-19 là nguyên nhân khách quan khiến tiến độ chuyển đổi sang thẻ chip bị chậm lại.
Trong những tháng qua, NAPAS hầu như không thể tiếp cận được với ngân hàng hay các đơn vị cung ứng phôi thẻ để triển khai việc chuyển đổi.
Với vai trò là Trung tâm chuyển mạch tài chính quốc gia, việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chip là một trong những giải pháp quan trọng của NAPAS trong việc phát triển hạ tầng thanh toán hiện nay.
Hiện NAPAS đang phối hợp chặt chẽ với các ngân hàng để thực hiện chuyển đổi thẻ ngân hàng từ thẻ từ sang thẻ chip theo như lộ trình chuyển đổi quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-NHNN.
“Trong năm 2020, NAPAS sẽ nỗ lực hoàn tất việc cấp chứng thực hệ thống chuyển đổi thẻ cho tất cả các ngân hàng. Bên cạnh đó, nghiên cứu, bổ sung thêm thẻ không tiếp xúc để hỗ trợ các ngân hàng tiếp cận các dịch vụ thanh toán mới”, ông Nguyễn Đăng Hùng, Phó Tổng giám đốc NAPAS cho biết.
Đến hết quý I/2020, NAPAS đã hoàn thành chứng nhận tiêu chuẩn thẻ chip nội địa cho 26 ngân hàng. Đồng thời, triển khai chứng nhận tiêu chuẩn thẻ chip nội địa cho các hãng cung cấp thẻ, thiết bị./.
Ngân hàng chuyển đổi sang thẻ chíp: Cuộc chạy đua tốn kém
Hiện đã có khoảng 26 nhà băng và 10 công ty sẵn sàng công nghệ cung ứng thẻ chip. Tuy nhiên, đây là cuộc đua tốn kém mà các ngân hàng bắt buộc phải thực hiện để đáp ứng yêu cầu về công nghệ và chất lượng phục vụ khách hàng.
Việc chuyển sang thẻ chip sẽ có nhiều lợi ích. Ảnh: ST.
Chi phí "khủng"
Việc sử dụng thẻ chip giúp ngân hàng phát hành thẻ nội địa Việt Nam có tiềm năng mở rộng hệ sinh thái thanh toán sang các ngành như: Y tế, giao thông, bảo hiểm, đem lại lợi ích thiết thực và trải nghiệm vượt trội cho người dân sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, công tác chuyển đổi còn gặp nhiều khó khăn.
Chia sẻ về việc chuyển đổi thẻ từ sang thẻ chíp, ông Từ Tiến Phát, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) cho biết, hiện 5-10% thẻ từ của ACB đã được chuyển đổi thành thẻ chip và 100% hệ thống ATM của ACB đã chấp nhận loại thẻ mới này. Về chi phí, vị này cho biết, mỗi năm ACB dự chi khoảng 400-500 tỷ đồng cho lĩnh vực công nghệ, trong đó có xu thế mới như thanh toán, ví điện tử.
Cũng chia sẻ về chi phí mà ngân hàng bỏ ra làm thẻ chip, ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cho biết, chi phí phôi của thẻ chip đã cao hơn 7 đến 8 lần chi phí phôi của thẻ từ, chưa kể các chi phí khác. Thậm chí, có ngân hàng còn cho biết, nếu như chi phí làm phôi thẻ ATM bằng thẻ từ chỉ tốn khoảng 1.000-2.000 đồng/thẻ thì chi phí làm thẻ chip gấp đến 15-20 lần, lên đến 20.000-30.000 đồng/thẻ. Nhiều ngân hàng còn miễn phí chuyển đổi từ thẻ từ sang thẻ chip cho khách hàng, trong khi số lượng thẻ của mỗi ngân hàng lên đến hàng triệu thẻ, cùng với đó là việc chuyển đổi các máy ATM, máy POS... nên chi phí rất tốn kém.
Theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 9/2018, trên toàn quốc có khoảng 294.500 máy POS được lắp đặt. Để nâng cấp toàn bộ máy POS tuân thủ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa, với chi phí dao động từ 10 triệu đồng/máy, ước tính ngân sách để thay thế toàn bộ số máy POS này là một con số không hề nhỏ, vào khoảng 3.000 tỷ đồng.
