Dịch Covid-19: Chưa có dấu hiệu ngừng lại, số ca tử vong tại Nam Phi có thể lên tới 50.000 người
Số ca tử vong do dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 tại Nam Phi có thể lên tới 50.000 ca.
Trong khi số ca nhiễm có thể lên tới 3 triệu ca vào cuối năm nay khi Nam bán cầu đón mùa Đông tới (từ tháng 6 tới tháng 8), tạo điều kiện thuận lợi cho virus SARS-CoV-2 lây lan.
Nam Phi hiện có số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 cao nhất châu Phi. (Nguồn: AP)
Ngày 21/5, các nhà khoa học và thống kê được Bộ Y tế Nam Phi tuyển dụng để xây dựng mô hình khoa học về sự lây lan của dịch Covid-19 cho biết số ca tử vong có thể rơi vào khoảng 35.000 tới 50.000 ca vào tháng 11 tới.
Cũng theo các mô hình khoa học này, có tính tới kịch bản xấu nhất và lạc quan nhất, tới tháng 11, nước này sẽ có tới 3 triệu ca mắc, trong khi nhu cầu giường bệnh sẽ đạt đỉnh 45.000 giường, gấp khoảng 10 lần so với số giường bệnh sẵn có hiện nay dành cho các bệnh nhân cần chăm sóc đặc biệt.
Một trong những mô hình cho thấy lệnh phong tỏa đã làm giảm 60% tỷ lệ nhiễm bệnh, trong khi con số này là 30% khi các biện pháp hạn chế được nới lỏng kể từ đầu tháng 5.
Phát biểu khi trình bày mô hình khoa học trên truyền hình, chuyên gia Harry Moultrie cho rằng Nam Phi vẫn chưa thực sự qua đỉnh dịch. Một số quan ngại khác đang nổi lên là việc chỉ tập trung giải quyết dịch Covid-19 có thể gây phương hại cho các lĩnh vực khác như cuộc chiến chống HIV và bệnh lao phổi.
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Zweli Mkhize nhấn mạnh lệnh phong tỏa có “giá trị đặc biệt” khi giúp tạo ra rào cản ngăn chặn virus “di chuyển” và lây lan. Hiện Nam Phi đang nỗ lực từng bước nới lỏng lệnh phong tỏa với cách tiếp cận đã cân nhắc những rủi ro.
Nam Phi hiện có số ca nhiễm và tử vong do Covid-19 cao nhất “lục địa đen”, với hơn 18.000 ca nhiễm và 339 ca tử vong. Lệnh phong tỏa toàn quốc, vốn đã bước sang tuần thứ 6, đã phần nào phát huy hiệu quả giúp làm chậm đà lây lan của dịch bệnh.
Từ lễ hội carnival tới những ngôi mộ tập thể - Brazil thành "điểm nóng" mới nhất của dịch Covid-19
Với số ca tử vong lớn thứ 6 thế giới, Brazil đang nổi lên như một điểm nóng về dịch Covid-19.
Video đang HOT
Nhưng trong lúc nhiều người lo ngại rằng nước này sẽ có hàng nghìn người chết vì virus corona mới, Tổng thống Brazil Jair Bolosnaro chưa bao giờ ra lệnh phong tỏa toàn quốc. Những hình ảnh dưới đây phản ánh 'vết trượt' của Brazil khiến họ trở thành một trong những quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nặng nhất của đại dịch.
Trong khi nhiều quốc gia bắt đầu dỡ bỏ các biện pháp hạn chế khi số ca nhiễm Covid-19 giảm mạnh, Brazil nhanh chóng nổi lên như một điểm nóng mới của đại dịch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tâm dịch đang là châu Mỹ.
Brazil ngày 12-5 đã ghi nhận ngày chết chóc nhất với 881 trường hợp tử vong. Hiện quốc gia Nam Mỹ này đã ghi nhận hơn 190.000 ca nhiễm Covid-19. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, con số thực tế có thể cao hơn 15 lần so với báo cáo
Brazil có ca nhiễm Covid-19 đầu tiên hôm 16-3, nhưng rất khó biết chính xác số ca nhiễm thực tế cho đến hiện nay bởi nước này chỉ xét nghiệm những người phải vào bệnh viện.
