Dịch COVID-19 diễn biến rất phức tạp tại Đồng Tháp
Trong nhiều ngày qua, số ca mắc COVID-19 trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp liên tục tăng cao. Từ ngày 1 – 7/11, toàn tỉnh ghi nhận 1.028 ca mắc mới.
Lực lượng y tế khám sàng lọc cho người dân trước khi tiêm vaccine phòng COVID-19. Ảnh: Nhựt An/TTXVN
Riêng ngày 8/11, tỉnh có 351 ca dương tính với SARS-CoV-2. Đây là số ca dương tính trong ngày cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 xuất hiện trên địa bàn tỉnh tới nay. Như vậy, trong 8 ngày qua, Đồng Tháp có 1.379 ca mắc; trong đó, 172 ca về từ vùng dịch; 289 ca trong các cơ sở cách ly; 588 ca ở các khu vực phong tỏa; 328 ca trong cộng đồng…
Dự báo số lượng ca mắc COVID-19 sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới và gây áp lực lên hệ thống y tế. Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp Lê Quốc Phong yêu cầu, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh có kịch bản, phương án ứng phó với tình huống trong 1 ngày xuất hiện từ 300 đến 400 ca F0. Các địa phương đẩy nhanh tốc độ tiêm vaccine phòng COVID-19 để bảo đảm tỷ lệ bao phủ cho người dân, đặc biệt là người trên 50 tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai. Sở Y tế kiểm tra việc triển khai tiêm vaccine theo quy định và khắc phục những hạn chế, tồn tại ở các địa phương.
Ông Lê Quốc Phong nhấn mạnh, cùng với việc đặt yêu cầu cao trong phòng, chống dịch, các huyện, thành phố kiểm soát, quản lý chặt địa bàn, nhất là kiểm soát người từ các tỉnh, thành phố về địa phương; giám sát chặt người cách ly tại nhà, lực lượng tài xế liên tỉnh, người trong khu cách ly tập trung và khu phong tỏa…
Video đang HOT
Từ ngày 1/11 đến nay, các huyện, thành phố trong tỉnh Đồng Tháp đều phát sinh ca mắc cộng đồng. Toàn tỉnh Đồng Tháp và 11/12 huyện, thành phố thuộc nhóm nguy cơ trung bình (cấp 2), huyện Châu Thành thuộc nguy cơ cao (cấp 3). Có 5/143 xã, phường, thị trấn thuộc nguy cơ rất cao về dịch COVID-19 (cấp 4).
Ông Phạm Thiện Nghĩa, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Đồng Tháp chỉ đạo các huyện, thành phố kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng, chống dịch; đánh giá thực chất và công bố cấp độ dịch trên địa bàn quản lý; siết chặt quản lý các quy định phòng, chống dịch, nhất là tại các chợ, hàng quán; thường xuyên kiểm tra, nhắc nhở và tăng cường chế tài xử lý các vi phạm về phòng, chống dịch.
Bên cạnh đó, các địa phương và ngành chức năng chuẩn bị đầy đủ sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm SARS-CoV-2; kích hoạt các trạm y tế lưu động; hướng dẫn những biện pháp cách ly, xét nghiệm theo từng nhóm đối tượng, phương án cách ly F1 tại nhà…
Tính đến ngày 8/11/2021, tỉnh Đồng Tháp ghi nhận tổng số 11.196 ca dương tính SARS-CoV-2; đang điều trị 1.629 ca. Đã có 9.336 trường hợp được điều trị khỏi và xuất viện; 225 người tử vong. Tỉnh đã tiêm được 1.590.527 liều vaccine phòng COVID-19, trong đó tiêm mũi 1 được 945.302 liều; tiêm mũi 2 được 645.225 liều.
Làng nghề đóng xuồng, ghe trăm tuổi ở Đồng Tháp gặp khó do ảnh hưởng của dịch COVID-19
Làng nghề đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài (xã Long Hậu, huyện Lai Vung), tỉnh Đồng Tháp ra đời và tồn tại hơn 100 năm qua.
Năm 2021, ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 nên hoạt động sản xuất, mua bán xuồng, ghe nơi đây khá "đìu hiu". Dù đang vào thời điểm đánh bắt thủy sản mùa nước nổi nhưng số lượng xuồng, ghe tiêu thụ giảm từ 50% - 70% so với cùng kỳ năm 2020.
Mỗi ngày, một người thợ lành nghề ở rạch Bà Đài có thể đóng xong một chiếc xuồng.
