Dịch Covid-19, DII chấp nhận lỗ để chia sẻ với người lao động
Dịch Covid-19 làm số doanh nghiệp phá sản giải thể tăng mạnh; nhiều doanh nghiệp đặt chế độ “ngủ đông”, “đóng băng”, nghe ngóng tình hình. Trong khi đó, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả cũng vừa cho hay, họ chấp nhận lỗ sau thuế hơn 26 tỉ đồng trong quý I/2020 để chia sẻ với người lao động trong thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khi họ không thực hiện việc giảm lương, thưởng và các chế độ chính sách, mặc dù đang chịu áp lực lãi vay mỗi ngày.
34.900 doanh nghiệp đóng cửa, giải thể, phá sản
Báo cáo đánh giá, bổ sung tình hình kinh tế – xã hội quý 1 và dự báo thời gian còn lại của năm 2020 của Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết các số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp quý 1 cho thấy, những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.
“Tổng lượng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng lớn bởi tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Doanh nghiệp đang e ngại trong việc đầu tư thêm vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh”, Bộ KH-ĐT đánh giá.
Bên cạnh đó, tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong quý 1 là 243.711 lao động, giảm 23,3%. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 14.800 doanh nghiệp, giảm 1,6%, trong khi tỉ lệ này của cùng kỳ năm 2019 tăng đến 78,1%.
Báo cáo này cũng nhận định, tình hình doanh nghiệp rút khỏi thị trường thể hiện rõ xu hướng của doanh nghiệp hiện nay, đó là tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, “đóng băng” hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng “ngủ đông” để xem xét tình hình tiến triển của dịch bệnh, rồi quyết định tiếp tục kinh doanh hay đóng cửa doanh nghiệp, chưa đóng cửa doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này.
Xu hướng trên thể hiện ở sự gia tăng mạnh về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn và giảm về số doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể. Trong quý 1, có gần 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2% so với cùng kỳ năm trước), gồm: 18.600 doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; 12.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 20,6%; 4.100 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 0,02%).
DII chấp nhận lỗ hơn 26 tỉ đồng
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (DII – UPCoM: HHV) vừa công bố Báo cáo tài chính quý I/2020. Báo cáo cho thấy, ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 hiện đang là bài toán phải giải quyết đối với các doanh nghiệp trong năm 2020.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020, doanh thu và các khoản thu nhập khác của Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả đạt 315 tỉ đồng, trong khi đó chi phí là 341 tỉ đồng dẫn đến lợi nhuận sau thuế âm 26 tỉ đồng.
Video đang HOT
Trạm thu phí QL1 dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, lưu lượng xe giảm 43% so với cùng kỳ năm trước
DII cho rằng, nguyên nhân là do trong cơ cấu doanh thu của công ty có tới 96% là doanh thu thu phí từ các trạm BOT. Tuy nhiên, từ tháng 02/2020 đến nay, dịch bệnh Covid-19 đã xuất hiện tại Việt Nam và phát triển nhanh trên 200 quốc gia trên toàn thế giới. Để đối phó đại dịch, Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Với chỉ đạo “giãn cách xã hội” của Chính phủ trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, lưu lượng xe qua các trạm thu phí trong các tháng đầu năm 2020 sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể trong quý I/2020, lưu lượng qua trạm Đèo Cả giảm 13%, lưu lượng, qua trạm Bắc Hải Vân giảm 6%. Đặc biệt, tại trạm thu phí QL1 dự án cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn, lưu lượng xe giảm 43% so với cùng kỳ năm trước.
Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu thu phí của DII, theo đó doanh thu hợp nhất quý I/2020 thấp hơn dự kiến và chỉ đạt khoảng 17% kế hoạch cả năm, dẫn tới không đủ bù đắp chi phí.
Đại diện DII cho hay, tại ngày 31/3/2020, tổng nợ vay và thuê tài chính của công ty là 20.146 tỉ đồng, trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 352 tỉ đồng, tăng 2,5 lần so với đầu năm, nhằm phục vụ nhu cầu vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 19.794 tỉ đồng, giảm 2% so với đầu năm, phù hợp với kế hoạch giải ngân, thu nợ tại các tổ chức tín dụng. Mặc dù tổng nợ vay của công ty chiếm tỉ trọng lớn trong nguồn vốn nhưng phản ánh đúng đặc thù của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Cũng trong quý I/2020, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh âm 492 tỉ đồng là do một số dự án hạ tầng giao thông của DII mới đi vào vận hành khai thác cùng với ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên doanh thu thu phí chưa đủ bù đắp chi phí. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, công ty đã chủ động xây dựng kế hoạch bù đắp khoản thiếu hụt này bằng số dư tiền và tương đương tiền đầu kỳ là 812 tỉ đồng. Số dư tiền và tương đương tiền cuối kỳ là 398 tỉ đồng.
