Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, người Việt nên sử dụng phương tiện giao thông nào cho an toàn?
Trước những diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh Covid-19 việc cân nhắc phương tiện di chuyển sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ mắc bệnh.
Với tình hình diễn biến phức tạp của bệnh Covid-19 tại Việt Nam, việc lựa chọn phương tiện đi lại an toàn là điều băn khoăn của rất nhiều người.
Trước khi, lựa chọn phương tiện di chuyển an toàn trong mùa dịch bạn cần phải hiểu con đường lây của virus SAR-Cov-2. Virus SAR-Cov-2 có nguồn gốc từ động vật hoang dã nhiễm sang người. Virus gây bệnh viêm đường hô hấp cấp cho người và lây truyền mạnh từ người sang người. Con đường lây truyền của virus thông qua giọt bắn khi người mắc bệnh ho, hắt hơi, nói chuyện người lành hít phải. Hoặc bệnh có thể lây khi các giọt bắn của người bệnh rơi xuống đồ vật người lành vô tình chạm vào và đưa lên mũi, mắt, miệng.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo người dân nên lựa chọn những phương tiện di chuyển thông, thoáng khí. Bởi vì, ở trong môi trường hẹp, tiếp xúc gần thì khả năng lây nhiễm virus sẽ cao hơn. Tại Việt Nam những ca mắc bệnh tại Sơn Lôi, Vĩnh Phúc hay mới đây là tại Trúc Bạch, Hà Nội đều có tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính từ nước ngoài về.
Khi đi lại và lựa chọn phương tiện đi lại cần lưu ý những vấn đề sau:
- Nên cân nhăc trươc khi đi lai, không thưc hiện các chuyến đi không thực sự cần thiết, đặc biệt không đi đến các khu vực đươc thông bao có dịch khi chưa có trang bị bảo hộ cần thiết; Khu vực tập trung đông người.
- Rửa tay sạch bằng xà phòng hoặc sát trùng bằng dung dịch sát khuẩn trước, trong và sau khi tham gia giao thông
Video đang HOT
- Sử dụng khẩu trang y tế trước khi lên phương tiện, cac nơi tâp trung đông ngươi
- Tránh tiếp xúc với những người bị ho, sốt
- Khi ho hoặc hắt hơi cần che bằng khăn giấy, bỏ vào thùng rác kín có nắp đậy và rửa tay sạch ngay sau đó.
- Liên hê vơi đường dây nóng và tới cơ sở y tế gần nhất theo hướng dẫn nếu có dấu hiệu bị bệnh
- Trong trường hợp phải sử dụng phương tiện vận tải như xe ô tô, giao thông công cộng, cân chu đông thưc hiên cac biên phap bao hô ca nhân cân thiêt như: mang khẩu trang; tránh đưa tay lên mắt mũi, miệng; rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn.
Theo Trí Thức Trẻ
Có cần hạn chế đi lại trong thời điểm có dịch Covid-19 không?
Bạn không cần phải hạn chế đi lại trong mùa dịch. Tuy nhiên, cần hạn chế tới nơi tụ tập đông người, hoặc nơi đang có bệnh lưu hành.
Bạn có biết trong suốt dịch bệnh Covid-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhấn mạnh không nên áp dụng bất kỳ sự hạn chế đi lại nào.
Tại Việt Nam hiện đang được các tổ chức thế giới đánh giá rất cao trong công tác ngăn chặn và kiểm soát bệnh tật. Ngành y tế Việt Nam đã và đang làm tất cả các biện pháp đẩy lùi virus SAR-Cov-2 đảm bảo sức khỏe an toàn cho người dân.
Tới thời điểm hiện tại, Bộ Y tế Việt Nam cũng chưa đưa ra bất kỳ khuyến cáo hạn chế đi lại đối với người dân. Tuy nhiên, để tự tin đi lại trong mùa dịch bạn cần phải trang bị những kiến thức cơ bản cho mình.
Bạn cần lưu ý hạn chế tới nơi tập trung đông người, hoặc có dịch bệnh đang lưu hành trong cộng đồng. Ngoài ra, cần phải thực hiện những biện pháp vệ sinh cá nhân để ngừa bệnh cho chính mình.
Bạn không cần hạn chế đi lại nhưng nên chú trọng các giải pháp phòng ngừa dịch bệnh khi tiếp xúc và di chuyển (Ảnh minh hoạ)
Dưới đây là những lưu ý an toàn khi di chuyển bạn nên biết:
- Không đi lại nếu bạn đang có các triệu chứng sốt, ho hoặc khó thở. Đến ngay cơ sở y tế khi có các triệu chứng kể trên. Chia sẻ lịch trình di chuyển của bạn với nhân viên y tế.
- Tránh tiếp xúc quá gần với người bị sốt hay bị ho
- Rửa sạch tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch; hoặc các loại nước rửa tay có chứa cồn
- Tránh chạm tay vào mắt, mũi hay miệng
- Khi ho hay hắt hơi, hãy che kín miệng và mũi bằng khăn giấy hoặc tay áo. Sau khi sử dụng khăn giấy, cuộn tròn khăn giấy và vứt khăn giấy vào thùng rác. Rửa sạch tay ngay lập tức.
- Khi sử dụng khẩu trang, hãy chắc chắn rằng khẩu trang che kín miệng và mũi - và tránh chạm vào khẩu trang khi đang sử dụng.
- Nếu sử dụng các loại khẩu trang dùng 1 lần, sau khi sử dụng cần loại bỏ ngay lập tức vào thùng rác và rửa sạch tay sau khi bỏ khẩu trang.
- Chỉ sử dụng các loại thực phẩm được nấu chín và đảm bảo an toàn thực phẩm
- Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng
- Tránh tiếp xúc quá gần với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã, dù là động vật sống, bị ốm hay đã chết.
- Nếu cảm thấy ốm nên tới bệnh viện để được khám và điều trị với sự giúp đỡ của nhân viên y tế.
Khi bạn có kiến thức, chủ động ứng phó sẽ không cần phải quá lo lắng khi di chuyển.
Theo toquoc.vn
Người dân khu vực cách ly tại phố Trúc Bạch 'chống dịch COVID-19" bằng luyện tập thể dục thể thao Người dân phố Trúc Bạch quận Ba Đình (Hà Nội) phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện cách ly, phòng dịch COVID-19 và đều đặn tham gia tập luyện thể dục thể thao, đảm bảo sức khỏe. Nghiêm túc thực hiện công tác cách ly, nhận được sự quan tâm đầy đủ cả về vật chất, tinh thần, sự chăm sóc...