Dịch Covid-19: Diễn giải chính xác khái niệm để người dân không hoảng loạn
Trong cuộc chống dịch Covid-19, điều trị chỉ là một việc rất nhỏ. Quan trọng nhất của chống dịch là đừng để dịch vào Việt Nam.
“Nếu vào thì đừng để lan quá rộng. Chúng tôi chỉ gánh vác việc thứ 3 là chẳng may có ai mắc thì cố gắng giúp họ hồi phục”- bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chia sẻ tại tọa đàm “Trách nhiệm truyền thông nhìn từ dịch Covid-19″.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho rằng, chúng ta đã làm rất tốt 2 việc đầu nên Việt Nam có số lượng bệnh nhân rất nhỏ. Còn nếu con số bệnh nhân này mà lên hàng nghìn, hàng vạn thì chắc chắn sẽ không thể điều trị tốt được.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp – Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chia sẻ tại tọa đàm “Trách nhiệm truyền thông nhìn từ dịch Covid-19″.
Có một vấn đề quan trọng trong truyền thông chuyên môn. Thứ nhất, Covid-19 mới được phát hiện. Ngay cả chẩn đoán, cũng chỉ hoàn thiện qua từng ngày. Cũng vì là bệnh mới nên việc điều trị phải căn cứ vào hiểu biết sẵn có để xây dựng lên phương án điều trị ban đầu. Sau đó liên tục theo dõi, nghiên cứu, đổi mới để phác đồ điều trị ngày càng hoàn thiện hơn.
Đây là đặc thù của dịch bệnh mới khi nghiên cứu chưa đầy đủ.
Điều này trong truyền thông, có khoảng cách giữa những điều của nhà chuyên môn nói và điều người dân nghe được. Để thu hẹp khoảng cách giữa kiến thức hàn lâm và đại chúng là cực kỳ khó khăn. Chúng tôi được học về chuyên môn nhưng không được học về truyền thông.
Mỗi người dân đều đóng góp sức mạnh nào đó, nếu tập hợp được theo hướng tốt thì sức mạnh đó đóng góp rất lớn, nhưng nếu theo chiều hướng xấu thì tác hại vô cùng lớn.
Ví dụ, một khái niệm đơn giản là nhà khoa học Trung Quốc đề xuất là bệnh Covid-19 lây qua đường khí dung giao, tiếng anh gọi là Aerrosol (khí dung). Nhưng bản thân chữ “khí dung giao” của người Trung Quốc và chữ Aerrosol không trùng lắp hoàn toàn. Người dân quy ra là lây truyền qua đường không khí thì hiểu rằng bất cứ ai hít qua đường không khí thì nguy cơ nhiễm bệnh. Thực tế không phải thế.
Con đường lây truyền qua giọt bắn, giọt nhỏ, ví dụ khi hắt hơi bắn ra là đường lây truyền chủ yếu của Covid-19.
Video đang HOT
Có một con đường nữa là lây truyền qua đường nhỏ hơn nữa, như sương mù, gọi là Aerrosol. Đôi khi chúng ta truyền thông là lây truyền qua khí dung nên gây nhầm lẫn.
Thực ra, muốn lây truyền qua Aerrosol thì mật độ phải đủ đậm đặc để tải được lượng virus lớn. Việc đó chỉ xảy ra với thầy thuốc khi thao tác rất gần với bệnh nhân. Trước đây, chúng tôi có chiến lược mở cửa sổ trong dịch SARS. Dịch nCoV cũng vậy. Điều này cũng tương tự như việc trong phòng kín thì hút thuốc lá khói sẽ mờ mịt, mở cửa ra sẽ đỡ hơn.
“Với chúng tôi, thời gian vừa rồi rất khó khăn trong chuyển tải khái niệm chuyên môn thành khái niệm dân dã đủ để người dân hiểu và an tâm. Khái niệm cần phải diễn giải xuất hiện liên tục. Cá nhân tôi chỉ là người đóng góp nhỏ trong việc tham gia diễn giải những khái niệm đó”- bác sĩ Cấp chia sẻ.
Vấn đề thứ 2, bác sĩ Cấp muốn chia sẻ, toán thống kê là một chương trình bác sĩ phải học nhưng để hiểu sâu cũng không nhiều. Chắc chắn với nhà báo thì toán thống kê vô cùng khó khăn. Chúng ta thấy tình trạng, Trung Quốc công bố mỗi ngày tăng thêm 300 – 400 bệnh nhân, tử vong 30 – 40 bệnh nhân, các nhà khoa học bảo dịch leo thang khủng khiếp. Đến ngày khác, Trung Quốc công bố tăng thêm 2.000 bệnh nhân, chết khoảng 400 bệnh nhân, nhà khoa học bảo rằng đến đỉnh và chuẩn bị quay xuống.
