Dịch Covid-19 đang quay lại mạnh mẽ tại các nước châu Âu
Từ 2 tuần qua, nhiều nước châu Âu đã ra quy định cách ly bắt buộc với những hành khách đến từ Tây Ban Nha.
Các nước Tây Ban Nha, Pháp hay Hà Lan đang chứng kiến số ca nhiễm mới virus Sars-CoV-2 tiếp tục tăng mạnh trong những ngày qua, khiến nguy cơ về một làn sóng dịch thứ hai ập đến trong mùa Thu này càng trở nên rõ nét.
Trong thông báo được Bộ Y tế Tây Ban Nha đưa ra trong ngày 11/8, nước này vừa ghi nhận thêm 1.418 ca nhiễm mới virus Sars-CoV-2 trong ngày. Tuy nhiên, một con số đáng lo ngại hơn được công bố trước đó 1 ngày cho thấy, trong vòng 1 tuần qua trung bình Tây Ban Nha có tới trên 4900 ca nhiễm mới/ 1 ngày.
Người dân Tây Ban Nha đi xét nghiệm tại vùng Catalonia. Ảnh: La Vanguardia
Đây là con số cao nhất châu Âu và bằng tổng số ca nhiễm hàng ngày tại các nước Pháp, Anh, Đức và Italia cộng lại. Từ khi gỡ bỏ phong tỏa đầu tháng 6/2020, Tây Ban Nha đã ghi nhận tới trên 500 ổ dịch bùng phát tại các địa phương, trong đó tập trung ở các vùng Aragon, Catalonia và mới nhất là quanh thủ đô Madrid.
Trước diễn biến được đánh giá là nghiêm trọng ngang với giai đoạn đầu của làn sóng dịch thứ nhất, giới chức Tây Ban Nha thừa nhận tại một số khu vực, dịch có dấu hiệu mất kiểm soát. Từ 2 tuần qua, nhiều nước châu Âu đã ra quy định cách ly bắt buộc với những hành khách đến từ Tây Ban Nha, kể cả công dân nước mình đi du lịch từ Tây Ban Nha trở về. Trong chiều 11/8, Bộ Ngoại giao Đức tiếp tục phát đi khuyến cáo công dân Đức không đi du lịch đến khu vực thủ đô Madrid của Tây Ban Nha.
Ở mức độ thấp hơn Tây Ban Nha nhưng chính quyền Pháp cũng đang ngày càng lo lắng hơn trước sự trở lại của dịch. Thủ tướng Pháp Jean Castex chiều 11/8 thừa nhận, tình hình dịch Covid-19 tại Pháp đang diễn biến xấu và nước Pháp cần phải cùng nhau hành động nhanh chóng nếu không sẽ gánh hậu quả nghiêm trọng.
Thủ tướng Pháp cho biết: “Tại Pháp, tình hình liên quan đến đại dịch Covid-19 đang xấu đi trong những ngày qua. Khoảng từ 2 tuần qua, tình hình dịch mà chúng tôi theo dõi rất kỹ đang đi theo chiều hướng xấu, khi có khoảng 2.000 ca nhiễm mỗi ngày, so với khoảng 1.000 ca/ngày cách đây 3 tuần. Ngưỡng thận trọng là trên 20 ca nhiễm trên 100.000 dân sẽ bị vượt qua trong tuần này trên quy mô toàn nước Pháp. Một số tỉnh thậm chí đã tiệm cận mức báo động là 50 ca nhiễm trên 100.000 dân”.
Video đang HOT
Theo con số do Cơ quan Y tế Pháp công bố, ngoài số ca nhiễm gia tăng, các chỉ số khác tại Pháp cũng đáng lo ngại, như việc số ca nhập viện hàng tuần (800 ca/tuần) hay số ca bệnh nặng phải hồi sức tăng cường (100 ca/tuần) cũng đều tăng trở lại sau gần 2 tháng giảm.
Nhằm ngăn chặn dịch và tránh nguy cơ phải phong tỏa lần 2, Thủ tướng Pháp Jean Castex tuyên bố ông sẽ yêu cầu các Tỉnh trưởng tại Pháp mở rộng lệnh bắt buộc người dân đeo khẩu trang ở nơi công cộng. Ngoài ra, Thủ tướng Pháp cũng cho biết sẽ tăng cường lực lượng cảnh sát tuần tra để giám sát việc thực hiện các biện pháp ngăn ngừa của người dân. Lệnh cấm tụ tập trên 5 ngàn người cũng được kéo dài đến hết ngày 30/10/2020.
Tại Hà Lan, số ca nhiễm cũng đang tăng nhanh trở lại. Viện Y tế công cộng Hà Lan (RIVM) cho biết, trong 1 tuần qua Hà Lan ghi nhận 4.036 ca nhiễm mới, tăng 55% so với một tuần trước đó. Số ca nhiễm hàng ngày ở Hà Lan hiện ở mức trung bình 500 ca/ngày, bằng một nửa thời kỳ đỉnh dịch cách đây vài tháng.
EU trả giá vì nhận định sai về COVID-19
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), bà Ursula von der Leyen, thừa nhận khối này đã đánh giá thấp mức độ nguy hiểm của virus corona chủng mới.
Người dân Đức xếp hàng chờ xét nghiệm COVID-19 tại Frankfurt ngày 18-3 - Ảnh: REUTERS
Tôi biết tôi đang yêu cầu mọi người điều chưa từng thấy, nhưng tình cảnh yêu cầu như vậy. Kẻ thù đang ở đây, nó vô hình, khó biết nhưng nó đang tiến triển".
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói trên truyền hình, khi số ca COVID-19 ở Pháp tăng 16% trong ngày 17-3, lên hơn 7.700 ca.
