Dịch COVID-19 có dẫn đến thảm họa kinh tế toàn cầu?
Thứ nhất, dịch bệnh không chỉ giới hạn ở Trung Quốc mà đã làn ra khắp toàn cầu. Thứ hai, dịch bệnh còn lâu mới kết thúc, kèm những hậu quả nghiêm trọng mà các chính trị gia không nhận thấy.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: THX/TTXVN
Nhà kinh tế học người Mỹ Nouriel Roubini đã có những dự đoán đáng chú ý về hậu quả của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, trong đó nhận định thị trường chứng khoán thế giới sẽ sụt giảm 30-40% và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không thể tái cử.
Roubini, một trong số nhà kinh tế học xuất sắc và cũng bí ẩn nhất trên thế giới, từng dự đoán chính xác về sự nổ bong bóng bất động sản ở Mỹ bên cạnh cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, cùng các biện pháp thắt lưng buộc bụng đối với một Hy Lạp ngập trong núi nợ.
Roubini nổi tiếng với những tiên lượng táo bạo và giờ đây ông lại có một dự đoán khác. Ông tin rằng virus SARS-CoV-2 sẽ dẫn đến thảm họa kinh tế toàn cầu và hậu quả là Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không thể tái cử. Tạp chí Spiegel (Tấm gương) của Đức ngày 27/2 có bài phỏng vấn ông Roubini, với nội dung như sau:
Về sự nghiêm trọng của dịch COVID-19 đối với Trung Quốc và nền kinh tế thế giới, ông Roubini cho rằng khủng hoảng sẽ khiến thị trường chứng khoán thế giới sụt giảm 30-40%, và tác động nghiêm trọng hơn nhiều dự đoán của các nhà đầu tư đối với kinh tế Trung Quốc và phần còn lại của thế giới, bởi 4 lý do.
Thứ nhất, dịch bệnh không chỉ giới hạn ở Trung Quốc mà đã làn ra khắp toàn cầu. Thứ hai, dịch bệnh còn lâu mới kết thúc, kèm những hậu quả nghiêm trọng mà các chính trị gia không nhận thấy.
Theo chuyên gia này, châu Âu sợ phải đóng cửa biên giới và đó là một sai lầm lớn. Năm 2016, để đối phó với cuộc khủng hoảng người tị nạn, khu vực biên giới mở Schengen thực tế đã bị đóng lại, nhưng tình hình hiện nay thậm chí còn tồi tệ hơn. Ông Roubini cho rằng nên đóng biên giới Italy càng sớm càng tốt, bởi tình hình tồi tệ hơn nhiều so với việc 1 triệu người tị nạn kéo đến châu Âu.
Video đang HOT
Thứ ba, mọi người đều tin đó sẽ là một cuộc suy thoái hình chữ V, nhưng họ lại không hiểu mình đang nói gì mà thích tin vào phép màu. Hãy làm một phép tính đơn giản: Nếu nền kinh tế Trung Quốc sụt giảm 2% trong quý I/2020, thì nước này cần đạt tăng trưởng 8% trong ba quý sau đó để có thể đạt tốc độ tăng trưởng 6% trong cả năm như dự kiến trước khi bùng phát dịch bệnh.
Nếu tăng trưởng chỉ là 6% từ quý II trở đi, một kịch bản được xem là thực tế hơn, nền kinh tế Trung Quốc sẽ chỉ tăng trưởng 2,5-4% trong cả năm nay. Tỷ lệ này về cơ bản có nghĩa là Trung Quốc bị suy thoái và đó là một cú sốc với thế giới. Thứ tư, mọi người đều nghĩ rằng các nhà hoạch định chính sách sẽ phản ứng nhanh chóng, nhưng điều đó cũng không đúng.
Các thị trường thì hoàn toàn ảo tưởng. Hãy nhìn vào chính sách tài khóa: Bạn chỉ có thể thực hiện các công cụ tài chính ở một số quốc gia như Đức, bởi các quốc gia khác như Italy không có bất kỳ dư lượng nào để thực hiện như vậy.
Tuy nhiên, ngay cả khi bạn làm một điều gì đó, thì tiến trình chính trị đòi hỏi rất nhiều cuộc thương lượng và đàm phán. Phải mất 6 đến 9 tháng, đó là quãng thời gian quá dài. Sự thật là châu Âu lẽ ra đã cần kích thích tài khóa ngay cả khi không có khủng hoảng COVID-19. Italy đã ở bên bờ vực suy thoái, cũng giống như Đức.
Trong khi đó, các chính trị gia Đức thậm chí chưa nghĩ về gói kích thích, mặc dù nước này có nhiều quan hệ với Trung Quốc. Phản ứng chính trị như một trò đùa và các chính trị gia thường đi sau. Khủng hoảng rồi sẽ đến và kết cục là một thảm họa.
