Dịch COVID-19: ‘Kỳ thi’ đặc biệt của những sinh viên y khoa TP.HCM
Sinh viên y TP.HCM chung tay chống dịch. Thương các em sống giản dị, âm thầm cống hiến hết mình!
Hơn một tháng qua, hàng ngàn sinh viên y khoa của các Trường Đại học Y dược TPHCM, Y khoa Phạm Ngọc Thạch, khoa Y Đại học Quốc gia TPHCM… đã được huy động chống dịch COVID-19 ở TP.HCM.
BS Trần Thành Nhân viết: “Tình hình các em sinh viên nhà ta ở Đại học Y dược, khoa Y Đại học Quốc gia và Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch rất khó khăn và cực khổ .
Các em phải mặc đồ bảo hộ từ sáng đến 22 giờ đêm để phụ giúp các chiến dịch lấy mẫu và tiêm vaccine. Vì kinh phí eo hẹp và hỗ trợ trên tinh thần thiện nguyện là chính, nên các em rất cố gắng tham gia chống dịch.
Có lẽ môn học giỏi nhất mà các em không cần thi là Dịch tễ học, Truyền nhiễm và chống dịch cộng đồng.
Chúc các em có nhiều sức khoẻ và nhiệt huyết để tiếp bước con đường y khoa phục vụ cho sức khoẻ người dân chúng ta. Tự hào quân nhà mình!”
Các sinh viên ĐHQG tranh thủ gặm bánh mì ở vỉa hè
Còn BS chấn thương chỉnh hình Nguyễn Xuân Anh thì ngắn gọn “Sinh viên y Sài Gòn chung tay chống dịch. Thương các em sống giản dị, âm thầm cống hiến hết mình”.
Video đang HOT
Và thật xúc động khi đọc lá thư gởi học trò của thầy Nguyễn Thế Dũng – Trưởng Bộ môn Nhiễm và Bộ môn Vi sinh học – Ký sinh học, Khoa Y Đại học Quốc gia TP.HCM (nguyên Giám đốc Sở Y tế TP.HCM).
BS Dũng viết: “Tụi con mến! Việc học hành, tốt nghiệp hết sức quan trọng. Hiện nay tụi con cũng đang thi “Dập dịch COVID-19″ do xã hội ra đề hết sức gay go; qua kỳ thi này mỗi đứa chắc chắn trưởng thành hơn, thấu hiểu vai trò, trách nhiệm của mình hơn. Tụi con đã đậu học phần y đức trong kỳ thi này bằng chính hành động cụ thể của mình với kết quả tốt hơn nhiều lần bài mà quý thầy cô đã dạy ở giảng đường”.
BS Dũng bày tỏ tin tưởng và cho rằng đã không sai khi đặt kỳ vọng ở sinh viên. Ông cảm nhận được hạnh phúc của các em khi tham gia chiến dịch.
“Thầy nêu những tâm sự này bằng chính trải nghiệm của bản thân; tụi con thể hiện phẩm chất, bản lãnh của mình từ khi chưa tốt nghiệp. Tụi con đã “bụi đời’ hơn thầy, chống dịch từ khi chưa rời ghế trường y còn thầy “bụi đời” chống dịch từ khi là nội trú.
Thầy tin tưởng Ban Chủ nhiệm Khoa, các phòng ban, quý thầy cô sẽ cân nhắc làm thể nào để tụi con hoàn thành tốt cả hai kỳ thi” – BS Dũng căn dặn sinh viên an tâm chống dịch.
Một sinh viên áo ướt đẫm mồ hôi và…
Còn TS.BS Trần Văn Minh Tuấn (Bệnh viện Bình Dân):
“Thân gửi các bạn sinh viên.
Trước giờ khi đứng lớp hay giảng dạy thực tập ở lâm sàng, anh luôn có 1 cái nhìn của người lớn với trẻ nhỏ, trong mắt anh các bạn chỉ là những kẻ vỡ lòng, những đứa con nít mới vào nghề.
Tuy nhiên, những ngày gần đây khi được làm việc chung với các bạn trong chiến dịch chống COVID-19 này, anh đã hoàn toàn có cái nhìn khác. Các bạn giỏi quá, thật sự quá giỏi và bản lĩnh.
