Dịch COVID-19: Gỡ nút thắt thực thi trong triển khai chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trong công tác chống dịch COVID-19, nhưng để có được kết quả đó, chúng ta đã phải đánh đổi bằng thiệt hại kinh tế không nhỏ.
Rất nhiều cửa hàng, cửa tiệm phải đóng cửa, trả mặt bằng kinh doanh; nhiều doanh nghiệp đã tuyên bố phá sản hoặc ngừng hoạt động do đại dịch COVID-19 gây ra. Ảnh minh họa/TTXVN
Kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, Chính phủ và các Bộ, ngành ban hành nhiều chính sách, chương trình hỗ trợ với mục tiêu hỗ trợ kịp thời, giúp doanh nghiệp vượt qua giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, đến nay hiệu quả thực thi của các chương trình vẫn chưa đạt được như mục tiêu ban đầu.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại hội thảo “Đồng hành cùng doanh nghiệp ứng phó rủi ro từ khủng hoảng COVID-19″ do Trung tâm Hỗ trợ Hội nhập quốc tế Tp.Hồ Chí Minh (CIIS) phối hợp với Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức chiều 10/9, tại Tp. Hồ Chí Minh.
Ông Phạm Bình An, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Tp. Hồ Chí Minh cho biết, Việt Nam là một trong những quốc gia thành công nhất trong công tác chống dịch COVID-19, nhưng để có được kết quả đó, chúng ta đã phải đánh đổi bằng thiệt hại kinh tế không nhỏ. Mặc dù thời gian giãn cách xã hội ngắn, nhưng sức chịu đựng của đa phần doanh nghiệp Việt Nam có giới hạn nên gặp rất nhiều khó khăn.
Kết quả khảo sát về thực trạng doanh nghiệp trong tháng 8/2020 của Hiệp hội Doanh nghiệp Tp. Hồ Chí Minh cho thấy, có tới 40% doanh nghiệp trả lời còn rất nhiều khó khăn trong việc phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh sau dịch COVID-19, 44% doanh nghiệp vẫn còn khó khăn, trong khi đó chỉ có 9% doanh nghiệp bắt đầu vượt qua khó khăn và 5% doanh nghiệp quay lại trạng thái hoạt động bình thường.
Trong số 88% doanh nghiệp đang khó khăn, có 40% doanh nghiệp thiếu vốn kinh doanh, 88% doanh nghiệp bị thu hẹp thị trường, 52% doanh nghiệp sẽ phải cắt giảm thêm lao động và 14% doanh nghiệp bị đứt chuỗi cung ứng nguyên liệu.
Điều đáng nói, đây là kết quả khảo sát sau khi Chính phủ cũng như Tp. Hồ Chí Minh đã triển khai hàng loạt chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 cả về tín dụng, hỗ trợ lao động và các chi phí khác. Điều này cho thấy các gói hỗ trợ doanh nghiệp thời gian qua vẫn chưa đạt được hiệu quả như mục tiêu đặt ra.
Ông Phạm Bình An dẫn chứng, theo khảo sát của Hiệp hội Doanh nghiệp Thành phố, 76% doanh nghiệp được hỏi cho biết chưa tiếp cận được các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp của nhà nước.
Video đang HOT
Ngoài chính sách gia hạn nộp thuế, nộp tiền thuê đất đã được triển khai đến hầu hết đối tượng có nợ thuế và nợ tiền thuê đất thì chỉ mới có 10% doanh nghiệp tiếp cận chính sách cơ cấu lại nợ, giãn nợ, hạ lãi suất cho vay và chưa có thông tin doanh nghiệp nào được vay tiền không tính lãi suất hoặc tính lãi suất thấp để trả lương, giữ chân người lao động; chưa có doanh nghiệp nào được giảm các loại phí, lệ phí.
Phân tích về việc triển khai các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Tiến sĩ Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh nêu, ngay khi nhận thấy những tổn thất do dịch COVID-19 đối với doanh nghiệp và nền kinh tế, Chính phủ đã chủ động, quyết liệt trong cả chống dịch lẫn ban hành các chính sách hỗ trợ như Chỉ thị số 11/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19; Nghị định số 41/2020/NĐ-CP về gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất nhằm khống chế dịch hiệu quả, sớm “mở cửa lại” kinh tế giúp sản xuất kinh doanh duy trì, cầm cự và có thể phục hồi.
Về tổng thể, các quyết định, chính sách của Chính phủ đều bám sát tình hình, lắng nghe doanh nghiệp, xây dựng kịch bản, phương án xử lý thích hợp nhất có thể với mục tiêu cuối cùng là hỗ trợ sản xuất kinh doanh, nhưng vẫn không phá vỡ tính ổn định kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, đến thời điểm này, tốc độ thực hiện các chương trình, gói hỗ trợ đều chậm. Việc tiếp cận các gói hỗ trợ của doanh nghiệp rất khó khăn; tác động thiết thực đến hoạt động phục hồi sản xuất kinh doanh còn hạn chế.
Theo Tiến sĩ Võ Trí Thành, điều kiện để tiếp cận và được thụ hưởng các chương trình hỗ trợ do ảnh hưởng của dịch COVID-19 quá khó khăn, máy móc. Doanh nghiệp khi liên hệ các đơn vị để tìm kiếm sự hỗ trợ đều được yêu cầu cung cấp rất nhiều thủ tục và sau khi được hướng dẫn thủ tục thì hầu hết đều không thể đáp ứng.