Do đó, không ít ngân hàng vẫn đang "lần chần" chưa muốn thực hiện, chủ yếu do lo ngại khoản chi phí lớn như đã nêu trên, nhất là với các ngân hàng nhỏ.
Nói về điều này, ông Nguyễn Đình Thắng, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP LienvietPostBank cho rằng, đầu tư công nghệ cũ cần có một thời hạn khấu hao, trong khi đó, áp dụng thẻ chip, hệ thống về công nghệ phải thay đổi, hệ thống đầu cuối, cây ATM, hệ thống POS phải thay đổi... sẽ tạo thành chi phí rất lớn, chưa kể thay đổi thẻ chip lại cho khách hàng cũng cần thời gian.
Nỗ lực vì lợi ích riêng và mục tiêu chung
Thực tế là dù còn khó khăn, nhưng phần lớn ngân hàng đã có chuyển động mạnh mẽ. Bằng chứng là, đầu năm có lễ ra mắt thẻ chip chỉ có 7 ngân hàng tham gia nhưng giờ đã có tới hơn 20 ngân hàng sẵn sàng công nghệ chuyển đổi thẻ chip.
Ông Nguyễn Quang Hưng, Tổng giám đốc công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (Napas) cho biết thêm, đến quý I/2020, không chỉ dừng lại 20 ngân hàng và 6 tổ chức cung cấp thẻ chip nữa mà sẽ lên tới 26 ngân hàng 10 công ty cung cấp thẻ chip. Những điều này chứng tỏ, ngân hàng vào cuộc rất tích cực.
Hơn nữa, việc chuyển đổi này không chỉ đến từ lợi ích cho bản thân các ngân hàng mà còn là mục tiêu cơ quan quản lý đề ra. Từ cuối tháng 12/2018, ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư số 41/2018/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2016 quy định về hoạt động thẻ ngân hàng. Trong đó, tại Thông tư này, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu thời hạn cuối cùng là đến cuối năm 2020, nhằm bảo đảm hệ thống chấp nhận thẻ phải đi trước và sẵn sàng, các ngân hàng phải thực hiện chuyển đổi xong toàn bộ hệ thống ATM và máy POS đáp ứng quy định về tiêu chuẩn cơ sở về thẻ chip nội địa. Đến cuối năm 2021, các ngân hàng phải thực hiện chuyển đổi xong toàn bộ thẻ nội địa làm bằng thẻ từ sang thẻ chip (gắn vi mạch điện tử).
Nỗ lực của các ngân hàng thương mại thôi là chưa đủ mà còn phải cần sự hỗ trợ từ các cơ quan quản lý. Các ngân hàng cho rằng, Ngân hàng Nhà nước cần hoàn thiện hành lang pháp lý cần thiết để cho thẻ chip được phát hành và sử dụng thông suốt. Bên cạnh đó cần tăng tính kết nối và sử dụng chung nền tảng công nghệ, đồng bộ thiết bị chấp nhận thẻ giữa các ngân hàng với nhau bởi nếu mỗi một tổ chức phát hành lại dựa trên một nền tảng công nghệ khác nhau sẽ gây lãng phí lớn. Phía Napas cũng cho biết đã hoàn thiện bộ tiêu chuẩn thẻ chip với thẻ thanh toán nội địa. Điều này giúp các ngân hàng có thể "chạy đua" thực hiện mục tiêu dù khó khăn vẫn còn.
Cả nước hiện đang có khoảng 85 triệu thẻ ATM, gần 300.000 POS và khoảng gần 18.000 máy ATM đang lưu hành. Với lộ trình đặt ra, đến cuối năm 2019, sẽ có ít nhất 25 triệu thẻ ATM, 150.000 máy POS và 6.000 máy ATM sẽ phải hoàn tất việc chuyển đổi.
Hương Dịu
Theo haiquanonline.vn
Giảm phí bank: Cần sự chung tay của nhà mạng và tổ chức thẻ quốc tế Trước những tác động tiêu cực từ dịch COVID-19, các ngân hàng rất cần sự chung tay chia sẻ từ nhà mạng thông qua giảm phí tin nhắn SMS. Giao dịch tại Vietcombank. (Ảnh: CTV/Vietnam ) Từ đầu năm đến nay, trước sự tác động tiêu cực của dịch COVID-19, nhiều ngân hàng đã chủ động giảm phí để chia sẻ với khách...