Các bạn có thể tự tin thiết kế và điều hành một dây chuyền làm việc thật trôi chảy trong khi thiếu thốn nhiều thứ tưởng chừng chúng ta phải bỏ cuộc. Rồi khi các bạn làm việc liên tục dưới thời tiết nắng nóng trong bộ đồ PPE suốt mấy tiếng đồng hồ mà khi anh mặc vào chỉ 30 phút là không chịu nổi. Anh bảo các bạn làm việc đến 16h thì nghỉ vì tưởng rằng các bạn không chịu nổi nhưng các bạn lại cứ “chần chừ” làm đến 22h khi người dân cuối cùng ra về.
Suốt 1 tháng trời, các bạn cứ làm việc một cách âm thầm và cống hiến cho chiến dịch dập dịch của Sài Gòn mà không có một bất cứ đòi hỏi nào. Thật sự các bạn quá giỏi, nếu thầy Thế Dũng đã từng viết tâm thư với những gì các bạn đã làm trong chiến dịch này thì các bạn đã “đậu học phần y đức ” thì riêng anh còn nhận thấy các bạn đã sẵn sàng trở thành những bác sĩ đầy tài năng và đức độ.
Anh cám ơn các bạn, Sài Gòn cám ơn các bạn!
Và những sinh viên ấy có rất nhiều người Sài Gòn nhưng cũng có rất nhiều em là dân Đồng Nai, Bình Dương, Bình Thuận, miền Trung, miền Tây Nam Bộ, miền Bắc… Họ đã đến lưu trú, học tập và sinh sống ở Sài Gòn nên luôn xem Sài Gòn là núm ruột. Thương yêu các bạn!
Ninh Thuận phong tỏa 20 hộ dân nơi có ca nghi mắc COVID-19
3 thanh niên sau khi xét nghiệm âm tính ở TP.HCM đi xe máy về Ninh Thuận và xét nghiệm lại, có 1 người nghi mắc COVID-19.
Ngày 4-7, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức cuộc họp liên quan đến ca nghi mắc COVID-19 vừa phát hiện trên địa bàn.
Theo đó, Ninh Thuận phát hiện một trường hợp nghi mắc COVID-19 tại xã Hộ Hải, huyện Ninh Hải. Đây là người vừa trở về từ TPHCM.
Theo điều tra dịch tễ, ngày 1-7, ba thanh niên (1 nữ) cùng tạm trú tại Tân Thới Nhất, quận 12, TP.HCM đến Bệnh viện Xuyên Á, TP.HCM để lấy mẫu xét nghiệm và đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Tạm thời phong tỏa khu vực có người nghi nhiễm ở Hộ Hải. Ảnh: HH
Lúc 3 giờ sáng ngày 2-7, 3 người này di chuyển về Ninh Thuận bằng 2 xe máy, trên đường đi không tiếp xúc ai, có ghé đổ xăng tại Đồng Nai nhưng không nhớ rõ địa chỉ và tên cây xăng. Về đến Hộ Hải, Ninh Hải, Ninh Thuận lúc 11 giờ ngày 2-7, đến khai báo y tế tại Trạm Y tế xã và thực hiện cách ly tại nhà, trong cùng một hộ gia đình.
Ngày 3-7, Trung tâm Y tế Hộ Hải lấy mẫu xét nghiệm gộp 3 mẫu này thì phát hiện dương tính với SARS-CoV-2. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận đã lấy mẫu xét nghiệm khẳng định và phát hiện một người nghi mắc COVID-19, 2 người còn lại âm tính.
Ngành y tế đã truy vết được 17 trường hợp F1 chuyển đi cách ly tập trung, những trường hợp này đã có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với SARS-CoV-2 và 142 F2. Hiện nay đang tiếp tục truy vết quá trình di chuyển của F1 ở các địa điểm F1 đã đi qua tại một số địa điểm ở Hộ Hải.
Chính quyền đã tổ chức phong tỏa tạm thời khu vực 20 hộ gia đình, xung quanh gia đình các trường hợp nghi mắc đang sinh sống, khử trùng trong và ngoài khu vực các trường hợp trên đang sống theo đúng quy định và phun khử trùng trạm y tế xã Hộ Hải.
Số ca nhiễm ở TP HCM vượt 5.000 Với 714 ca nhiễm được công bố hôm 3/7, số ca bệnh tại TP HCM vượt 5.000 - đây là tình huống nghiêm trọng trong kịch bản ứng phó thành phố đặt ra vào giữa tháng 5. Thời điểm TP HCM xây dựng 3 kịch bản (dưới 100 ca; 1.000 ca; 5.000 ca) ứng phó Covid-19 trên địa bàn chỉ mới ghi nhận...