Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Hà Lan gia hạn lệnh giới nghiêm
Trước diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, Hà Lan sẽ tiếp tục gia hạnlệnh phong tỏa và giới nghiêm.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Amsterdam, Hà Lan ngày 21/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, ngày 8/3, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thông báo nước này sẽ kéo dài lệnh phong tỏa và giới nghiêm thêm 2 tuần cho đến cuối tháng 3 này và chỉ khi số ca lây nhiễm giảm, Hà Lan mới có thể tính tới việc nới lỏng đáng kể. Ông cũng cho biết kể từ ngày 16/3 tới, Hà Lan sẽ dần nới lỏng một số hạn chế, trong đó các cửa hàng đáp ứng một số điều kiện nhất định có thể tiếp nhận tối đa 50 khách. Vào dịp lễ Phục sinh, các quán cà phê và nhà hàng có thể mở cửa khu vực ngoài trời. Thủ tướng Rutte cũng khuyến cáo người dân Hà Lan nên hạn chế đi du lịch nước ngoài ít nhất cho tới ngày 15/4.
Cuộc sống thường nhật ở Hà Lan bị ảnh hưởng nghiêm trọng kể từ giữa tháng 12/2020. Từ trung tuần tháng 2 vừa qua, giới chức đã có một số nới lỏng như mở cửa trở lại trường học và cho phép mua bán đặt hẹn trước. Số ca lây nhiễm trong 7 ngày/100.000 dân ở Hà Lan hiện vào khoảng 160 ca.
Video đang HOT
Trong khi đó, Áo đã lần đầu tiên phong tỏa cả một thành phố lớn do số ca nhiễm mới COVID-19 tăng mạnh. Thành phố lớn bị phong tỏa là Wiener Neustadt ở bang Niedersterreich. Theo đó, kể từ ngày 9/3, ai muốn ra khỏi thành phố với 45.000 dân này bắt buộc phải có chứng nhận xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Giới chức thành phố Wiener Neustadt, cách thủ đô Vienna khoảng 50 km về phía Nam, cho biết các biện pháp trừng phạt những người cố tình rời khỏi thành phố mà không có kết quả xét nghiệm âm tính sẽ được bắt đầu thực hiện từ ngày 13/3 tới. Khoảng 300 binh sĩ được đề nghị triển khai giám sát các quy định này. Việc kiểm soát được thực hiện cho tới khi chỉ số lây nhiễm giảm xuống dưới 200. Hiện chỉ số 7 ngày/100.000 dân ở Wiener Neustadt lên tới 563, trong khi theo quy định, nếu chỉ số vượt quá 400 sẽ phải áp đặt những hạn chế đi lại. Sau nhiều lần phong tỏa không mấy hiệu quả, Áo đã thay đổi chiến lược phòng dịch, theo đó sẽ mở cửa trở lại quy mô lớn với điều khiện các khu vực có số ca lây nhiễm cao phải chịu phong tỏa, cô lập. Chỉ số lây nhiễm 7 ngày/100.000 dân ở Áo hiện là 185,2.
Thụy Sĩ thông qua luật cấm che mặt nơi công cộng
Cử tri Thụy Sĩ bỏ phiếu thông qua luật cấm che mặt ở đa số các địa điểm công cộng trong cuộc trưng cầu dân ý hôm 7/3.
Thụy Sĩ cấm che mặt ở các nơi công cộng như đường phố, công sở, phương tiện giao thông công cộng, nhà hàng, cửa hàng và vùng nông thôn. Đề xuất gây tranh cãi này được 51,21% cử tri và đa số 26 bang khắp cả nước ủng hộ, theo kết quả sơ bộ do chính phủ liên bang công bố hôm 7/3.
Một phụ nữ trong trang phục burqa ở Thụy Sĩ. Ảnh: AFP
Các trường hợp ngoại lệ gồm nơi thờ cúng và các điểm linh thiêng khác. Thụy Sĩ không cấm che mặt vì lý do an toàn sức khỏe và an ninh cộng đồng, không cấm che mặt vì lý do thời tiết hoặc trong những hoàn cảnh được coi là "phong tục địa phương" như trong các lễ hội, theo văn bản do chính phủ liên bang công bố.
Khách du lịch tới Thụy Sĩ cũng phải tuân thủ quy định và không có ngoại lệ. Đề xuất này do vài nhóm chính trị đưa ra, bao gồm đảng cánh hữu Nhân dân Thụy Sĩ. Luật không đề cập cụ thể tới Hồi giáo, nhưng truyền thông địa phương đã gọi đây là "lệnh cấm burqa". Burqa là trang phục vải trùm che kín toàn bộ cơ thể mà phụ nữ Hồi giáo thường mặc, chỉ chừa hai con mắt.
Một số tổ chức tôn giáo Thụy Sĩ, các nhóm nhân quyền và công dân, cũng như chính phủ liên bang, đã chỉ trích luật này. Hội đồng Tôn giáo Thụy Sĩ, cơ quan đại diện cho các cộng đồng tôn giáo lớn ở Thụy Sĩ, đã lên án dự thảo luật hồi đầu năm, nhấn mạnh luật nhân quyền bảo vệ quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng cũng như trang phục của mọi người.
Hội đồng Liên bang Thụy Sĩ, cơ quan đóng vai trò là chính phủ liên bang của đất nước, và quốc hội Thụy Sĩ cũng bác bỏ đề xuất này vì nó đi quá xa, đồng thời khuyến nghị người dân không bỏ phiếu thông qua.
Cuộc trưng cầu dân ý hôm 7/3 là đỉnh điểm sau nhiều năm tranh luận về vấn đề này. Tổ chức Ân xã Quốc tế chỉ trích kết quả bỏ phiếu là "chống Hồi giáo".
Lệnh cấm che mặt hoàn toàn, cấm một phần và cấm ở địa phương đã áp dụng ở một số quốc gia châu Âu như Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan và Đan Mạch. Pháp là quốc gia đầu tiên chống burqa và niqab (khăn trùm đầu và che mặt) ở nơi công cộng năm 2011. Tòa án Nhân quyền châu Âu ủng hộ lệnh cấm năm 2014. Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc năm 2018 cảnh báo lệnh cấm vi phạm nhân quyền của phụ nữ Hồi giáo, có nguy cơ "giam cầm họ trong chính nhà mình".
Hà Lan giới thiệu phương pháp xét nghiệm COVID-19 qua tiếng hét Một nhà phát minh người Hà Lan đã đưa ra một sáng kiến xét nghiệm virus SARS-CoV-2 không cần dùng đến tăm bông, mà chỉ cần bệnh nhân hét lên một tiếng nào đó. Hà Lan phát minh phương pháp xét nghiệm COVID-19 qua tiếng hét. Ảnh: Tumisu Theo đài Sputnik (Nga), thông thường, các nhân viên y tế sẽ dùng phương pháp...