Năm 2015, làng nghề đóng xuồng, ghe rạch Bà Đài được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia. Thời hoàng kim, nơi đây có trên 150 hộ dân và cơ sở đóng xuồng, ghe, giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động. Từ chiếc xuồng cui, theo nhu cầu của thị trường mà những người thợ tài hoa ở rạch Bà Đài đã cho ra đời nhiều loại như: xuồng cui Cần Thơ, xuồng ba lá Long An, xuồng ba lá Tháp Mười, ghe tam bản, ghe bầu Cái Răng... chủ yếu làm bằng gỗ cây sao vườn.
Những năm gần đây, nước lũ từ thượng nguồn đổ về trễ và ít, nhiều ngư dân không ra đồng đánh bắt thủy sản mùa nước nổi vì vậy lượng xuồng, ghe tiêu thụ ngày càng sụt giảm. Không ít hộ dân và cơ sở sản xuất, kinh doanh đành bỏ nghề truyền thống của địa phương. Toàn xã Long Hậu còn khoảng 80 hộ gia đình, cơ sở duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh xuồng, ghe.
Ông Võ Văn Bé Mười ngụ xã Long Hậu có thâm niên làm nghề đóng xuồng, ghe 35 năm cho hay: "Trước đây, khi nước lũ còn về nhiều và cá, tôm phong phú; không bị cạnh tranh bởi xuồng làm bằng chất liệu composite thì xuồng của rạch Bà Đài rất được ưa chuộng. Để đáp ứng nhu cầu khách hàng, chúng tôi phải làm việc cả vào buổi tối, đông người, nhộn nhịp, vui lắm. Dần dần, thị trường bị thu hẹp, dù rất buồn nhưng tôi đành phải bỏ nghề".
Thông thường, khoảng tháng 7 đến tháng 9 âm lịch hàng năm là thời gian xuồng, ghe tiêu thụ mạnh trong tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh Long An, Tiền Giang, Kiên Giang... nhằm phục vụ nhu cầu đi lại, đánh bắt thủy sản mùa nước nổi. Năm nay, sau gần 3 tháng tạm đóng cửa để phòng, chống dịch COVID-19, gần đây, xã Long Hậu có trên dưới 20 hộ, cơ sở đóng xuồng, ghe đã hoạt động trở lại. Tuy nhiên, đa số đều gặp khó khăn về vấn đề tiêu thụ. Nước lũ tiếp tục về ít, việc lưu thông giữa các tỉnh được kiểm soát chặt chẽ để phòng dịch COVID-19; khâu vận chuyển hàng đi tiêu thụ và chở gỗ về để đóng xuồng, ghe (mua ở địa phương khác)... gặp trở ngại.
Ghe, xuồng mini được dùng để trưng bày, làm quà lưu niệm cũng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ.
Bà Trần Thị Bé Năm làm nghề đóng và kinh doanh xuồng, ghe ở xã Long Hậu cho biết: "Năm nay, thị trường tiêu thụ gặp khó khăn, giảm khoảng 70%. Từ đầu mùa lũ đến nay, tôi chỉ nhận được tổng đơn hàng bán hơn 100 chiếc xuồng về tỉnh Bến Tre nhưng chưa thể đi giao hàng cho khách vì dịch COVID-19".
Theo nhiều người làm nghề đóng và kinh doanh xuồng, ghe ở rạch Bà Đài, giá bán vẫn ổn định, xuồng rộng 1 mét đến 1,4 mét có giá dao động từ 1,3 đến 2,1 triệu đồng. Với mức giá này, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận của người bán chưa được 100.000 đồng/chiếc. Xuồng, ghe phục vụ nhu cầu đi lại giảm, để duy trì, gìn giữ nghề truyền thống, một số người tìm hướng đi mới. Đó là sản xuất xuồng, ghe mini để bán cho khách hàng trưng bày, làm quà lưu niệm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên khâu tiêu thụ mặt hàng này cũng gặp khó khăn.
Bình Dương tăng tốc tiêm mũi 2 vaccine cho người dân Ngày 5/10, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương Võ Văn Minh cho biết, tỉnh đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng COVID-19 mũi 2 cho người dân trở lại làm việc; trong đó, ưu tiên công nhân, người lao động và doanh nghiệp tổ chức sản xuất "3 tại chỗ" để sớm khôi phục lại sản xuất, kinh doanh. Triển khai tiêm...