Dịch Covid-19 có thể kéo dài vì sự chậm trễ trong việc tiếp cận vaccine
Dịch Covid-19 có thể kéo dài vì sự chậm trễ trong việc tiếp cận vaccine ở các nước đang phát triển. Điều này gây tác động tiêu cực về nhân đạo và kinh tế, đặc biệt là ở các nước nghèo.
Mỹ tới nay đã tiêm phòng Covid-19 cho khoảng 15% dân số nước này trong khi tỷ lệ này ở châu Âu là khoảng 5%. Tuy nhiên, ở Nam Mỹ, chỉ 1,8% dân số được nhận 1 liều vaccine tính tới tuần này trong khi tỷ lệ này ở châu Á là 1,5% và châu Phi là 0,1%, theo Our World in Data, một dự án có trụ sở tại Đại học Oxford.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây thông báo khoảng 130 nước hiện vẫn chưa được tiếp cận vaccine ngừa Covid-19. Các chuyên gia y tế dự báo phần lớn châu Phi, một số nước ở châu Mỹ La tinh và châu Á sẽ chưa thể tiêm phòng được hầu hết cho người dân của mình trước năm 2023 hoặc 2024. Điều này có nghĩa sẽ mất nhiều năm trước khi cuộc sống trở lại bình thường tại các nước nghèo, nơi đã chứng kiến hơn 100 triệu người tái nghèo trong năm ngoái đồng thời thiếu các nguồn lực để đưa ra các gói cứu trợ như ở các nước phát triển. Các yếu tố này sẽ khiến quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu chậm lại trong khi dịch bệnh sẽ kéo dài khi các ổ dịch không được kiểm soát sẽ là nơi khởi phát các biến thể mới của virus.
Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo thiệt hại kinh tế của dịch bệnh sẽ tồi tệ và lâu dài hơn ở thế giới các nước đang phát triển, đặc biệt là ở các quốc gia phụ thuộc nhiều vào du lịch hoặc xuất khẩu dầu. WHO đang kêu gọi các nước giàu có chia sẻ vaccine của mình sau khi tiêm phòng cho các nhóm dân cư dễ bị tổn thương nhất.
Một nghiên cứu gần đây của Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia có trụ sở ở Mỹ kết luận rằng việc không thể tiêm phòng Covid-19 ở tất cả các nước một cách công bằng có thể khiến các nền kinh tế phát triển thiệt hại 2.600 tỷ USD, nhiều hơn rất nhiều chi phí cung cấp vaccine toàn cầu. Nghiên cứu này cũng cho biết các nước phát triển có thể chứng kiến gián đoạn về nguồn cung và nhu cầu thấp trong xuất khẩu sau khi toàn bộ người dân trong nước được tiêm phòng nếu các nền kinh tế đang phát triển không phục hồi nhanh chóng.
Selva Demiralp, một trong những người thực hiện báo cáo đồng thời là Giáo sư kinh tế tại Đại học Koc ở Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng “Tất cả các nền kinh tế đều kết nối với nhau thông qua các mối quan hệ thương mại”.
Điều tốt nhất mà các nước đang phát triển có thể hy vọng đó là tiêm phòng cho các nhân viên y tế, người cao tuổi và những người có bệnh lý nền vào cuối năm nay thông qua sáng kiến được WHO ủng hộ với tên gọi Covax, mặc dù sáng kiến này chưa phân bổ được liều vaccine nào. Covax cho biết 27% dân số ở 92 quốc gia có thể được tiêm phòng Covid-19 vào cuối năm 2021. Các mục tiêu tương đối khiêm tốn của Covax chủ yếu phụ thuộc vào vaccine được phát triển bởi Đại học Oxford và AstraZeneca PLC, loại vaccine có giá thấp nhất và có nguồn cung nhiều nhất. Tuy nhiên, nghi ngờ về tính hiệu quả của loại vaccine này đã xuất hiện sau khi 1 thử nghiệm trên người ở Nam Phi cho thấy loại vaccine này không phòng tránh được biến thể mới của virus Sars-CoV-2 tại đây. WHO và các chuyên gia về vaccine cho rằng loại vaccine này vẫn hiệu quả, Nam Phi, nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi Covid-1 ở châu Phi, đã đình chỉ việc sử dụng vaccine này. Biến thể được phát hiện ở Nam Phi đã xuất hiện ở ít nhất 40 nước khác và được cho là chủng virus chủ đạo ở các quốc gia bên cạnh bao gồm Zambia và Mozambique.