Lưu lượng xe qua trạm thu phí Đèo Cả giảm 13%
Được biết, Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả, tiền thân là Công ty cổ phần Quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân (HAMADECO) được đổi tên và đăng ký kinh doanh chính thức từ ngày 30/7/2019 là thành viên thuộc Tập đoàn Đèo Cả.
Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, một số vị cố vấn cấp cao trong hệ thống đã viết thư đề nghị giảm thù lao của mình để chia sẻ khó khăn của hệ thống. Tuy nhiên, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả đã không thống nhất và khẳng định: “Dù chịu ảnh tiêu cực do dịch Covid-19 nhưng Tập đoàn Đèo Cả không để nợ lương hay cắt giảm lương đối với bất kỳ một cán bộ công nhân viên nào trong toàn hệ thống”.
“Chúng tôi đang nỗ lực đưa ra những giải pháp công việc phù hợp để đảm bảo thu nhập cho người lao động, không ai bị bỏ lại phía sau. Chúng tôi cũng đã minh chứng nghị lực đó trong gần 35 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn không để nợ lương hay cắt giảm lương, các tích lũy tài chính phải luôn được dự phòng để quản trị rủi ro doanh nghiệp trong chi phí thường xuyên, mà ưu tiên hàng đầu là lương cho người lao động”, ông Hồ Minh Hoàng nhấn mạnh.
Mặc dù chưa có sự hỗ trợ cụ thể nào cho những thiệt hại của đại dịch Covid-19 gây ra, nhưng Đèo Cả đã chủ động tự thân vượt dịch theo cách của mình, được biết, dịp lễ chiến thắng 30/4 và Quốc tế lao động 1/5, Công ty vẫn giữ nguyên mức thưởng cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống.
Dịch Covid-19, Đèo Cả chấp nhận lỗ để chia sẻ với người lao động
Dịch Covid-19 làm số doanh nghiệp phá sản giải thể tăng mạnh; nhiều doanh nghiệp đặt chế độ "ngủ đông", "đóng băng", nghe ngóng tình hình. Trong khi đó, Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả cũng vừa cho hay, họ chấp nhận lỗ sau thuế hơn 26 tỷ đồng trong quý I/2020 để chia sẻ với người lao động trong thời gian chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 khi họ không thực hiện việc giảm lương, thưởng và các chế độ chính sách, mặc dù đang chịu áp lực lãi vay mỗi ngày.
Trạm thu phí QL1 dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, lưu lượng xe giảm 43% so với cùng kỳ năm trước.
34.900 doanh nghiệp đóng cửa, giải thể, phá sản
Báo cáo đánh giá, bổ sung tình hình kinh tế - xã hội quý 1 và dự báo thời gian còn lại của năm 2020 của Bộ trưởng Kế hoạch - Đầu tư (KH-ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết, các số liệu về tình hình đăng ký doanh nghiệp quý 1 cho thấy, những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp.
"Tổng lượng vốn đăng ký tăng thêm của các doanh nghiệp đang hoạt động giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước cho thấy tâm lý của các nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp đã bị ảnh hưởng lớn bởi tình hình phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Doanh nghiệp đang e ngại trong việc đầu tư thêm vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh", Bộ KH-ĐT đánh giá.
Bên cạnh đó, tổng số lao động đăng ký của các doanh nghiệp thành lập mới trong quý 1 là 243.711 lao động, giảm 23,3%. Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là 14.800 doanh nghiệp, giảm 1,6%, trong khi tỷ lệ này của cùng kỳ năm 2019 tăng đến 78,1%.
Báo cáo này cũng nhận định, tình hình doanh nghiệp rút khỏi thị trường thể hiện rõ xu hướng của doanh nghiệp hiện nay, đó là tâm lý nghe ngóng, chờ đợi, "đóng băng" hoặc đưa doanh nghiệp vào tình trạng "ngủ đông" để xem xét tình hình tiến triển của dịch bệnh, rồi quyết định tiếp tục kinh doanh hay đóng cửa doanh nghiệp, chưa đóng cửa doanh nghiệp hoàn toàn ở thời điểm này.
Xu hướng trên thể hiện ở sự gia tăng mạnh về số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn và giảm về số doanh nghiệp giải thể, chờ giải thể. Trong quý 1, có gần 34.900 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường (tăng 2% so với cùng kỳ năm trước), gồm: 18.600 doanh nghiệp tạm thời đóng cửa, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước; 12.200 doanh nghiệp ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, giảm 20,6%; 4.100 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể (giảm 0,02%).
DII chấp nhận lỗ hơn 26 tỷ đồng
Công ty CP Đầu tư Hạ tầng giao thông Đèo Cả (DII - UPCoM: HHV) vừa công bố Báo cáo tài chính quý I/2020. Báo cáo cho thấy, ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 hiện đang là bài toán phải giải quyết đối với các doanh nghiệp trong năm 2020.
