Dịch Covid-19 có thể khiến 1,1 tỷ người rơi vào nghèo đói cùng cực
Theo báo cáo của Viện nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới của Đại học Liên Hợp Quốc, Covid-19 có thể đẩy 1,1 tỷ người vào c ảnh nghèo đói cùng cực.
Các nhà nghiên cứu cho biết trong một báo cáo ngày 12/6, nền kinh tế bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19 có thể khiến 395 triệu người nữa rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực, đồng thời làm tăng tổng số người có mức thu nhập dưới 1,90 USD/ngày trên toàn thế giới lên hơn 1 tỷ người.
Những người vô gia cư ngủ trong một bãi đỗ xe tạm thời tại Trung tâm Cashman, Las Vegas, bang Nevada, Mỹ. Ảnh: Reuters.
Báo cáo do Viện nghiên cứu kinh tế phát triển thế giới của Đại học Liên Hợp Quốc (UNU-WIDER) thực hiện đã đưa ra một số giả thiết, trong đó có tính đến các chuẩn nghèo khác nhau dựa theo tiêu chuẩn của Ngân hàng Thế giới (WB). Từ người nghèo đói cùng cực với mức thu nhập tối đa dưới 1,9 USD/ngày và người nghèo kiếm được 5,5 USD/ngày.
Theo kịch bản tồi tệ nhất, nếu mức thu nhập bình quân đầu người giảm 20% thì số người sống trong tình trạng nghèo đói cùng cực có thể lên tới 1,12 tỷ người. Số người sống dưới mức thu nhập 5,50 USD/ngày sẽ tăng lên hơn 3,7 tỷ người.
“Tương lai của những người nghèo sẽ không thể thay đổi trừ khi các chính phủ hành động nhiều và nhanh chóng hơn, đồng thời cần bù đắp mức thu nhập hàng ngày thấp mà người nghèo đang phải đối mặt. Điều này có thể khiến mục tiêu chấm dứt đói nghèo của Liên Hợp Quốc trở thành một giấc mơ xa vời”, Andy Summer, một trong những tác giả của báo cáo cho biết.
Video đang HOT
Các nhà nghiên cứu tại Đại học King, London (Anh) và Đại học Quốc gia Australia cũng cho rằng, sự nghèo đói sẽ thay đổi theo phân bố địa lý.
Khu vực được dự đoán sẽ chứng kiến số lượng lớn người dân rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực là Nam Á, phần lớn do Ấn Độ là quốc gia đông dân. Tiếp theo là khu vực châu Phi hạ Sahara, nơi 1/3 dân số có nguy cơ rơi vào cảnh cực kỳ nghèo khổ.
Trước đó, ngày 8/6, Ngân hàng Thế giới dự kiến sẽ có 70-100 triệu người rơi vào tình trạng nghèo đói cùng cực do đại dịch Covid-19./.
7 cựu ngoại trưởng kêu gọi Anh ứng phó 'khủng hoảng Hong Kong'
7 cựu ngoại trưởng Anh viết thư kêu gọi London dẫn dắt nỗ lực quốc tế phản ứng với luật an ninh Hong Kong, thay vì trông chờ vào Trump.
Ba cựu ngoại trưởng thuộc đảng Bảo thủ và 4 cựu ngoại trưởng thuộc Công đảng Anh hôm nay gửi thư cho Ngoại trưởng Dominic Raabcho, cho rằng do Hong Kong từng là thuộc địa của Anh, nước này chịu trách nhiệm đặc biệt để điều phối phản ứng quốc tế đối với Trung Quốc về dự luật an ninh Hong Kong.
"Khi nói đến quyền tự trị của Hong Kong theo mô hình 'một quốc gia, hai chế độ', nhiều đối tác quốc tế của chúng ta tiếp tục làm theo gợi ý từ chính phủ Anh. Chúng tôi chắc chắn ngài sẽ đồng tình rằng với tư cách là bên đồng ký kết Tuyên bố chung Trung - Anh, Anh phải được xem là đang dẫn dắt và điều phối các phản ứng quốc tế đối với cuộc khủng hoảng này và đảm bảo tính toàn vẹn của thỏa thuận đã được đăng ký với Liên Hợp Quốc năm 1985 cũng như mô hình 'một quốc gia, hai chế độ'", các cựu ngoại trưởng viết trong thư.
