Dịch Covid-19 giảm, Australia đàm phán sản xuất vaccine trong nước
Australia đang đẩy nhanh tiến độ đàm phán với một số công ty dược phẩm nước ngoài để giành quyền sản xuất vaccine Covid-19 tại nước này.
Công tác chống dịch Covid-19 tại Australia hôm nay (16/8) đón nhận thêm tín hiệu tích cực khi số ca bệnh mới tiếp tục giảm so với hôm qua (15/8). Đáng chú ý, Australia đang đẩy nhanh tiến độ đàm phán với một số công ty dược phẩm nước ngoài để giành quyền sản xuất vaccine Covid-19 tại nước này.
Cảnh sát và quân đội vẫn đang được triển khai tại bang Victoria để kiểm soát việc thực thi lệnh phong tỏa. Nguồn: ABC News.
Hôm nay, tâm dịch Covid-19 tại Australia là bang Victoria tiếp tục ghi nhận 279 ca mắc mới, giảm 24 ca mắc so với ngày hôm qua. Ngoài ra, bang này cũng có thêm 16 bệnh nhân tử vong do dịch bệnh, trong đó 11 trường hợp là người dân sống trong các cơ sở chăm sóc người cao tuổi.
Video đang HOT
Cơ quan y tế Victoria cho rằng số ca mắc mới tại bang này đã có dấu hiệu ổn định và sẽ giảm dần. Tuy nhiên, hiện vẫn có tình trạng một số người mắc Covid-19 nhưng vẫn không ở nhà để cách ly. Trước tình trạng này, ngày hôm nay chính quyền bang Victoria đã quyết định sẽ kéo dài tình trạng khẩn cấp thêm 4 tuần, cho đến ngày 13/9 tới.
Trong một tuyên bố đưa ra ngày 16/8, Bộ trưởng Y tế Australia Greg Hunt nhận định, công tác chống dịch Covid-19 tại bang Victoria vẫn còn một chặng đường dài ở phía trước, nhưng số ca mắc hiện đang có xu hướng giảm dần. Ông Greg Hunt cũng cho biết, Australia đang sắp hoàn thành đàm phán với một số đối tác nước ngoài để có thể sản xuất vaccine Covid-19 tại nước này vào năm 2021.
Trong khi đó, bang New South Wales hôm nay chỉ ghi nhận 5 ca nhiễm, mức thấp nhất trong hơn 1 tháng trở lại đây. Và đây cũng là ngày thứ 3 liên tiếp bang này ghi nhận dưới 10 ca Covid-19 mới mỗi ngày. Tuy vậy, New South Wales y cũng ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong do Covid-19 là một người đàn ông trên 80 tuổi.
Tính đến thời điểm hiện tại, Australia đã có gần 23.300 ca mắc Covid-19, 396 nạn nhân thiệt mạng và hơn 13.600 bệnh nhân đã được điều trị khỏi bệnh.
Châu Á - chìa khóa để Australia phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19
Theo các chuyên gia kinh tế, Australia cần hợp tác với các nước châu Á trên các lĩnh vực tài chính, thương mại, y tế, an ninh lương thực sau đại dịch.
Một nhóm các nhà kinh tế và chính trị gia Australia mới đây đã kêu gọi chính phủ nước này thúc đẩy hợp tác với các nước châu Á, trong đó có các nước ASEAN để khôi phục nền kinh tế sau đại dịch Covid-19.
Tiến sĩ Adam Triggs, Đại học Quốc gia Australia. Nguồn ANU.
Hôm 3/6, trong báo cáo có tên Chiến lược phục hồi và tái thiết châu Á giai đoạn hậu Covid-19, một nhóm các chuyên gia kinh tế, chính trị gia và quan chức cao cấp Australia đã lên tiếng kêu gọi chính phủ nước này hợp tác với các quốc gia châu Á gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và 10 quốc gia thành viên ASEAN để khôi phục kinh tế.
Theo các tác giả của báo cáo, kinh tế Australia cơ bản dựa vào trao đổi thương mại với các nước châu Á và Australia cần hợp tác với các nước châu Á trên các lĩnh vực tài chính, thương mại, y tế và an ninh lương thực sau đại dịch.
Đồng tác giả của báo cáo và là Giám đốc cơ quan nghiên cứu kinh tế châu Á của Đại học Quốc gia Australia (ANU), Tiến sĩ Adam Triggs cho rằng châu Á sẽ sớm thoát khỏi cuộc khủng hoảng, có cơ hội dẫn đầu phục hồi kinh tế sau đại dịch và hợp tác giữa các quốc gia châu Á sẽ là chìa khóa thành công cho phục hồi kinh tế.
Cũng theo Tiến sĩ Adam Triggs, đã đến lúc Australia xem xét mở lại biên giới cho sinh viên, doanh nhân và các nhà khoa học để phục hồi kinh tế khi dịch Covid-19 đang dần được kiểm soát.
Tài liệu công bố ngày 3/6 cũng kêu gọi Australia và Nhật Bản với tiềm lực kinh tế mạnh cần hỗ trợ các nước châu Á sau đại dịch. Các nước châu Á cần hợp tác trong điều trị bệnh Covid-19, cùng hỗ trợ phát triển, sản xuất và phân phối công bằng vaccine Covid-19. Bên cạnh đó, các nước cũng cần mở cửa thị trường y tế và thực phẩm, nghiên cứu sớm nối lại hoạt động du lịch, lao động tạm thời và thống nhất các biện pháp kiểm dịch để đảm bảo du lịch an toàn trong khu vực.
5 dấu hiệu về tham vọng ADIZ của Trung Quốc ở Biển Đông Giới quan sát cho rằng Trung Quốc đã tập hợp đủ nguồn lực để lập ADIZ ở Biển Đông, tuy nhiên các nước khác khó có thể chấp nhận. Ngày 31/5, SCMP dẫn một nguồn tin giấu tên trong quân đội Trung Quốc cho biết Bắc Kinh đã lên kế hoạch lập Vùng Nhận dạng Phòng không (ADIZ) trên Biển Đông từ 2010...