Cụ thể, theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2020, doanh thu và các khoản thu nhập khác của Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả đạt 315 tỷ đồng, trong khi đó chi phí là 341 tỷ đồng dẫn đến lợi nhuận sau thuế âm 26 tỷ đồng.
DII cho rằng, nguyên nhân là do trong cơ cấu doanh thu của Công ty có tới 96% là doanh thu thu phí từ các trạm BOT. Tuy nhiên, từ tháng 02/2020 đến nay, dịch bệnh Covid-19 đã xuất hiện tại Việt Nam và phát triển nhanh trên 200 quốc gia trên toàn thế giới. Để đối phó đại dịch, Chính phủ và các cơ quan ban ngành đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm ngăn chặn dịch bệnh. Với chỉ đạo "giãn cách xã hội" của Chính phủ trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, lưu lượng xe qua các trạm thu phí trong các tháng đầu năm 2020 sụt giảm so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể trong quý I/2020, lưu lượng qua trạm Đèo Cả giảm 13%, lưu lượng, qua trạm Bắc Hải Vân giảm 6%. Đặc biệt, tại trạm thu phí QL1 dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, lưu lượng xe giảm 43% so với cùng kỳ năm trước.
Dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu thu phí của DII, theo đó doanh thu hợp nhất quý I/2020 thấp hơn dự kiến và chỉ đạt khoảng 17% kế hoạch cả năm, dẫn tới không đủ bù đắp chi phí.
Đại diện DII cho hay, tại ngày 31/3/2020, tổng nợ vay và thuê tài chính của công ty là 20.146 tỷ đồng, trong đó, vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn là 352 tỷ đồng, tăng 2,5 lần so với đầu năm, nhằm phục vụ nhu cầu vốn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, vay và nợ thuê tài chính dài hạn là 19.794 tỷ đồng, giảm 2% so với đầu năm, phù hợp với kế hoạch giải ngân, thu nợ tại các tổ chức tín dụng. Mặc dù tổng nợ vay của Công ty chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn nhưng phản ánh đúng đặc thù của các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông theo hình thức đối tác công tư (PPP).
Cũng trong quý I/2020, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh âm 492 tỷ đồng là do một số dự án hạ tầng giao thông của DII mới đi vào vận hành khai thác cùng với ảnh hưởng của dịch Covid 19 nên doanh thu thu phí chưa đủ bù đắp chi phí. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Công ty đã chủ động xây dựng kế hoạch bù đắp khoản thiếu hụt này bằng số dư tiền và tương đương tiền đầu kỳ là 812 tỷ đồng. Số dư tiền và tương đương tiền cuối kỳ là 398 tỷ đồng.
Được biết, Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả, tiền thân là Công ty Cổ phần Quản lý và Khai thác hầm đường bộ Hải Vân (HAMADECO) được đổi tên và đăng ký kinh doanh chính thức từ ngày 30/7/2019 là thành viên thuộc Tập đoàn Đèo Cả.
Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, một số vị cố vấn cấp cao trong hệ thống đã viết thư đề nghị giảm thù lao của mình để chia sẻ khó khăn của hệ thống. Tuy nhiên, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả đã không thống nhất và khẳng định: "Dù chịu ảnh tiêu cực do dịch Covid-19 nhưng Tập đoàn Đèo Cả không để nợ lương hay cắt giảm lương đối với bất kỳ một cán bộ công nhân viên nào trong toàn hệ thống".
" C húng tôi đang nỗ lực đưa ra những giải pháp công việc phù hợp để đảm bảo thu nhập cho người lao động, không ai bị bỏ lại phía sau. Chúng tôi cũng đã minh chứng nghị lực đó trong gần 35 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn không để nợ lương hay cắt giảm lương, các tích lũy tài chính phải luôn được dự phòng để quản trị rủi ro doanh nghiệp trong chi phí thường xuyên , mà ưu tiên hàng đầu là lương cho người lao động", ông Hồ Minh Hoàng nhấn mạnh.
Mặc dù chưa có sự hỗ trợ cụ thể nào cho những thiệt hại của đại dịch Covid-19 gây ra, nhưng Đèo Cả đã chủ động tự thân vượt dịch theo cách của mình, được biết, dịp lễ chiến thắng 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, Công ty vẫn giữ nguyên mức thưởng cho toàn bộ cán bộ công nhân viên trong toàn hệ thống.
HY
Hơn 500.000 tỷ đồng tín dụng đã được giải ngân cho vay mới Con số vừa được Ngân hàng Nhà nước công bố cho thấy sự vào cuộc quyết liệt của ngành ngân hàng nhằm giúp người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh. Trong cuộc họp trực tuyến ngày 22/4, Thống đốc NHNN đã yêu cầu các NHTM đẩy nhanh và đơn giản hóa hơn nữa các thủ tục vay vốn vì vẫn...