"Tôi nghĩ tất cả chúng tôi, những người không phải chuyên gia, lúc đầu đã đánh giá thấp chủng virus corona này. Bây giờ rõ ràng là virus này sẽ khiến chúng ta bận rộn trong một thời gian dài. Những biện pháp mà hai hoặc ba tuần trước tưởng chừng quá quyết liệt giờ cần phải áp dụng ngay" - Chủ tịch EC Ursula von der Leyen nói trên báo Bild của Đức ngày 18-3.
Phong tỏa biên giới EU
Việc phong tỏa biên giới các nước thuộc Liên minh châu Âu (EU) là biện pháp chung đầu tiên mà 27 quốc gia thành viên trong khối đạt được kể từ đầu dịch, dù các nước thời gian qua đã áp dụng khác nhau để chống dịch.
Các nhà lãnh đạo EU ngày 17-3 thống nhất sẽ cấm nhập cảnh trong 30 ngày đối với những người không phải công dân châu Âu, với những trường hợp ngoại lệ như cư dân thường trú, người nhà của công dân EU, nhà ngoại giao, nhân viên y tế, đồng thời thiết lập các tuyến đường vận chuyển nhanh thuốc men và thực phẩm.
Ý ngày 18-3 cho biết có thể kéo dài lệnh phong tỏa sang tháng 4-2020 thay vì cuối tháng này như ban đầu, sau khi số ca nhiễm tiếp tục tăng gấp đôi và số ca tử vong tăng gấp ba trong một tuần qua. "Chúng tôi sẽ đưa ra quyết định tùy theo con số và sự việc" - Bộ trưởng Hạ tầng Ý Paola De Micheli nói. Vùng tâm dịch Lombardy cũng dự kiến siết chặt các biện pháp kiểm soát trong những ngày tới.
Bỉ là quốc gia mới nhất áp dụng các biện pháp mạnh tay chống dịch, bao gồm buộc người dân ở trong nhà và hạn chế tiếp xúc với cả người thân trong gia đình.
Tương tự, Pháp ngày 17-3 áp dụng biện pháp chưa từng thấy trong thời bình: yêu cầu 67 triệu dân không rời khỏi nhà trong hai tuần tới, trừ các trường hợp cần thiết như đi mua sắm, đi làm, khám bệnh. Những ai vi phạm có thể bị phạt đến 150 USD.
Không chỉ Pháp, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng hối thúc người dân hủy tất cả các kỳ nghỉ, trong khi chính phủ siết chặt các hoạt động xã hội để ngăn dịch COVID-19 lây lan.
Chính phủ Đức đã cấm hoạt động tụ tập ở nhà thờ và đóng cửa tất cả các sân chơi, cơ sở giải trí, cửa hàng không cần thiết. Trước đó, Tây Ban Nha - nước bị ảnh hưởng nặng thứ hai ở châu Âu sau Ý với hơn 11.000 ca nhiễm - cũng phong tỏa nhiều vùng và siết chặt biên giới.
Đan Mạch từ ngày 17-3 cấm các hoạt động tập trung từ 10 người trở lên và đóng cửa hầu hết các cửa hàng không thiết yếu ngoại trừ các siêu thị và hiệu thuốc.
Đồ họa: TUẤN ANH
"Sóng thần" đã ập đến
Đến ngày 18-3, số ca COVID-19 khắp châu Âu đã vượt 70.000, tăng hơn 9.000 ca mỗi ngày, với hơn 3.300 ca tử vong.
Bên cạnh đóng cửa biên giới, châu Âu cũng đang chạy đua để đối phó với tác động kinh tế được dự báo là sẽ rất khủng khiếp lên khu vực. Anh đã công bố gói tài chính hơn 400 tỉ USD để xoa dịu áp lực kinh tế từ virus corona chủng mới, sau khi Thủ tướng Boris Johnson kêu gọi người dân hạn chế đến các địa điểm ăn uống, giải trí.
Tây Ban Nha hôm 17-3 cũng quyết định chi 200 tỉ USD, tương đương 1/5 GDP, để giải cứu kinh tế. Nhưng các biện pháp chung đến nay vẫn còn xa vời.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết các nước EU đang thảo luận các biện pháp chung để giải cứu kinh tế, sau khi Thủ tướng Ý Giuseppe Conte kêu gọi EU lập quỹ để hỗ trợ các nước thành viên thực hiện các chính sách khẩn cấp.
Không chỉ về kinh tế, sự đoàn kết của EU trong cuộc chiến chống COVID-19 còn phải đối mặt với ít nhất 12 nước đang phong tỏa biên giới lẫn nhau để hạn chế dịch. "(Việc phong tỏa biên giới bên ngoài) nhằm thuyết phục các nước châu Âu bỏ biện pháp đơn phương đóng cửa biên giới bên trong. Nhưng sẽ khó có nước nào làm chuyện đó" - Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao EU nhận định.
Hơn hết, theo giới quan sát, việc phong tỏa biên giới bây giờ cũng chỉ mang tính biểu tượng, bởi "sóng thần" COVID-19 đã ập vào châu Âu.
TRẦN PHƯƠNG (tuoitre.vn)
Lý do dân Đức không đeo khẩu trang chống dịch Ngày 17.3.2020 thị trưởng thành phố Halle/S, tiến sỹ Bernd Wiegand đã ra tuyên bố tình trạng thảm hoạ trên toàn thành phố 1500 năm tuổi với 230.000 dân. Halle đã có 27 ca nhiễm Virus Covid-19, nhưng vẫn không vì thế mà làm dân Đức ở thành phố này nao núng. Cả thành phố, cho đến hôm nay khi tham gia sinh...