Về vai trò của các ngân hàng trung ương, ông Roubini nhận xét các ngân hàng trung ương tất nhiên có thể hạ lãi suất tiền gửi hơn nữa để kích thích vay mượn, nhưng điều đó sẽ không thể giúp thị trường hơn một tuần.
Cuộc khủng hoảng này là một cú sốc nguồn cung mà không thể đối phó bằng chính sách tài chính hay tiền tệ. Theo ông, cần một giải pháp y tế cho khủng hoảng. Các biện pháp tài chính và tiền tệ không giúp ích gì khi mọi người không đủ thực phẩm và nước uống.
Nếu cú sốc dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu, mọi người sẽ đối mặt với khủng hoảng tài chính, vì mức nợ đã tăng lên và thị trường nhà đất ở Mỹ đang trải qua một bong bóng giống như năm 2007.
Ông Roubini cũng cho rằng khi dịch COVID-19 gõ cửa nước Mỹ, mọi thứ sẽ thay đổi, bởi không thể xây dựng một bức tường chắn trên trời. Ví dụ như ở New York, mọi người hầu như không đến nhà hàng, rạp chiếu phim hoặc nhà hát, mặc dù cho đến nay chưa có ai bị nhiễm virus. Nhưng nếu virus đến, mọi thứ sẽ khác.
Ông Donald Trump sẽ không thể tái cử, đó là điều chắc chắn. Thêm lý do cho điều này là bởi đang có một nguy cơ đáng kể về cuộc chiến giữa Mỹ và Iran. Căng thẳng sẽ đẩy giá dầu tăng cao và chắc chắn sẽ khiến ông Trump thất bại trong cuộc bầu cử sắp tới./.
Mạnh Hùng
(Theo TTXVN tại Berlin)
IMF sẽ hỗ trợ 50 tỷ USD cho các nước bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19
Bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho biết quỹ này sẽ viện trợ 50 tỷ USD cho các quốc gia nhằm ứng phó lại dịch Covid-19.
CNBC đưa tin, Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) - bà Kristalina Georgieva cho biết IMF sẽ viện trợ 50 tỷ USD cho việc ứng phó với dịch Covid-19 đang lây lan nhanh chóng trên khắp thế giới, đặc biệt giúp đỡ các quốc gia dễ bị tổn hại nhất.
Tại buổi họp báo chung với Chủ tịch WB - David Malpass, bà Kristalina Georgieva nêu rõ, 1/3 số thành viên của IMF bị ảnh hưởng trực tiếp của dịch Covid-19, và đây không còn là vấn đề khu vực mà là vấn đề toàn cầu, đòi hỏi phải có ứng phó toàn cầu.
Cũng theo đại diện IMF, hiện quỹ này đã dành 50 tỷ USD thông qua các cơ chế cung cấp tài chính khẩn cấp giải ngân nhanh đối với các nước có thu nhập thấp hoặc là thị trường mới nổi, trong đó 10 tỷ USD dành để hỗ trợ không lãi suất cho những nước nghèo nhất.
Bà Kristalina Georgieva - Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
Bà Kristalina Georgieva nhấn mạnh: "Thách thức lớn nhất đối với chúng ta hiện nay là xử lý tình huống không chắc chắn. Chúng ta biết rằng dịch bệnh Covid-19 cuối cùng sẽ bị đẩy lùi, song không biết điều đó sẽ diễn ra nhanh hay chậm".
Trước tình hình hiện nay, bà Georgieva đặc biệt nhấn mạnh về những thách thức mà các quốc gia có hệ thống y tế, năng lực ứng phó kém trong bối cảnh dịch bệnh lanh rộng. Qua đó, bà kêu gọi một cơ chế phối hợp toàn cầu để ứng phó với Covid-19.
Không chỉ IMF, WB cũng cho biết sẽ cung cấp gói tài chính ban đầu trị giá 12 tỷ USD để "hỗ trợ ngay lập tức" các nước đang phải đối phó với những tác động về kinh tế và sức khỏe do dịch bệnh Covid-19.
Cụ thể, Chủ tịch WB David Malpass nêu rõ: "Những gì WB đang làm là phối hợp nhằm phản ứng linh hoạt và nhanh chóng dựa trên nhu cầu của các nước đang phát triển".
Sự hỗ trợ sẽ bao gồm cả cung cấp tài chính khẩn cấp, tư vấn chính sách và hỗ trợ kỹ thuật, trong đó đặc biệt ưu tiên các nước nghèo nhất cũng như các nước năng lực yếu kém và có nguy cơ cao bị tổn hại.
Thảo Nguyên
(Theo CNBC)
Ngân hàng đương đầu với dịch Covid-19: Nỗi lo nợ xấu gia tăng Trong năm 2019, tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng đã giảm hơn so với năm 2018. Đây là tiền đề đáng mừng để ngành ngân hàng "thênh thang" bước vào năm 2020. Tuy nhiên, với tình hình dich bệnh phức tạp cũng như sự giảm tốc của kinh tế toàn cầu, nỗi lo nợ xấu gia tăng lại trở về...