Nhưng nếu căn cứ con số thông thường thì sẽ có ý kiến thắc mắc rằng: “Lúc đang đi lên các ông lại bảo là cực kỳ kinh khủng. Lúc đang cực kỳ kinh khủng ông lại bảo là đã đỡ rồi”. Đó là khái niệm về thống kê. Nếu hiểu đúng thì cực kỳ khó khăn. Một trong những trách nhiệm của truyền thông là diễn giải con số đó phù hợp để người dân hiểu và không hoảng loạn ở con số hàng trăm hay hàng nghìn mà ở xu thế đi lên hay đi ngang.
Thứ 3, có những điều khi trao đổi với phóng viên, hình như tư duy của thầy thuốc và nhà báo khá xa nhau. Tư duy thầy thuốc là trong hoàn cảnh xấu, chọn cái ít xấu nhất. Còn với nhà báo, tư duy là mong mỏi mọi điều tốt với mọi người. Mỗi con người là một số phận nên không chấp nhận được việc bảo chết thêm vài trăm người. Đặt vào vị trí của nhau trong mỗi quyết định, trong mỗi lý giải thì mọi thứ sẽ tốt hơn. Khi không hiểu nhau sẽ dẫn đến ngáng chân hoặc va chạm nhau.
Theo kinhtedothi
Thức uống dân gian chanh, sả, mật ong: Không ngừa COVID-19 mà còn nguy hại!
Trao đổi về vấn đề VietTimes đặt ra liên quan đến hiệu quả chữa bệnh của bài thuốc đang được truyền tay trên MXH những ngày phòng dịch COVID-19 gồm chanh, sả, mật ong, các chuyên gia ngành Y đều nhất loạt cho rằng không có sở cứ và thậm chí còn có thể nguy hại tới sức khỏe người dùng.
Đây là một trong những nội dung được các khách mời và người tham dự trao đổi sôi nổi tại cuộc tọa đàm Trách nhiệm truyền thông nhìn từ dịch COVID-19, do Câu lạc bộ Café số (thuộc Hội Truyền thông số Việt Nam - VDCA) và Báo Giao thông phối hợp tổ chức chiều nay (20/2).
Ths. Vũ Mạnh Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Thi đua khen thưởng, Bộ Y tế (trái), BSCK II Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (người cầm mic) và BS. Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội).
Không thể có hiệu quả trong việc phòng hay chữa bệnh
Từ thời điểm bắt đầu chống dịch COVID-19, nhiều người nổi tiếng, người có ảnh hưởng xã hội liên tục đăng đàn để cảnh báo về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh. Cùng với đó, một số trí thức đã chia sẻ cách phòng dịch bằng món thức uống dân gian từ nguyên liệu dân dã, ít tiền. Họ cho rằng thứ nước uống này được cho là phòng và chữa được nhiều thứ bệnh về phổi, kể cả ung thư phổi và tất nhiên, trong danh sách này có cả viêm phổi cấp Vũ Hán (nCoV).
Công thức nấu món đồ uống từ chanh - sả - mật ong rất đơn giản: Cho một nắm lá sả vào nồi nấu lấy nước, thêm chanh bào nhỏ sau khi cấp đông, pha cùng mật ong rồi khuấy đều và uống nóng.
Trao đổi với VietTimes tại cuộc tọa đàm, BSCK II Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương - cho rằng nguyên tắc của đông y là căn cứ vào triệu chứng của bệnh nhân để họ biện luận bệnh lý, rồi từ đó, họ luận ra cách trị. Ông lấy ví dụ thầy thuốc Đông y sẽ đánh giá các triệu chứng bệnh để phán đoán vấn đề thuộc về âm hư hay dương hư, về phế, về tì hay về thận,...
Cũng trao đổi về nội dung này, Ths. Vũ Mạnh Cường - Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Thi đua khen thưởng (Bộ Y tế) khẳng định người dân chỉ cần thực hiện đầy đủ các khuyến nghị của Bộ Y tế về đảm bảo sức khỏe để không bị lây nhiễm COVID-19.
Trong đó, đặc biệt lưu ý rửa tay thường xuyên, vệ sinh máy tính, điện thoại, đảm bảo bề mặt vật dụng sạch sẽ.