Video đang HOT
Andrea Taylor từ Trung tâm sáng tạo y tế toàn cầu thuộc Đại học Duke, cho biết “Triển vọng tiếp cận vaccine ở các nước thu nhập thấp là không cao. Chúng ta sẽ không thể lấp đầy khoảng cách về nguồn cung mà không có vaccine của Oxford-AstraZeneca trong ngắn hạn, chắc chắn không thể trong nửa đầu của năm 2021.”
AstraZeneca cho biết đang cập nhật để đối phó với chủng virus mới tuy nhiên một loại vaccine mới chỉ có thể được ra mắt vào mùa thu tới.
Mặc dù ngay cả các nước giàu cũng không sớm được nhận vaccine, ít nhất họ đã đảm bảo được nguồn cung. Hầu hết các nước này đặt mục tiêu tiêm phòng cho người cao tuổi vào cuối mùa hè mặc dù sự lây lan của các chủng mới có thể làm chậm quá trình này.
Các nước phát triển đã thu mua 57% số vaccine hiện nay trong khi dân số tại các nước này chỉ chiếm 18% dân số toàn cầu.
Dữ liệu của Đại học Duke cho thấy Canada đã mua gấp 6 lần số liều vaccine cần thiết, Anh và Mỹ mua gấp 4 lần, và Liên minh châu Âu mua gấp 3 lần, với lựa chọn được mua bổ sung trong tương lai. Chính phủ các nước giàu cũng kỳ vọng mua các loại vaccine mới hiệu quả hơn trong việc phòng tránh các chủng virus mới.
Đây sẽ là một bài toán khó dành cho các nước nghèo. Seth Berkey, Giám đốc điều hành của GAVI, một liên minh vaccine và đối tác khác của Covax, dự tính sản lượng vaccine ngừa Covid-19 toàn cầu trong năm 2021 từ 6-7 tỷ liều. Với hầu hết các loại vaccine phải cần tới 2 liều để phát huy tác dụng, điều này có nghĩa chưa tới một nửa dân số thế giới có thể được tiêm phòng trong năm nay.
Các nước thu nhập thấp vốn không có nguồn lực để mua vaccine sau quá trình thử nghiệm mới chỉ mua được chưa tới 9% trong các hợp đồng được biết. Một số nước như Nepal đã yêu cầu người dân góp tiền cho quỹ mua vaccine. Các thành viên của Liên minh châu Phi đã cùng chung tay để gia tăng sức mua của mình. Pakistan và một số nước khác đã cho phép thử nghiệm vaccine trong nước để đổi lại việc được ưu đãi tiếp cận vaccine.
Các quốc gia đang phát triển cũng đã tìm kiếm sự hỗ trợ của Nga, Trung Quốc và Ấn Độ vốn đang sử dụng nguồn vaccine tự sản xuất được để làm ngoại giao với một số nước khác. Nguồn cung từ các quốc gia này tới rất chậm trong khi thiệt hại về người và kinh tế đang gia tăng.
Hỗ trợ từ các tổ chức tài chính như IMF và Ngân hàng thế giới và chính sách tiền tệ mở rộng ở Mỹ và châu Âu đã giúp nhiều nước nghèo trong bối cảnh nguồn thu cạn kiện trong năm 2020. Trong vài tuần qua, một số chính phủ bao gồm Ethiopia và Chad, đã bắt đầu thắt lưng buộc bụng với sức ép từ các khoản nợ, và cho biết sẽ phải tìm kiếm sự trợ giúp từ các tổ chức tín dụng.
Standard & Poor’s dự báo vào cuối năm 2021, nợ chính phủ nói chung đối với 60 nền kinh tế đang nổi lớn nhất sẽ là 15,5% so với mức của năm 2019. IMF hồi tháng 01/2021 cho biết một số nước đang phát triển có khoản nợ lớn bắt đầu gặp khó khăn hơn trong vay tài chính để hỗ trợ ứng phó với dịch bệnh.
Tại Nam Phi, các biện pháp hỗ trợ cá nhân và doanh nghiệp sẽ kết thúc trong những tháng tới trong khi các chuyên gia cảnh báo rằng nếu không tiêm chủng quy mô lớn, nước này cần chuẩn bị cho các đợt lây nhiễm mới khi mùa Đông chuẩn bị tới và các hoạt động du lịch quốc tế có thể sẽ sớm được nối lại./.
Bulgaria nới lỏng quy định phòng dịch COVID-19
Nhà chức trách Bulgaria ngày 23/1 cho biết nước này sẽ nới lỏng một số biện pháp hạn chế từ ngày 4/2 tới, dù các nhà hàng sẽ vẫn phải đóng cửa do còn nhiều lo ngại về biến thể mới của virus SARS-CoV-2.
