Dịch COVID-19 đẩy giới trẻ Singapore vào nợ nần
Đại dịch COVID-19 khiến tình hình nợ cá nhân, thấu chi và nợ thế chấp của những người trẻ tuổi tại Singapore có chiều hướng tăng mạnh, đặc biệt là trong nhóm những người trẻ tuổi từ 20-30 tuổi.
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Singapore ngày 24/6/2021. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN
Ngày 16/8, phóng viên TTXVN tại Singapore dẫn số liệu của Cục Tín dụng Singapore (CBS) cho biết nợ cá nhân trung bình và số dư thấu chi (chi vượt quá số tiền có trong tài khoản ngân hàng) của những người trong độ tuổi 20-30 tăng mạnh nhất, với mức tăng 23% trong quý I/2021 so với quý IV/2020.
Cụ thể, các khoản vay cá nhân và số dư thấu chi của nhóm người này đã tăng lên mức bình quân là 49.689 đô la Singapore (SGD) trong quý I/2021, tương đương khoảng 36.600 USD, tăng so với mức bình quân 34.942 SGD cùng kỳ năm 2020.
Số liệu của CBS cũng cho thấy đối với những người dưới 30 tuổi, tỷ lệ nợ quá hạn ngân hàng (các khoản nợ quá hạn 30 ngày) trong quý đầu tiên của năm nay tăng 13,4% so với 3 tháng trước đó. Tỷ lệ nợ thế chấp trong nhóm tuổi này cũng tăng 2,6%. Tuy nhiên, tỷ lệ chi tiêu thẻ ghi nợ (credit card) lại giảm 5,6%.
Nguyên nhân của tình trạng này được cho là do tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cũng như thu nhập thấp hơn vì thời gian làm việc ít hơn. Trên thực tế, rất nhiều người ở Singapore đã chấp nhận làm việc ít thời gian hơn thay vì bị mất việc làm. Tại thời điểm tháng 3/2021, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm người dưới 30 tuổi là 6,4%.
Theo quy định của Singapore, mức trần vay nợ tại Singapore áp dụng từ 1/6/2019 là gấp 12 lần mức thu nhập hằng tháng. Trước đó, tỷ lệ này là 24 lần, áp dụng từ 1/6/2015, sau đó giảm xuống 18 lần từ 1/6/2017. Kể từ tháng 4/2020, mức trần tỷ lệ lãi suất hằng năm đối với các khoản nợ này là 8,0%.
Video đang HOT
Châu Á-Thái Bình Dương "nóng" với hàng loạt cuộc tập trận
Trong khi Mỹ đang chuẩn bị cho một loạt các cuộc tập trận toàn cầu kéo dài gần 1 tháng ở châu Á với các đồng minh thân cận như Australia, Anh, Nhật Bản thì Trung Quốc cũng tập trận ở Biển Đông.
Hải quân Mỹ đang tham gia một loạt cuộc tập trận trên khắp châu Á-Thái Bình Dương (Ảnh minh họa: SCMP)
Hàng loạt cuộc tập trận
Nhiều tàu chiến tiên tiến nhất trên thế giới, như tàu sân bay, tàu ngầm, sẽ cùng xuất hiện ở khu vực Tây Thái Bình Dương trong tháng này khi Mỹ, Ấn Độ, Anh, Trung Quốc và các nước khác đồng loạt tổ chức các cuộc tập trận phối hợp hoặc riêng rẽ trong khu vực.
Tháng 8 này mở màn sự kết thúc cuộc tập trận hải quân Talisman Sabre hôm 1/8 ở ngoài khơi bờ biển Australia, trong đó có các hoạt động diễn tập đổ bộ bờ biển, bắn đạn thật và sử dụng lệnh không gian để nhắm mục tiêu liên lạc vệ tinh với sự tham gia của 17.000 quân nhân từ 7 quốc gia, bao gồm Mỹ, Anh, Canada, New Zealand, Nhật và Hàn Quốc.
Ngày 2/8, Bộ Tư lệnh Ấn Độ - Thái Bình Dương của Mỹ cũng bắt đầu một loạt cuộc tập trận quy mô lớn, vốn kéo dài đến ngày 27/8. Các cuộc tập trận, lần đầu tiên trải dài trên 17 múi giờ, trong hơn 4 thập niên với sự tham gia của quân đội Australia, Anh và Nhật nhằm cải thiện năng lực tương tác, tạo sự tin cậy và hiểu biết chung để giải quyết các thách thức an ninh tốt hơn".