Họ kêu gọi thành lập nhóm liên lạc quốc tế để giải quyết cuộc khủng hoảng Hong Kong, tương tự mô hình nhóm liên lạc Balkan. Nhóm liên lạc Balkan được thành lập năm 1994 và được coi là một cách thành công để duy trì sự thống nhất của cộng đồng quốc tế trong các cuộc thảo luận về tương lai của Bosnia và Kosovo.
Sáng kiến này của các cựu ngoại trưởng Anh phản ánh nỗi lo ngại ngày càng tăng rằng London không thể trông cậy vào Tổng thống Mỹ Donald Trump để đưa ra phản ứng với Trung Quốc liên quan đến luật an ninh Hong Kong.
Cảnh sát chống bạo động Hong Kong được triển khai để giải tán người biểu tình phản đối dự luật an ninh hôm 24/5. Ảnh: AFP.
Trump cuối tuần qua đề xuất tổ chức một "hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng" vào tháng 9, có thể mời thêm lãnh đạo Nga, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ, để thảo luận về cách ứng phó với Trung Quốc.
Tuy nhiên, giữa Liên minh châu Âu (EU) và Mỹ đang tồn tại nhiều bất đồng về cách đối phó với Trung Quốc. Thụy Điển là quốc gia châu Âu duy nhất đề xuất các biện pháp trừng phạt Trung Quốc tại cuộc họp của các ngoại trưởng EU hôm 29/5. Cùng ngày, Trump cũng đưa ra những kế hoạch cho loạt biện pháp trừng phạt kinh tế chống lại Trung Quốc.
Một số ngoại trưởng EU lo ngại phản ứng do Trump dẫn đầu đối với Trung Quốc về Hong Kong, vốn chịu ảnh hưởng nặng nề từ kế hoạch tái tranh cử của ông, sẽ chỉ gây ra thêm chia rẽ giữa các nước phương Tây.
Theo các cựu ngoại trưởng Anh, London tiếp tục có nghĩa vụ đạo đức và pháp lý đối với người dân Hong Kong, bất chấp Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ điều này.
Ngoại trưởng Raab cho đến nay đã phối hợp phản ứng toàn cầu, cùng các nước Mỹ, Canada, Australia ra tuyên bố chung chỉ trích luật an ninh Hong Kong của Trung Quốc. Mỹ và Anh cũng đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc họp khẩn về dự luật an ninh Hong Kong, song đã bị Trung Quốc từ chối với lý do "can thiệp các vấn đề nội bộ" của nước này.
Raab cũng cam kết cấp quyền công dân cho những người dân Hong Kong có hộ chiếu hải ngoại nếu Bắc Kinh không rút dự luật an ninh, đồng thời khẳng định Anh sẽ không rũ bỏ trách nhiệm với Hong Kong.
Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc (NPC), tức quốc hội Trung Quốc, hôm 28/5 bỏ phiếu thông qua nghị quyết xây dựng luật an ninh Hong Kong. Chính phủ Anh nhiều lần bày tỏ quan ngại sâu sắc về luật an ninh Hong Kong, cho biết điều này có nguy cơ làm suy yếu nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ".
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường khẳng định luật an ninh Hong Kong được xây dựng để duy trì vững chắc nguyên tắc "một quốc gia, hai chế độ" cũng như sự ổn định lâu dài và thịnh vượng của đặc khu.
Trung Quốc cáo buộc Mỹ 'bắt cóc' Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Trung Quốc cáo buộc Mỹ thao túng chính trị, dùng Liên Hợp Quốc làm 'con tin' trong vấn đề Hong Kong. Trung Quốc chống lại những nỗ lực của Mỹ nhằm đưa vấn đề Hong Kong vào chương trình nghị sự của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (LHQ). Dù vậy theo một số nguồn tin ngoại giao, Mỹ và Anh đã...