Người dân xếp hàng chờ đăng ký thất nghiệp tại một văn phòng lao động ở Sofia, Bulgaria, ngày 6/4/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, Bulgaria đã áp đặt nhiều biện pháp hạn chế từ cuối tháng 11/2020 sau khi số ca nhiễm COVID-19 tăng mạnh.
Thủ tướng Boyko Borissov cho biết học sinh trường phổ thông cơ sở sẽ được đến lớp học trực tiếp theo một chế độ đặc biệt từ tháng 2 và cũng sẽ được tham gia các hoạt động ngoại khóa và thể thao. Phát biểu trong một chuyến thị sát tại thị trấn Slivnitsa, miền Tây Bulgaria, ông Borissov khẳng định giáo dục, văn hóa và đào tạo cần phải đặt cân bằng với sức khỏe.
Bulgaria đã mở lại trường tiểu học và mẫu giáo từ đầu tháng 1. Tuy nhiên, chính phủ trung hữu phản đối các kế hoạch cho phép nhà hàng, quán cà phê mở cửa trở lại do vẫn còn nhiều lo ngại về biến thể mới có khả năng lây nhiễm nhanh hơn.
Theo Bộ trưởng Y tế Kostadin Angelov, đến nay Bulgaria đã ghi nhận 8 ca nhiễm biến thể mới được phát hiện ở Anh. Theo ông Angelov, tin đáng mừng duy nhất là vaccine hiện nay có thể ngừa được biến thể virus này. Ông cũng cho biết thêm rằng giới chức y tế sẽ giám sát kỹ tình hình trong hai tuần tới trước khi quyết định có tiếp tục nới lỏng các biện pháp phòng dịch hay không.
* Tại Anh, các bộ trưởng sẽ nhóm họp vào ngày 25/1 và thảo luận về khả năng siết chặt các biện pháp hạn chế đi lại, có thể yêu cầu người nhập cảnh phải cách ly tại khách sạn.
Phát biểu tại họp báo, Thủ tướng Boris Johnson cho biết Anh có thể cần thực thi thêm các biện pháp nhằm bảo vệ biên giới khỏi biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Các biện pháp hiện nay cấm hầu hết khách quốc tế, trong khi quy định mới áp dụng đầu tháng 1 yêu cầu người nhập cảnh phải cung cấp kết quả xét nghiệm âm tính với virus trước khi khởi hành. Chính phủ Anh cũng đang cân nhắc bắt buộc người nhập cảnh phải cách ly 10 ngày tại một khách sạn và phải tự chi trả cho việc này.
Các quy định siết chặt tại biên giới được cho là sẽ "giáng thêm một đòn" vào ngành hàng không và lữ hành, vốn đã chịu những tác động lớn về tài chính trong gần một năm qua. Tại England, yêu cầu cách ly 10 ngày có thể được giảm bớt nếu du khách có kết quả xét nghiệm âm tính sau 5 ngày. Tuy nhiên, tại Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland có những quy định khách nhau về việc này.
* Tại Bồ Đào Nha, cử tri sẽ tham gia bỏ phiếu bầu tổng thống vào ngày 24/1 trong bối cảnh dịch diễn biến phức tạp, khiến nhiều người lo ngại có thể làm gia tăng số ca nhiễm cũng như khả năng tỷ lệ tham gia bỏ phiếu thấp.
Đất nước 10 triệu dân này hiện đang có số ca nhiễm và tử vong trung bình trên 1 triệu dân cao thứ 7 thế giới. Trong một cuộc thăm dò dư luận do viện ISC/ISCTE thực hiện gần 2/3 cử tri cho rằng nên hoãn bầu cử.
Thăm dò cũng cho thấy Tổng thống đương nhiệm Marcelo Rebelo de Sousa của đảng Dân chủ Xã hội trung hữu nhiều khả năng sẽ chiến thắng dễ dàng và ứng cử viên cánh tả Ana Gomes có thể về thứ hai với 13,5- 14,5% phiếu ủng hộ, trong khi lãnh đạo đảng cực hữu Chega Andre Ventura sẽ bám sát với 10 - 12,5%.
Singapore thắt chặt các biện pháp đối phó với dịch COVID-19 Sau gần một tháng bước vào giai đoạn 3 mở cửa trở lại, Singapore đã ghi nhận số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 trong cộng đồng gia tăng, với 22 ca trong tuần qua, tăng mạnh so với chỉ 3 ca/tuần trước đó. Nhân viên y tế lấy mẫu dịch xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Singapore. Ảnh: AFP/TTXVN Số...