Theo BS. Cấp, ở Trung Quốc, hiện có chừng 70 - 80 ngàn bệnh nhân mắc COVID-19, nên họ có cơ sở thống kê rất lớn về triệu chứng và họ đủ dữ liệu để luận ra triệu chứng ấy thuộc phạm vi gì của Đông y và ra cách chữa trị.
Còn ở Việt Nam mới có 16 bệnh nhân. Tại Hà Nội, có số bệnh nhân nhiều nhất, cũng chỉ 5 bệnh nhân; các bệnh viện khác chỉ có 1, 2 trường hợp. Cho nên tập hợp được các triệu chứng thì ngoài Bộ Y tế ra chưa có đơn vị nào có. Và khi chưa tập hợp được triệu chứng thì chưa thể có cơ sở để luận được ra hướng điều trị.
"Anh không biết bệnh ấy là gì, thậm chí chưa nhìn thấy tận mắt, chưa gặp, chưa được bắt mạch,... thì dựa vào cái gì để làm cơ sở đưa ra hướng điều trị?", BSCKII Nguyễn Trung Cấp đặt vấn đề.
Món đồ uống nước chanh, sả, mật ong được cho là có khả năng hỗ trợ phòng các bệnh về phổi, trong đó có cả COVID-19. Ảnh: Sở Y tế HN.
Vì thế, Trưởng khoa Cấp cứu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho rằng người dân cần cẩn trọng về những loại thức uống được người dùng MXH "nâng cấp" thành bài thuốc Đông y và đang trôi nổi trên mạng hiện nay, bởi nó không có sở cứ, không xuất phát từ cơ sở thực tế bệnh lý nên không thể có hiệu quả trong việc phòng hay chữa bệnh.
Bài thuốc "trôi nổi", chưa được công nhận
Chia sẻ thông tin các bác sĩ đều có thời gian học bắt mạch, kê đơn và học các nguyên lý của Đông y khi còn đang là sinh viên đại học, BS. Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho rằng: Xuất phát điểm của hai lĩnh vực Đông y và Tây y là tương đối khác nhau. Đông y thì đi từ vũ trụ để suy ra con người.
Con người là một thực thể của vũ trụ, của tự nhiên, vậy mọi thay đổi của vũ trụ đều sẽ tác động đến con người. Một người bị bệnh là người đang mất cân bằng âm dương. Còn Tây y thì lại đi từ vi thể ra đại thể, họ phải tìm ra được nguồn gốc bệnh, phải tìm ra được con virus đó. Tuy vậy, hai lĩnh vực Đông y và Tây y đều có điều trị hỗ trợ.
BS. Trần Văn Phúc - Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội)
"Đối với những bài thuốc đang trôi nổi trên mạng, không phải bài thuốc do thầy thuốc chính danh kê đơn, chưa được sự công nhận của ngành Y tế, tôi cho rằng nó rất nguy hiểm đối với người dùng", BS Phúc trả lời trực diện vào vấn đề VietTimes đưa ra tại tọa đàm.
Cũng theo BS. Phúc, đây cũng là một trong những trường hợp điển hình về dịch tin giả mà Tổng giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã từng phải thốt lên vào ngày 8/2 vừa qua, rằng: "Có dịch virus ngoài đời và nhưng dịch lan truyền trên mạng còn nguy hiểm hơn nhiều".
Trao đổi với VietTimes, Thầy thuốc Nhân dân, Bác sĩ cao cấp Trần Văn Bản - Chủ tịch Trung ương Hội Đông y Việt Nam, nguyên Phó Chủ tịch Hội nghị sĩ về sức khỏe Quốc hội, nguyên Ủy viên Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội thẳng thắn: "nCoV là một chủng cúm mới, trước đây chưa từng có, khoa học chưa từng nghiên cứu. Việc dùng loại nước uống từ chanh, sả, mật ong để phòng, chống hay chữa COVID-19 là do cảm nhận cá nhân, chưa có cơ sở khoa học. Vì thế, ta không nên ngộ nhận".
Theo viettimes
Những hy sinh thầm lặng Những ngày này, các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư (cơ sở 2, Kim Chung, ông Anh, Hà Nội) đang ngày đêm chống dịch Covid-19 cùng người bệnh. Bên cạnh tâm lý vững vàng sau nhiều tuần làm việc với môi trường cách ly, còn là sự hy sinh thầm lặng của những con người đang ngày đêm làm...