Dịch Covid-19: ĐSQ Việt Nam tại Thụy Sỹ mở đường link đăng ký cho công dân có nguyện vọng về nước
Công dân Việt Nam có nguyện vọng về nước giữa đại dịch Covid-19 có thể đăng ký với Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ qua mạng.
Trụ sở Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ.
Ngày 15-16/5, các cơ quan chức năng Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở khu vực châu Âu, trong đó có Đại sứ quán Việt Nam tại Thụy Sỹ, đã phối hợp với hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) và các cơ quan chức năng sở tại tổ chức chuyến bay thương mại đặc biệt VN08 (Frankfurt-Madrid-Đà Nẵng) đưa gần 200 công dân Việt Nam có hoàn cảnh thuộc các diện ưu tiên từ một số quốc gia châu Âu về nước an toàn.
Trên cơ sở nguyện vọng của công dân, năng lực cách ly tại các địa phương trong nước và diễn biến của dịch bệnh, Bộ Ngoại giao, Bộ Giao thông Vận tải, các cơ quan chức năng trong nước, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các hãng hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục triển khai các chuyến bay thương mại đặc biệt đưa công dân về nước theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Công dân đã đăng ký nguyện vọng trước đây nhưng chưa về nước, cần đăng ký lại. Những công dân Việt Nam thuộc các diện ưu tiên gồm:
1. Công dân Việt Nam từ 60 tuổi trở lên;
2. Học sinh dưới 18 tuổi;
Video đang HOT
3. Công dân là khách du lịch thăm thân hết hạn thị thực, bảo hiểm;
4. Công dân là sinh viên đã hoàn thành chương trình học; hoặc đi công tác ngắn hạn đã hết thị thực, kết thúc hợp đồng lao động.
5. Công dân có lý do, hoàn cảnh gia đình đặc biệt (như ốm đau, cần phải về Việt Nam ngay)
Covid-19 ở châu Âu: Hơn 450 ca tử vong mới ở Anh, Budapest dỡ bỏ hạn chế, Áo mở lại biên giới
Bộ Y tế Anh ngày 16/5 cho biết, trong vòng 24 giờ qua đã có thêm 468 ca tử vong do virus SARS-CoV-2, nâng tổng số ca tử vong được xác nhận mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại Vương quốc Anh lên 34.466 người.
Anh hiện ghi nhận 240.161 ca mắc Covid-19, trong đó 34.466 ca tử vong. (Nguồn: Getty)
Nếu tính cả số ca tử vong còn trong diện nghi vấn, thì tổng số ca tử vong do bệnh Covid-19 tại Anh đã vượt quá 40.000 người.
Số liệu mới nhất trên trang thống kê worldometers.info cho thấy, tổng số ca mắc Covid-19 ở Anh là 240.161 người, trong đó có 1.559 bệnh nhân đang trong tình trạng nguy kịch.
Ngày 16/5, Thủ tướng Hungary Viktor Orban tuyên bố chính phủ nước này sẽ dần dỡ bỏ các biện pháp hạn chế tại thủ đô Budapest từ ngày 18/5, hai tuần sau khi nước này chấm dứt lệnh phong tỏa tại phần còn lại của đất nước.
Trên mạng xã hội Facebook, Thủ tướng Orban khẳng định tình hình cho thấy dịch Covid-19 tại Budapest đã được kiểm soát, do đó Hungary có thể thận trọng chuyển sang giai đoạn 2 của phòng dịch. Đó chính là dỡ bỏ lệnh phong tỏa tại thành phố này.
Tại Áo, Bộ Nội vụ thông báo biên giới nước này với Czech, Slovakia và Hungary sẽ được mở lại hoàn toàn vào ngày 15/6.
Tuyên bố chung của các Bộ trưởng Nội vụ, Ngoại giao và Phụ trách vấn đề châu Âu của Áo nhấn mạnh mục tiêu của chính phủ nước này là đảm bảo tự do nhiều nhất có thể và giảm thiểu hạn chế.
Thông báo này được đưa ra sau bước đi phối hợp trước đó nhằm dỡ bỏ hạn chế đi lại giữa Đức, Áo, Thụy Sỹ và Liechtenstein từ ngày 15/6, đồng thời nới lỏng hạn chế đối với những người được phép đi lại trong thời gian này. Tuy nhiên, các biện pháp hạn chế vẫn được duy trì đối với những người tới từ Italy.
Trước đó, Liên minh châu Âu (EU) đã thúc đẩy việc mở lại biên giới nội khối và cho phép việc đi lại giữa các nước, đồng thời kêu gọi duy trì đóng cửa biên giới bên ngoài EU cho đến ít nhất là giữa tháng 6.
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ngày 16/5 cũng đã kêu gọi Ba Lan và Czech sớm mở lại biên giới để cho phép hàng hóa lưu thông và hành khách di chuyển.
Trong tuyên bố sau cuộc gặp với người đồng cấp Luxembourg Jean Asselborn, Ngoại trưởng Maas khẳng định Đức sẽ chấm dứt việc đóng cửa biên giới với Đan Mạch trong vài ngày tới. Kể từ ngày 15/6, sẽ không còn việc kiểm tra tại biên giới với Pháp, Áo và Thụy Sỹ.
Tại Italy, sau khi Chính phủ công bố sắc lệnh cho phép các du khách từ các quốc gia khác trong EU và Khu vực Schengen đến quốc gia này từ ngày 3/6, Hiệp hội Nông nghiệp Italy Condiretti khẳng định việc mở cửa biên giới không chỉ thúc đẩy du lịch mà cứu ngành nông nghiệp nước này.
Nguyên nhân là mỗi năm, hơn 1/4 sản phẩm nông nghiệp sản xuất tại Italy được thu hoạch bởi 370.000 lao động nước ngoài, chiếm 27% tổng số lực lượng lao động cần thiết cho ngành nông nghiệp Italy.
Italy trở thành tâm dịch ở châu Âu kể từ hồi cuối tháng 2/2020 và nước này đã phải ban bố lệnh phong tỏa trên phạm vi toàn quốc bắt đầu từ ngày 9/3. Tính đến thời điểm hiện tại, Italy vẫn đang là quốc gia có số ca tử vong do dịch bệnh nhiều thứ ba thế giới, sau Mỹ và Anh, mặc dù số ca nhiễm mới mỗi ngày ở nước này đang có chiều hướng giảm dần.
Trước diễn biến tích cực của dịch Covid-19, Chính phủ Italy thông báo những hạn chế về đi lại trong phạm vi nội bộ từng vùng sẽ kết thúc vào ngày 18/5. Các quán bar, nhà hàng, các cửa hiệu cắt tóc, làm đẹp sẽ bắt đầu được phép mở cửa trở lại vào đầu tuần tới nhưng phải tuân thủ các quy định về giãn cách xã hội và vệ sinh dịch tễ.
Chính phủ cho biết các chính quyền địa phương vẫn có quyền áp đặt trở lại những hạn chế ở địa phương nếu dịch bệnh tái bùng phát.
COVID-19: Hạnh phúc vô bờ ngày gỡ hàng rào đôi ngăn cách Đức-Thụy Sỹ Các cặp đôi được gặp lại sau nhiều tuần bị hàng rào đôi dựng lên giữa biên giới Đức và Thụy Sỹ ngăn cách. Lukas sống ở Thụy Sỹ trong khi Leonie sống ở Đức. Khoảng cách địa lý không phải là trở ngại với cặp đôi này. Nhưng khi COVID-19 tấn công khắp châu Âu, hàng rào đôi ngăn cách Kreuzlingen của...