Dịch Covid-19: Khác biệt ở Nga và Mỹ dưới góc nhìn của 1 chuyên gia
Diễn biến tình hình dịch Covid-19 do virus corona gây ra ở Nga và Mỹ có một số điểm khác biệt, nhà sử học người Mỹ Stephen Cohen phát biểu trong podcast của John Bachelor cho The Nation.
Khử khuẩn chống dịch Covid-19 ở Moscow, Nga.
“Nhiều vấn đề của Nga tương tự những gì chúng ta đang đối mặt. Hầu hết người Moscow ngồi nhà, người Mỹ ở New York và Los Angeles cũng ngồi ở nhà theo cách tương tự. Có mối quan tâm và lo lắng về lạm phát- điều này chúng ta cũng biết đến, đây là vấn đề của toàn thế giới”, người dẫn podcast phát biểu.
Ông Cohen bày tỏ đồng ý và nói thêm rằng phản ứng của người dân bình thường ở Mỹ và Nga đối với tình hình hiện tại rất giống nhau. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng có một số sự khác biệt.
“Người Nga, đặc biệt là người Moscow đã phải trải qua quá nhiều những tình huống khẩn cấp trong thế kỷ XX, đến nỗi ở mức độ di truyền dường như họ có sự chuẩn bị sẵn sàng cho thảm họa. Đó là điều khác biệt của họ với chúng ta”, ông Cohen nói.
Giáo sư cũng chỉ ra sự khác biệt trong hành vi của chính quyền khu vực ở Nga và Mỹ. Đồng thời, ông Cohen bày tỏ hy vọng rằng tình hình hiện tại có thể góp phần giúp quan hệ giữa Moscow và Washington dần ấm lên.
“Đặc biệt vào thời điểm này, khi chúng ta cần giải tỏa căng thẳng giữa Mỹ và Nga, thậm chí là lập ra liên minh như trong thời kỳ Thế chiến II chống lại Hitler. Nguy cơ của virus khiến liên minh này lại trở nên cần thiết”, giáo sư nói.
Video đang HOT
Người dẫn chương trình podcast bày tỏ ủng hộ ông, đồng thời lưu ý rằng Liên Xô đã hỗ trợ Mỹ trong Thế chiến II.
“Nga đã giúp chúng ta trong cuộc khủng hoảng Thế chiến II. Năm 1942, Roosevelt không có gì hay ho, tích cực để nói với người dân Mỹ. Tin tốt duy nhất đến từ Nga- Người Nga đã đánh bại Đức quốc xã trong những trận chiến lớn. Hóa ra chúng ta luôn chỉ cần Nga trong những thời khắc khủng hoảng nặng nề nhất”, ông Bachelor nói.
Nga lại gửi viện trợ tới Donbass, Ukraine vẫn tố Moscow
Lô viện trợ thứ 90 của Nga đã tới Donbass mang theo 600 tấn hàng hóa.
Thông tấn TASS đưa tin, Bộ Ngoại giao Nga ngày 7/11 đã gửi một đoàn xe tải chở 600 tấn hàng viện trợ nhân đạo cho khu vực Donbass.
Nga chở hàng viện trợ nhân đạo tới Donbass.
Một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Ukraine cho biết: "Một đoàn xe của Bộ tình huống khẩn cấp Nga rời Trung tâm cứu hộ Donskoy và tiến về biên giới".
Đây là chuyến viện trợ nhân đạo lần thứ 90 của Nga tới khu vực Donetsk và Lugansk mang theo hàng hóa gồm thực phẩm cho trẻ em.
Đoàn xe sẽ đi về phía ngã tư Donetsk và Matveyev Kurgan ở biên giới Nga-Ukraine, nơi họ sẽ trải qua các thủ tục hải quan theo luật pháp quốc tế về việc giao hàng nhân đạo và tiến về phía Donetsk và Lugansk. Cuối ngày 7/11, đoàn xe sẽ trở về Trung tâm cứu hộ Donskoy.