Trong khi đó, Trung Quốc cũng đang tiến hành các cuộc tập trận ở Biển Đông. Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc, trong một bài xã luận hôm 5/8, cho rằng nước này tiến hành cuộc tập trận của này là nhằm "đáp trả cuộc tập trận Ấn Độ - Thái Bình Dương của quân đội Mỹ". Bài báo còn nói, Washington đã "tính toán sai lầm" khi cố "khiến Trung Quốc và Nga e sợ bằng cách uốn nắn cơ bắp của họ".
Hôm 4/8, Ấn Độ cũng tuyên bố sẽ điều 4 tàu chiến đến Biển Đông trong nhiệm vụ kéo dài 2 tháng nhằm nhấn mạnh "năng lực hoạt động, sự hiện diện hòa bình và tình đoàn kết với các nước thân thiện".
Theo kế hoạch, các tàu Ấn Độ sẽ có các cuộc diễn tập với các quốc gia Đông Nam Á như Philippines, Singapore và Indonesia trước khi tham gia cuộc diễn tập thường niên Malabar với nhóm Quad (gồm Mỹ, Australia, Ấn Độ, Nhật Bản) ở Tây Thái Bình Dương
Trong khi đó, tàu chiến Bayern của Đức cũng đã khởi hành đến châu Á-Thái Bình Dương trong một hành trình với các điểm đến là đảo Guam, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore... Tàu dự kiến sẽ đi qua Biển Đông vào tháng 12.
Trước đó, sau khi hạm đội tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Hoàng gia Anh cũng đã bắt đầu hành trình đến thăm 40 quốc gia và dự định tham gia cuộc tập trận với Mỹ tại Biển Đông trong khuôn khổ chương trình bảo vệ tự do hàng hải.
Đề phòng rủi ro
Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP), trong khi Mỹ muốn tăng cường hỗ trợ cho các đồng minh, cải thiện năng lực phối hợp hoạt động trong khu vực, Trung Quốc cũng tìm cách "phô diễn cơ bắp" ở Biển Đông và eo biển Đài Loan.
Washington cũng muốn khẳng định nỗ lực bảo đảm an ninh khu vực bằng cách thách thức các tuyên bố chủ quyền đơn phương, phi lý của Trung Quốc ở tuyến hàng hải quan trọng, nhưng Bắc Kinh lại cho rằng việc các nước điều tàu chiến đến vùng biển tranh chấp này là hành động khiêu khích.
Chuyên gia phân tích tại Viện Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Malaysia, Shahriman Lockman, nhận định rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều muốn diễn tập trong khu vực này để có thể lường trước được bất kỳ kịch bản nào xảy ra.
Tuy nhiên, theo ông, miễn là cả hai bên vẫn chuyên nghiệp, nguy cơ xung đột có thể được kiểm soát. "Mỗi bên đều cho thấy quyết tâm duy trì hiện diện trong khu vực. Điều này đôi khi có thể là con dao hai lưỡi vì nguy cơ khiến căng thẳng bùng phát", chuyên gia này nói thêm.
Chuyên gia nghiên cứu Collin Koh từ Trường Nghiên cứu Quốc tế S Rajaratnam tại Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore cho rằng sự bùng nổ của các hoạt động quân sự trong khu vực không gây ra nhiều rủi ro.
Theo ông Collin, sự gia tăng các hoạt động gần đây dường như là chưa từng có và diễn ra mạnh mẽ trong một khoảng thời gian ngắn. Ông cho biết, các bên đối thủ tiến hành các cuộc tập trận như một hình thức cảnh báo lẫn nhau, nhưng điều đó không hoàn toàn có nghĩa là họ sẽ vượt qua ngưỡng đe dọa hoặc sử dụng vũ lực.
"Các lực lượng quân sự đối thủ có thể theo dõi chặt chẽ các hoạt động của nhau, nhưng các hoạt động của họ thường được tiến hành ở một khoảng cách an toàn, chuyên nghiệp", ông Collin nói.
Vì sao Phó tổng thống Mỹ thăm Việt Nam và Singapore? Chuyến thăm sắp tới của Harris đến Việt Nam và Singapore thể hiện cam kết lâu dài của Washington với Đông Nam Á và thúc đẩy hợp tác trên nhiều lĩnh vực. Phó tổng thống Mỹ dự kiến thăm Singapore và Việt Nam vào cuối tháng này, trở thành quan chức cấp cao nhất của chính quyền Biden đến châu Á. Chuyến thăm...