Virus SARS-CoV-2 dường như đã xâm nhập vào nước này từ những người đi du lịch đến châu Âu và Mỹ trong các ngày lễ hồi đầu tháng 2-2020.
Tại thời điểm đại dịch đã lan ra 20 quốc gia hồi cuối tháng 2-2020, Brazil vẫn tiếp tục tổ chức lễ hội carnival hàng năm, với đông đảo người dân tham gia trong nhiều ngày.
Các ca lây nhiễm Covid-19 ban đầu được phát hiện ở các khu dân cư giàu có của các thành phố lớn. Nhưng chỉ vài tuần sau, virus đã xâm nhập vào khu vực nghèo nhất của Brazil - khu ổ chuột.
Với những ngôi nhà chật chội, những hộ đông người và ít không gian công cộng, việc thực hiện giãn cách xã hội thực sự khó khăn ở nhiều khu ổ chuột của Brazil. Bên cạnh đó là vấn đề nhận thức. Nhiều người nghèo nghĩ đó chỉ là bệnh nhà giàu, sẽ không ảnh hưởng đến họ
Đầu tháng 4-2020, các quan chức y tế Brazil đã xác nhận rằng Covid-19 thậm chí đã lan đến bộ lạc Yanomami ở vùng xa xôi hẻo lánh ở Amazon. Bộ lạc Yanomami được coi là bộ lạc sống biệt lập lớn nhất Nam Mỹ.
Hiện tại, các bệnh viện, nhà xác và nghĩa trang trên cả nước đã quá tải trong khi số ca nhiễm mới vẫn cứ gia tăng. Nhiều thành phố lớn đã phải thiết lập bệnh viện dã chiến tại nhà thi đấu thể thao để có thêm giường cho bệnh nhân
Trong khi đó, Tổng thống Jair Bolsonaro đã liên tục hạ thấp mối đe dọa của virus, gọi đó là "bệnh cúm nhỏ" và công khai bác bỏ các biện pháp kiểm dịch và cách ly xã hội.
Vào tháng 3-2020, ông Jair Bolsonaro đã gây phẫn nộ trên phương tiện truyền thông xã hội khi trả lời câu hỏi của phóng viên về số người chết tăng cao: "Vậy thì sao? Tôi xin lỗi. Bạn muốn tôi làm gì?".
Tổng thống Bolsonaro không có ý định phong tỏa toàn quốc, nhưng ở nhiều nơi, các thị trưởng thành phố và thống đốc bang đã từng bước đóng cửa trường học doanh nghiệp và hạn chế di chuyển.
Tuy nhiên, hầu hết lãnh đạo địa phương chưa áp đặt các lệnh ở nhà bắt buộc. Ông Davi Alcolumbre, Chủ tịch Thượng viện Brazil bày tỏ cần "sự lãnh đạo nghiêm túc, có trách nhiệm" trong những lúc như thế này
Ủng hộ quan điểm của Tổng thống, một số người đã tuần hành đề nghị dỡ bỏ hạn chế đi lại vốn được đưa ra để ngăn chặn sự lây lan của đại dịch
Những cuộc tuần hành này đôi khi có sự tham gia của ông Bolsonaro, người đã ca ngợi họ là "những người yêu nước" vì đã bảo vệ các quyền tự do cá nhân
Nhưng Tổng thống Jair Bolsonaro cũng bị chỉ trích nặng nề. Chính đội ngũ nhân viên y tế gồm các y tá và bác sĩ đã tổ chức biểu tình, cho rằng nhiều đồng nghiệp của họ mất mạng vì không được bảo vệ bởi các chính sách đúng đắn
Với hơn 13.000 ca tử vong vì Covid-19 cho đến nay, Brazil hiện là quốc gia đứng thứ 6 trên thế giới về số người chết được ghi nhận trong đại dịch.
Cảnh người dân thế giới sống chung với COVID-19 Hoạt động thường ngày của người dân nhiều quốc gia trên thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch COVID-19 đang dần được khôi phục trở lại. Hình ảnh Monica Samudio, 46 tuổi, có chồng là ông Garcia Garcia, 51 tuổi, qua đời vì COVID-19, được phản chiếu trong cửa sổ ở căn hộ mới tại Mexico City, Mexico ngày 29/4. Samudio...