Các chuyến hàng cứu trợ nhân đạo của Nga tới khu vực đang xảy ra giao tranh đã được bắt đầu từ tháng 8/2014, gồm thực phẩm, thuốc men và các mặt hàng thiết yếu khác.
Trong lần vận chuyển lô hàng viện trợ lần thứ 88, Ukraine đã lên án Nga khi gửi hàng viện trợ nhân đạo tới khu vực ly khai, cáo buộc số hàng có thể là vũ khí sát thương.
Moscow đã mạnh mẽ lên án Kiev, cho rằng Ukraine nên hành động tương tự hoặc nhanh chóng giải quyết hòa bình ở miền Đông bằng cách tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận hòa bình, thỏa thuận với các khu vực nay đã tự tuyên bố là các quốc gia độc lập.
Trong những tuyên bố mới nhất, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã nhấn mạnh, Kiev sẽ ưu tiên thực hiện chính sách thông tin và nhân đạo liên quan đến khu vực Donbas và Crimea.
"Ngoài ngoại giao, ưu tiên của chúng tôi là các chính sách thông tin và nhân đạo liên quan đến Donbass và Crimea" - Tổng thống Zelensky cho biết.
Tổng thống Ukraine kêu gọi chính quyền, người dân và các kênh thông tin truyền thông cần phải chung tay để đưa Donbass trở về Ukraine.
"Nếu một chính sách nhân đạo hiệu quả là nhiệm vụ ưu tiên của nhà nước, thì chính sách thông tin là thách thức chung và trách nhiệm chung của chúng ta. Đó chính là chính quyền, truyền thông và mỗi người dùng mạng xã hội" - ông Zelensky nhấn mạnh.
Kiev khẳng định đã nghiêm túc thực hiện việc rút quân khỏi các khu vực được quy định trong thỏa thuận Minsk nhưng tiếp tục cáo buộc các khu vực ly khai không thực hiện thỏa thuận ngừng bắn.
Đại sứ Mỹ tại Kiev đã nhanh chóng hoan nghênh việc Ukraine tiến hành ngừng bắn tại khu định cư Zolote, đồng thời hối thúc Nga rút lực lượng khỏi miền Đông Ukraine.
"Chúng tôi kêu gọi Nga thực hiện đầy đủ các thỏa thuận Minsk và rút toàn bộ lực lượng khỏi miền đông Ukraine" - thông báo của Đại sứ Mỹ tại Kiev nêu rõ.
Dẫu vậy, Kiev không ngừng kế hoạch lên án Nga xâm lược nước này tại Crimea và Donbass.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Ukraine Yehor Bozhok hôm 5/11 tuyên bô đã có cuộc họp ngắn tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York với tiêu đề "Phi quân sự hóa, giải trừ và tái hòa nhập Cộng hòa tự trị Crimea và thành phố Sevastopol (Ukraine): những thách thức trong tương lai".
"Cho đến hôm nay, Lực lượng đặc nhiệm chung của Liên bang Nga tại khu vưc Crimea bị chiếm đóng bao gồm 31.500 quân. Ước tính số lượng quân đội và vũ khí Nga sẽ tăng gấp 1,5 lần trong giai đoạn 2020-2025" - ông Yehor Bozhok cho biêt.
Huy Vũ
Theo baodatviet
Nga-Ukraine đứng bên bờ vực chiến tranh khí đốt Sau ngày 3112, khí đốt quá cảnh qua Ukraine sẽ chỉ được tiếp tục với các điều kiện sau đây: Kiev nối lại việc mua hàng khí đốt trực tiếp của Nga và từ bỏ các khiếu nại pháp lý lẫn nhau, bao gồm yêu cầu bồi thường 22 tỷ USD của Ukraine. Đó là tuyên bố của người đứng đầu Gazprom, Alexey...