Điển hình như doanh nghiệp muốn được hỗ trợ vay ngân hàng thì phải đáp ứng tiêu chí đã cắt giảm 50% số lao động so với thời điểm trước dịch COVID-19. Trong khi đó, trong suốt thời gian dịch, các doanh nghiệp đều nỗ lực để giữ chân người lao động nhiều nhất có thể nhằm tiếp tục sản xuất sau khi dịch bệnh được khống chế.
“Chính phủ ban hành chính sách rất kịp thời và quyết liệt trong chỉ đạo hỗ trợ doanh nghiệp nhưng sự quyết liệt đó không được duy trì xuống các cấp, các ngành và địa phương. Việc triển khai thiếu đồng bộ giữa trung ương và địa phương xuất phát từ tâm lý cứng nhắc, “sợ trách nhiệm” của một bộ phận cán bộ, công chức trong việc phê duyệt hỗ trợ. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả các chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp cần giải quyết được “nút thắt” trong khâu thực thi tại cơ sở”, Tiến sĩ Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Về phía chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng cho rằng, trước khi Chính phủ và các địa phương bổ sung các gói hỗ trợ doanh nghiệp tiếp theo cần phải có sự tổng kết, đánh giá khách quan, khoa học về việc hạn chế của các gói hỗ trợ đã triển khai.
“Phải phân tích được nguyên nhân vì sao các gói hỗ trợ vừa qua khó giải ngân để khắc phục, nếu xuất phát từ điều kiện hưởng hỗ trợ quá khó khăn thì có thể nới lỏng cho phù hợp. Còn nếu do ngân hàng, cán bộ phê duyệt hồ sơ nhũng nhiễu, làm khó doanh nghiệp thì cần chấn chỉnh ngay. Nếu không giải quyết được vướng mắc của các gói hỗ trợ trước thì việc bổ sung các gói hỗ trợ tiếp theo cũng không phát huy được hiệu quả thực tế cho doanh nghiệp và cả nền kinh tế”, chuyên gia kinh tế Nguyễn Hoàng Dũng nói./.
Tiền đã sẵn, chờ doanh nghiệp đến vay
Hiện tại, tiền đã sẵn nhưng người vay chưa có, ngân hàng ngồi ngóng doanh nghiệp đến vay.
Tiền ở ngân hàng đang chờ DN đến vay
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú cho biết, NHNN đã chuyển khoản tiền 16.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Chính sách xã hội để cho DN vay trả lương cho NLĐ bị ngừng việc.
Tuy nhiên, hơn một tháng nay, khoản tiền hỗ trợ nằm chờ ở ngân hàng, trong khi DN khó tiếp cận. Bà Trần Lan Phương, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội cho biết, mặc dù đã sẵn sàng vốn, ngân hàng vẫn chưa giải ngân được một món vay nào trong gói này.
Ngay khi có Nghị quyết 42 của Chính phủ ngày 9/4 và Quyết định 15 ngày 24/4 của Thủ tướng, Ngân hàng Chính sách xã hội đã phối hợp các bên liên quan, ban hành ngay văn bản hướng dẫn nghiệp vụ cho DN vay trả lương người lao động.
"Thời gian qua, một số DN liên hệ ngân hàng để tìm hiểu thủ tục, tuy nhiên họ không đáp ứng được các điều kiện, đối tượng do Bộ LĐ-TB&XH tham mưu. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, COVID-19 ở Việt Nam đã được kiểm soát một phần, DN cũng dần phục hồi nên gói tín dụng này vẫn chưa giải ngân được", bà Phương cho biết.
Bà Phương khẳng định, các đối tượng đáp ứng theo điều kiện Bộ LĐ-TB&XH đưa ra sẽ được giải ngân. Các điều kiện và đối tượng được phép cho vay do Bộ LĐ-TB&XH làm đầu mối phối hợp với các bộ ngành tham mưu Thủ tướng ban hành Quyết định 15.
Điều kiện để DN vay được gói 16.000 tỷ với lãi suất 0% để trả lương cho NLĐ gồm: Có từ 20% hoặc từ 30 NLĐ trở lên đang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải ngừng việc từ 1 tháng liên tục trở lên. Đã trả trước tối thiểu 50% tiền lương ngừng việc cho NLĐ trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 đến hết 30/6...
Thủ tục rườm rà gây khó cho DN
TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Nghiên cứu và Quản lý Kinh tế Trung ương cho rằng, các chính sách hỗ trợ DN còn nhiều bất cập. Ví như chính sách cho vay 0% trả lương nhằm giữ lao động ở lại nhưng lại đưa tiêu chí vay vốn dựa trên tỷ lệ % lao động nghỉ việc.
Như vậy, chính sách sẽ vô tình khuyến khích DN sa thải lao động, không phù hợp với mục tiêu đặt ra. Trong khi đó, để giữ chân lao động trong bối cảnh đại dịch COVID-19, DN chủ yếu cho NLĐ nghỉ luân phiên nhằm đảm bảo cho mọi người đều có thu nhập.
"Để nhận được hỗ trợ, DN phải xin quá nhiều loại giấy tờ xác nhận của cơ quan chức năng. Với thời gian xin giấy phép có thể kéo dài đến vài tháng, DN đã qua thời điểm khó khăn nhất. Các điều kiện không hợp lý này đã khiến DN khó tiếp cận gói hỗ trợ", ông Cung chỉ ra.
Doanh nghiệp thành lập mới tăng cao sau giãn cách Theo Tổng cục Thống kê, trong tháng 5/2020, cả nước có 10.728 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 36,1% về số doanh nghiệp so với tháng trước. Tháng 5/2020, cả nước có 10.728 doanh nghiệp thành lập mới. Ảnh: H.Anh Theo Tổng cục Thống kê, sau khi các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng, cùng với tác động tích cực...